Chuyên gia: Không loại trừ Australia và Mỹ phản ứng gay gắt với thỏa thuận Trung Quốc và QĐ Solomon

© AFP 2023 / Eskinder Debebe Quần đảo Solomon
Quần đảo Solomon - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.05.2022
Đăng ký
Australia tiếp tục leo thang tình hình xung quanh thỏa thuận giữa Trung Quốc và quần đảo Solomon. Khối AUKUS có thể được sử dụng để phóng chiếu lực lượng vào Quần đảo Solomon. Chính sách hiện tại của Thủ tướng Australia đối với Trung Quốc có thể khiến ông ta thất bại trong cuộc bầu cử sắp tới.
Thủ tướng Australia Scott Morrison kêu gọi giữ bình tĩnh và tập trung trước những lo ngại của quần đảo Solomon về mối đe dọa "xâm lược" sau khi ký thỏa thuận an ninh với Trung Quốc. Ông Scott Morrison đã nói điều này hôm thứ Năm tại Sydney trong cuộc họp báo.

Cảnh báo can thiệp quân sự

Trước đó, hôm thứ Ba, Thủ tướng Manasseh Sogaware của Quần đảo Solomon nói với Quốc hội rằng đất nước ông bị "cảnh báo quân sự" nếu lợi ích của các nước khác bị phá hoại. "Chúng ta có nguy cơ bị tấn công. Và điều này là nghiêm trọng” - Thủ tướng nói khi phát biểu trước quốc hội, Agence France-Presse đưa tin.
Ông Manasseh Sogavare không nêu tên các quốc gia đe dọa trừng phạt Quần đảo Solomon vì thỏa thuận hợp tác an ninh với Trung Quốc. Tuy nhiên, ngày 22 tháng 4, sau khi phái đoàn cấp cao của Mỹ thăm Quần đảo Solomon, Nhà Trắng tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ đáp trả tương ứng nếu căn cứ quân sự của Trung Quốc được triển khai ở đó. Đáp lại, Thủ tướng Quần đảo Solomon đảm bảo với phía Mỹ "sẽ không có căn cứ quân sự, không có sự hiện diện lâu dài, không có cơ hội cho sự phóng chiếu lực lượng."
Thủ tướng Quần đảo Solomon Manasseh Sogaware và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường xem Bộ trưởng Ngoại giao Quần đảo Solomon Jeremiah Manele (trái) và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ký các văn kiện tại Bắc Kinh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.04.2022
Quần đảo Solomon: Thành công của Trung Quốc và thất bại trong ngoại giao của Australia
Ông Dmitry Mosyakov, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, Australia và Châu Đại Dương của Viện Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho biết, trong khi đó, chưa loại trừ khả năng Mỹ và Australia phản ứng mạnh mẽ đối trước thỏa thuận Quần đảo Solomon với Trung Quốc:

“Dù sao thì lời cảnh báo đối với quần đảo Solomon cũng đã được công bố, họ nhận thức được hậu quả. Thủ tướng Australia kêu gọi phản ứng bình tĩnh trước tình hình có thể có hiểu là Australia và Mỹ sẽ theo dõi việc thực hiện thỏa thuận với Trung Quốc. Tức là tình hình tạm thời dừng lại. Nếu chính quyền Quần đảo Solomon không chú ý đến cảnh báo và dựa vào sự hỗ trợ an ninh của Trung Quốc thì sẽ có một tình huống xảy ra. Nếu nước này phần nào “hạ nhiệt” quan hệ với Trung Quốc, từ chối các khoản vay cho mục đích phát triển, thì tình hình sẽ khác. Nhưng dù sao đi nữa, Australia sẽ cố gắng hoặc giải tán chính phủ Quần đảo Solomon hiện nay càng sớm càng tốt, hoặc tổ chức một cuộc khủng hoảng chính phủ nào đó. Họ có những cơ hội và đòn bẩy ảnh hưởng kinh tế khác nhau, kể cả trong lĩnh vực cung cấp hạn ngạch lao động từ Quần đảo Solomon”.

Chuyên gia Dmitry Mosyakov lý giải phản ứng bốc đồng của Washington đối với hành vi của quần đảo Solomon là do căng thẳng ngày càng gia tăng trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc.

“Quan hệ Trung - Mỹ đang rất căng thẳng, vì vậy không thể loại trừ khả năng khối quân sự AUKUS sẽ tham gia vào sự hợp tác của Trung Quốc với Quần đảo Solomon. Bản thân quần đảo Solomon có thể trở thành khu vực đầu tiên mà khối quân sự này sẽ sử dụng lực lượng của mình, điểm đầu tiên mà khối này sẵn sàng làm đối trọng, chống lại các lợi ích và ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại khu vực này. Chúng ta có thể quan sát ý nghĩa của thỏa thuận AUKUS qua ví dụ Quần đảo Solomon” – ông Dmitry Mosyakov nói.

Úc, Sydney - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.04.2022
Chính quyền Úc: Căn cứ của Trung Quốc ở quần đảo Solomon sẽ là "lằn ranh đỏ"
Trong khi đó, thỏa thuận giữa Trung Quốc và quần đảo Solomon là một hành động hợp tác quốc tế bình thường giữa hai quốc gia có chủ quyền, không nhằm chống bên thứ ba, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Australia tại Đại học Sư phạm Hoa Đông, Giáo sư Chen Hong lưu ý về điều này trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.
Căng thẳng xung quanh hợp tác an ninh Trung Quốc-Quần đảo Solomon là hệ quả tham vọng địa chính trị của Australia trong khu vực, được Mỹ khuyến khích, chuyên gia Chen Hong nói.

Sự cuồng loạn chống Trung Quốc

Thông tin sai lệch trong bối cảnh cuồng loạn chống Trung Quốc nói chung ở Australia đã khiến 71% cử tri Australia lo ngại về thỏa thuận giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon. Điều này thể hiện qua kết quả cuộc khảo sát do Sydney Morning Herald công bố. Đồng thời, đòn chỉ trích chính của dư luận rơi vào chính phủ, vốn không thể xây dựng quan hệ bình thường với đối tác kinh tế chính của Australia là Trung Quốc, hoặc với các nước láng giềng gần nhất trong khu vực - các quốc đảo phía Nam Thái Bình Dương. Rất có thể cuối cùng, những “chiêu trò” chống Trung Quốc của Scott Morrison có thể khiến ông mất chiếc ghế Thủ tướng trong cuộc tổng tuyển cử ngày 21 tháng 5 sắp tới.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала