Vị thế của đồng tiền Việt nay đã khác

© Depositphotos.com / Henning Marquardt2.000 đồng
2.000 đồng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.05.2022
Đăng ký
Theo các chuyên gia tài chính, ngân hàng, vị thế của đồng tiền Việt (Đồng Việt Nam - VND) đã khác so với trước đây, bất chấp ảnh hưởng từ thương chiến Mỹ - Trung đến xung đột Nga – Ukraina hay việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất.
Tuy nhiên, để tránh các rủi ro tác động lên tỷ giá và nền kinh tế, chuyên gia khuyến nghị, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ linh hoạt, chính sách tài khóa, điều hành tỷ giá hợp lý, vừa tránh bị Mỹ cáo buộc thao túng tiền tệ, vừa nhằm ổn định kinh tế vĩ mô.

Fed tăng lãi suất khó làm Việt Nam ‘bẻ lái’ chính sách tiền tệ

Như Sputnik đã thông tin, tuần rồi, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định nâng lãi suất ở mức cao lịch sử trong vòng 2 thập kỷ qua và giảm quy mô tài sản nắm giữ ở mức cao kỷ lục.
Tuy nhiên, quyết sách của Fed khó làm “bẻ lái” chính sách tiền tệ của Việt Nam.
Động thái được dự báo trước này của Fed nhằm để kiềm chế lạm phát nhưng vẫn không để kinh tế rơi vào suy thoái trầm trọng vì những cú sốc trên thị trường.
Theo đó, Fed đã quyết định nâng lãi suất cơ bản thêm 50 điểm cơ bản trong phiên họp chính sách tháng 5/2022, đưa lãi suất cơ bản của lên mức 0,75 – 1,0%.
Cần nhắc lại, đây là lần đầu tiên trong vòng 20 năm Fed nâng 50 điểm cơ bản trong một phiên họp. Đặc biệt, đây cũng là lần thứ 2 liên tiếp Fed nâng lãi suất sau 2 năm liên tục hạ lãi suất xuống mức gần 0% để hỗ trợ nền kinh tế Hoa Kỳ bị ảnh hưởng bởi đại dịch bệnh.
Chủ tịch của Fed Jerome Powe thông tin sau phiên họp nhấn mạnh, Fed có thể sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong các cuộc họp sắp tới.
Quan điểm của Ủy ban thị trường mở Fed là có thể tiếp tục nâng lãi suất 50 điểm cơ bản tại các cuộc họp kế tiếp, hiện Fed chưa cân nhắc nâng lãi suất 75 điểm cơ bản. Dự báo của CME Group cho thấy, thị trường kỳ vọng Fed sẽ nâng lên 3-3,25% vào cuối năm 2022.
Ngoài việc nâng lãi suất, Fed cho biết sẽ giảm quy mô tài sản trên bảng cân đối kế toán, hiện đang ở mức cao kỷ lục 9.000 tỷ USD.
Mặc dù vậy, mức độ cắt giảm quy mô tài sản trên bảng cân đối kế toán sẽ diễn ra ở mức chậm hơn kỳ vọng của thị trường. Cụ thể, từ đầu tháng 6/2022, Fed sẽ giảm 30 tỷ USD trái phiếu Chính phủ Mỹ và 17,5 tỷ USD chứng khoán đảm bảo bằng khoản thế chấp mỗi tháng. Sau 3 tháng, nhịp độ sẽ nâng lên tương ứng thành 60 tỷ USD và 35 tỷ USD.
Theo các chuyên gia, Fed đưa ra tín hiệu để thị trường hiểu rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đang có cách tiếp cận thận trọng hơn trong việc kiềm chế lạm phát và cũng tránh gây ra suy thoái kinh tế; trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraina tiếp tục diễn, đồng thời chính sách Xero covid của Trung Quốc đang giảm đà phục hồi kinh tế thế giới nói chung.
Rất nhiều người cho rằng, việc Fed tăng lãi suất sẽ là một “cú giáng mạnh” cho đồng Việt Nam cũng như nhiều tiền tệ khác trên thế giới, hoặc làm tỷ giá USD/VND biến động dữ dội, trên thực tế, động thái của Fed chưa tác động đến diễn biến tỷ giá Đô la Mỹ/ đồng Việt Nam do hai nguyên nhân cơ bản.
Đầu tiên, mức tăng 0,5% của Fed đã được thị trường dự báo từ trước. Hay như việc Fed giảm quy mô cân đối tài sản cũng không phải chuyện mới. Bất ngờ chỉ xảy ra khi cơ quan này nâng mức tăng từ 0,5% lên 0,75% nhưng điều này hiện chưa xảy ra.
Áp lực của thị trường ngoại hối đã xuất hiện trong vòng 3-4 tuần trở lại đây. Ngân hàng Nhà nước cũng đã buộc phải sử dụng công cụ bán ngoại tệ kỳ hạn 3 tháng nhằm hỗ trợ thanh khoản USD. Đây là lần đầu tiên nhà điều hành sử dụng công cụ này từ giữa năm 2018 đến nay.
Tiếp đó, đồng Việt Nam nhận được sự hỗ trợ từ nguồn cung USD khá dồi dào. Điển hình như cán cân thương mại ước tính xuất siêu 2,5 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm và FDI giải ngân đạt 5,9 tỷ USD.
Ngoài ra, theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, lượng kiều hối đổ về riêng trong quý 1/2022 đạt 1,8 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Do dó, quyết sách của Fed không làm bẻ lái chính sách tiền tệ của Việt Nam.
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2022
Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế nghìn tỷ USD năm 2040, VND mạnh lên

