Nêu tên các quốc gia đang chịu sức ép của đồng đô la

CC0 / Pixabay / Đô la Mỹ
Đô la Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.05.2022
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Ngay sau khi Hoa Kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ, các thị trường mới nổi đã bắt đầu cảm nhận thấy những tác động tiêu cực, bà Olga Belenkaya, trưởng nhóm phân tích kinh tế vĩ mô tại tập đoàn FG Finam chia sẻ với hãng tin Prime.
Việc đầu tư vào thị trường Mỹ với lãi suất được FED tăng cao đang trở nên hấp dẫn hơn, và vốn từ các thị trường mới nổi sẽ đổ vào Mỹ. Đồng USD đang mạnh lên so với các đồng tiền khác, trong khi đó điều kiện tài chính trên thị trường các quốc gia khác lại trở nên khó khăn hơn, chuyên gia giải thích.
Đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong hoàn cảnh này là các quốc gia có mức độ phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài cao hơn so với các quốc gia có nền kinh tế phát triển, đồng thời lại có mức nợ công khá cao. Những nước đó thường xuất hiện tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai, mà trong bối cảnh giá cả chung trên toàn cầu gia tăng thì tình trạng đó có thể trầm trọng hơn ở những nước phải nhập khẩu năng lượng và lương thực”, người đối thoại phân tích tiếp.
Biểu đồ giảm giá đô la - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.03.2022
Nhà kinh tế học mô tả hậu quả của việc Mỹ từ chối cung cấp đô la tiền mặt vào Nga

“Điều kiện xuất khẩu cũng đang xấu đi. Cụ thể, nếu vào đầu năm người ta cho rằng việc bình thường hóa chính sách tín dụng-tiền tệ của các ngân hàng trung ương trên thế giới sẽ được bù đắp bởi sự tăng trưởng tương đối mạnh của nền kinh tế toàn cầu đang trỗi dậy sau đại dịch, thì hiện nay triển vọng kinh tế toàn cầu, ít nhất cho năm nay, có vẻ tệ hơn nhiều”, - bà Belenkaya giải thích.

Bà xếp Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina, Ai Cập và Nam Phi vào nhóm các nền kinh tế dễ bị tổn thương nhất về giá trị các khoản vay bằng đồng USD.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала