Kinh tế Việt Nam cần tránh phụ thuộc vào Trung Quốc

© Depositphotos.com / Petrovich99 Thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.05.2022
Đăng ký
Báo cáo Cập nhật Tình hình Kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 5 của Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB) cho thấy, nền kinh tế Việt Nam đang lấy được đà phục hồi.
Tuy nhiên, World Bank cho rằng Việt Nam cần thận trọng với lạm phát và rủi ro nhu cầu toàn cầu yếu hơn, cũng như gián đoạn nguồn cung ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế.
Đặc biệt, theo WB, xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu và linh kiện nhập khẩu từ Trung Quốc, do đó, gián đoạn chuỗi cung ứng kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực.

World Bank: Kinh tế Việt Nam đang phục hồi

Theo Cập nhật Tình hình Kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 5 của Ngân hàng Thế giới, xu hướng giảm số ca nhiễm mới và số ca tử vong liên quan đến Covid-19 giúp người dân Việt Nam yên tâm hơn quay trở lại với các hoạt động kinh tế - xã hội.
Theo WB, số lượt khách đến nhà hàng, trung tâm mua sắm, các điểm bán lẻ, giải trí đã “đạt mức như trước đại dịch Covid-19”.
Tăng trưởng doanh thu bán lẻ được nâng từ 10,4% trong tháng 3 (so cùng kỳ năm trước) lên 12,1% trong tháng 4 (so cùng kỳ năm trước).
Blockchain. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.04.2022
Cho phép thành lập Hiệp hội Blockchain, Việt Nam quyết đẩy mạnh nền kinh tế số
WB cho biết, ngoại trừ tốc độ tăng cao bất thường trong tháng 4/2021 chủ yếu do hiệu ứng cơ sở thấp thì đây là lần đầu tiên tăng trưởng doanh thu bán lẻ quay về sát với tốc độ trước đại dịch.
Kết quả đáng chú ý này phản ánh cả sự tăng trưởng vững chắc của doanh thu bán lẻ hàng hóa (tăng 12,4% so cùng kỳ năm trước), và sự hồi phục mạnh mẽ của doanh thu dịch vụ tiêu dùng, với tốc độ tăng trưởng 11% trong tháng 4 (so cùng kỳ năm trước), gần gấp đôi so với tốc độ tăng trong tháng 3.
Đối với nền kinh tế Việt Nam, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng 9,4% (so cùng kỳ năm trước), cũng tương đương tốc độ tăng trưởng trước đại dịch.
Sản xuất sản phẩm may mặc, giày dép, điện tử, thiết bị điện và sản phẩm kim loại là những ngành năng động nhất, ghi nhận tốc độ tăng trưởng 2 con số thời gian qua.
Tuy nhiên, theo báo cáo của WB, sản xuất máy móc, thiết bị lại tăng trưởng chậm hơn, với tốc độ giảm từ 26,6% (so cùng kỳ năm trước) trong tháng 3 xuống chỉ còn 5,1% trong tháng 4 (so cùng kỳ năm trước).
World Bank nhận định, nền kinh tế Việt Nam đang lấy được đà phục hồi bất chấp bất định toàn cầu gia tăng liên quan đến xung đột ở Ukraina, giá hàng hóa thế giới tăng và điều kiện tài chính toàn cầu đang thắt chặt.
Thu tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.04.2022
Việt Nam không hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế

Gián đoạn chuỗi cung ứng vì…Trung Quốc

Ngân hàng Thế giới đánh giá, sự giảm tốc trong sản xuất máy móc thiết bị này có liên quan đến gián đoạn chuỗi cung ứng do tình trạng phong tỏa ở Trung Quốc đã dẫn đến nhập khẩu máy móc, thiết bị từ thị trường này giảm mạnh trong 2 tháng qua.
Thực tế này cũng cho thấy sự phụ thuộc của các yếu tố trong nền kinh tế Việt Nam đối với đối tác quan trọng hàng đầu cho “đầu vào” như Trung Quốc.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng tốc từ 17% trong tháng 3 (so cùng kỳ năm trước) lên 25,2% trong tháng 4 (so cùng kỳ năm trước), trong khi tăng trưởng nhập khẩu nhích nhẹ từ 14,6% lên 16,5% (so cùng kỳ năm trước).
Xuất khẩu các sản phẩm chính và xuất khẩu sang các thị trường chủ lực đều tăng trưởng tương đối tốt.
Tuy nhiên, nhập khẩu tăng chậm hơn xuất khẩu phần lớn phản ánh nhập khẩu từ Trung Quốc giảm tốc do quốc gia này thực hiện phong tỏa nhằm kiểm soát đợt lây nhiễm Covid-19 mới bùng phát ở các cảng biển, trung tâm công nghiệp lớn.
Molnupiravir - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.05.2022
Thụy Sỹ phát hiện thuốc Covid giả ghi nguồn gốc từ Việt Nam
Cần lưu ý rằng, kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị từ Trung Quốc, chiếm hơn 1/5 tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này và khoảng 1/2 tổng kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị của Việt Nam từ thế giới, bị ảnh hưởng nặng nhất, giảm 15,2% trong tháng 3 (so cùng kỳ năm trước) và 6,4% trong tháng 4 (so cùng kỳ năm trước), 2 tháng giảm đầu tiên kể từ tháng 6/2020.
“Do xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu và linh kiện nhập khẩu từ Trung Quốc nên gián đoạn chuỗi cung ứng kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu của Việt Nam trong những tháng tới”, WB lưu ý.
Ngoài ra, với giá dầu tăng cao, kim ngạch nhập khẩu nhiên liệu các loại tăng gần 120% (so cùng kỳ năm trước) và chiếm đến 9,3% tổng kim ngạch nhập khẩu trong tháng 4, gần gấp đôi tỷ lệ cùng kỳ năm trước.
Vốn FDI đăng ký đạt 1,9 tỷ USD trong tháng 4, giảm 12,6% so với cùng kỳ năm trước.
Lý giải về xu hướng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, Ngân hàng Thế giới cho hay, với tác động của cuộc xung đột ở Ukraina và điều kiện tài chính toàn cầu đang thắt chặt, bất định toàn cầu gia tăng có thể đã khiến các nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn.
Người đàn ông theo dõi giá cổ phiếu tại một công ty môi giới ở Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.05.2022
Việt Nam có còn là “thiên đường” FDI?

Việt Nam cần đa dạng hóa đối tác thương mại

Tại báo cáo cập nhật lần này, các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới cũng lưu ý đến một số rủi ro cho Việt Nam, dễ thấy nhất là lạm phát và gián đoạn nguồn cung.
Trong đó, lạm phát chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng từ 2,4% trong tháng 3 (so cùng kỳ năm trước) lên 2,6% trong tháng 4 (so cùng kỳ năm trước).
Sau 3 tháng liên tiếp tăng nhanh, giá xăng trong nước tháng 4 giảm 2,5% (so với tháng trước), phản ánh xu hướng toàn cầu, trong khi giá dầu diesel tăng 7,0% (so tháng trước).
“So với 1 năm trước, giá xăng dầu vẫn cao hơn gần 50% và vì vậy, tiếp tục là yếu tố đóng góp vào lạm phát lớn nhất thông qua nhóm giao thông”, WB lưu ý.
Trong khi đó, giá lương thực, thực phẩm trong tháng 4 tăng 1,1% (so cùng kỳ năm trước), tương đương với tỷ lệ tăng trong tháng 3.
Bộ trưởng Bộ Công thương thăm gian hàng Amazon tại Vietnam Expo 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.04.2022
Sàn thương mại điện tử “mở đường” cho doanh nghiệp “Made in Vietnam” chiến thắng xuyên biên giới
Lạm phát cơ bản, không bao gồm giá lương thực, thực phẩm, năng lượng và các mặt hàng do Nhà nước quản lý giá, cũng tăng từ 1,1% trong tháng 3 lên 1,5% trong tháng 4, tỷ lệ cao nhất kể từ tháng 12/2020.
Theo WB, giá cả gia tăng thể hiện tác động của cả yếu tố cung và yếu tố cầu.
Về cung, một phần tăng trong giá hàng hóa thế giới và chi phí giao thông đã được chuyển sang giá lương thực, thực phẩm và các mặt hàng khác trong nước.
Lạm phát do cầu kéo cũng bắt đầu hoạt động khi mà nhu cầu trong nước vốn đang củng cố lại được đẩy mạnh hơn nhờ người dân tăng chi tiêu cho 2 kỳ nghỉ lễ dài.
Mặc dù vậy, theo WB