Vị thế của đồng tiền Việt (VND) đã khác

Nhìn diễn tiến thực tế, có thể thấy, vị thế của đồng tiền Việt nay đã khác.
Hôm nay 11/5, tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước niêm yết là 23.141 đồng/USD, giảm 2 đồng so với hôm qua.
Đặc biệt, một số ngân hàng cũng hạ giá USD trong đó điển hình như Vietcombank giảm 15 đồng so với hôm qua, đưa giá mua USD xuống 22.765 đồng/USD và bán ra còn 23.075 đồng/USD.
Trên thị trường ngoại hối, đồng VND đã hầu như đi ngang trong tuần qua, trái ngược với xu hướng giảm của các đồng tiền trong khu vực với yếu tố hỗ trợ chính trong giai đoạn này là nguồn cung USD tích cực (cán cân thương mại ước tính xuất siêu 2,5 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm và FDI giải ngân đạt 5,9 tỷ USD).
Trên thị trường liên ngân hàng, tỷ giá USD/VND giao dịch quanh mức 22.960/USD, trong khi tỷ giá niêm yết tại các nhà băng giảm 5 đồng, chốt tuần rồi ở mức VND 22.780-23.090.
Trái ngược, tỷ giá trên thị trường tự do tiếp tục tăng 90 điểm sau nhiều tuần đi ngang, giao dịch ở VND 23.555-23.595.
Theo báo cáo chiến lược tháng 5 của CTCP Chứng khoán SSI, vị thế của đồng Việt Nam đã tương đối khác so với giai đoạn trước Fed tăng lãi suất hồi 2018.
Đồng thời, SSI kỳ vọng biến động của VND vào năm 2022 sẽ lớn hơn và phụ thuộc nhiều hơn vào vị thế ngoại hối.
Báo cáo cho thấy, dự trữ ngoại hối, tính đến cuối năm 2021 đã đạt 110 tỷ USD – tương đương với khoảng 4 tháng nhập khẩu. Nguồn cung USD ổn định giúp hỗ trợ đồng VND, đến từ dòng vốn FDI giải ngân, cán cân thương mại hay kiều hối.
Trong tháng 4/2022, áp lực về tỷ giá cũng đã xuất hiện trong bối cảnh đồng USD mạnh lên và nhu cầu USD trên thị trường tăng theo yếu tố mùa vụ. VND đã giảm 0,3% trong tháng 4 và giảm 0,6% so với đầu năm, tỷ giá USD/VND hiện ở mức khoảng 23.000.

“Nhìn chung, VND vẫn được đánh giá là đồng tiền ổn định so với các đồng tiền khác trong khu vực”, - SSI nhận định.

Các chuyên gia phân tích kỳ vọng tiền đồng sẽ ổn định và giảm giá tương đối khoảng 1% so với USD trong năm 2022. Tính đến cuối tháng 4, tỷ giá VND/USD đã tăng 0,62% so với cuối năm 2021.

Tỷ giá sẽ tăng nhưng không quá lớn

Theo TS. Cấn Văn Lực, không loại trừ khả năng Fed vẫn còn một vài lần tăng lãi suất trong thời gian tới.
Do đó, USD sẽ tiếp tục lên giá so với hầu hết các đồng tiền khác, bao gồm cả VND, khiến sức ép lên tỷ giá USD/VND dần lớn hơn.

“Sau khi tính toán dựa trên lợi thế đang có và áp lực từ quyết sách của Fed, chúng tôi dự báo tỷ giá USD/VND sẽ tăng nhưng không quá lớn. Mức tăng khoảng 0,8-1,2% trong năm 2022”, - TS. Cấn Văn Lực dự báo.

Nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của việc ngân hàng trung ương các nước, đặc biệt là Fed có xu hướng thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất, chuyên gia khuyến nghị, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt với các kịch bản khi có sự thay đổi chính sách tiền tệ mạnh hơn của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng cần phối kết hợp tốt với chính sách tài khóa, đảm bảo ổn định mặt bằng lãi suất và tỷ giá góp phần kiềm chế lạm phát theo mục tiêu.
Cơ quan quản lý chính sách tiền tệ của Việt Nam cũng cần theo sát, phân tích và dự báo diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế, cần xây dựng kịch bản nếu Fed tăng nhanh lãi suất, kinh tế toàn cầu phục hồi yếu đi dẫn tới những biến động trên thị trường tài chính toàn cầu.
Ngân hàng Nhà nước cũng cần tiếp tục các biện pháp lành mạnh hóa phù hợp thị trường tài chính, củng cố niềm tin vững chắc cho nhà đầu tư trước các biến động như trong thời gian qua.
Đồng Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.03.2022
Tỷ giá VND/USD có thể tăng 2% so với cuối năm 2021

Chính sách của Fed có thể tác động đến kinh tế Việt Nam ra sao?

Trong bản tin vừa công bố, các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế - Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB Research) cho rằng, việc tăng lãi suất chính sách của Fed có khả năng sẽ tác động đến kinh tế Việt Nam trong thời gian tới ở một số khía cạnh nhất định.
Đầu tiên, mặt bằng lãi suất toàn cầu tăng lên có thể khiến kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, làm giảm sức cầu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Điều này có thể làm giảm đà phục hồi kinh tế của Việt Nam, trong bối cảnh độ mở của nền kinh tế Việt Nam đang ở mức cao (kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP năm 2021 ở mức khoảng 185%) trong khi Mỹ là đối tác xuất khẩu (XK) hàng đầu của Việt Nam (năm 2021, XK của Việt Nam sang Mỹ đạt 96,3 tỷ USD, chiếm 28,6% tổng kim ngạch XK của Việt Nam).
Ngoài ra, việc Fed tăng lãi suất sẽ khiến đồng USD lên giá so với hầu hết các đồng tiền khác, trong đó có VND, tạo sức ép lớn hơn lên tỷ giá USD/VND.
Tuy nhiên, tỷ giá USD/VND dự báo tăng không quá lớn do nhiều nguyên nhân:
1.
Dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang đạt mức khá cao, góp phần củng cố tấm đệm với các cú sốc bên ngoài và ổn định tỷ giá;
2.
Nguồn cung ngoại tệ như kiều hối, giải ngân FDI dự báo vẫn tăng trưởng ổn định, cán cân thương mại 4 tháng đầu năm thặng dư 2,53 tỷ USD và cả năm dự báo vẫn thặng dư (khoảng 4-8 tỷ USD);
3.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt, ngày càng sát diễn biến thị trường. Với sự kiên định chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt, ngày càng sát diễn biến thị trường của NHNN, dự báo tỷ giá năm 2022 tăng khoảng 0,8-1,2%.
Đáng chú ý, việc tăng lãi suất của Fed sẽ làm cho lãi suất có xu hướng tăng lên khiến chi phí vay vốn mới và nghĩa vụ trả nợ bằng đồng USD tăng.
Khi lãi suất và tỷ giá đồng USD tăng lên, nghĩa vụ trả nợ vay nước ngoài của doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp FDI) sẽ tăng lên đáng kể. Thêm vào đó, lãi suất cao ở Mỹ sẽ tác động đến dòng vốn đầu tư, nhất là đầu tư gián tiếp nước ngoài.
Về chính sách tiền tệ, các chuyên gia nhận định, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cũng như Ngân hàng Trung ương các nước mới nổi ở châu Á, chưa chịu áp lực tăng lãi suất ngay sau khi Fed nâng lãi suất.
Đó chủ yếu là vì lạm phát ở các nền kinh tế này còn đang ở mức thấp; chỉ số giá tiêu dùng CPI chưa đến mức tăng vọt; cho phép các NHTW các nước này có chính sách thích ứng từ từ.
Bên cạnh đó, tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi châu Á đang có vẻ yếu đi. Vì vậy, MSB Research cho rằng, mục tiêu phục hồi kinh tế vẫn là số một đối với các quốc gia này.
Dự trữ ngoại hối ở mức cao và tiếp tục tăng, thặng dư cán cân vãng lai hiện tại có thể bảo vệ các nền kinh tế mới nổi ở châu Á khỏi áp lực thoái vốn.
Riêng đối với Việt Nam, mặc dù không kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước cắt giảm thêm các lãi suất chính sách chủ chốt của mình, nhưng giới chuyên gia cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ không nâng lãi suất này điều hành trong vòng 3-6 tháng tới nhằm hỗ trợ nền kinh tế phục hồi.
MSB Research đánh giá, Ngân hàng Nhà nước sẽ hỗ trợ thị trường thông qua hoạt động thị trường mở như bơm thanh khoản tiền đồng; mua vào ngoại hối hay nâng trần tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng thương mại.
Theo Chứng khoán Mirae Asset, việc Việt Nam đã được ra khỏi danh sách các nước thao túng tiền tệ vào tháng 4/2021, được Mỹ dỡ bỏ đe dọa thuế quan do nghi ngờ “thao túng tiền tệ” vào cuối tháng 7/2021 sẽ làm giảm áp lực lên tỷ giá VND/USD.
đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.08.2019
Vì sao Việt Nam không nên phá giá đồng tiền quốc gia?
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала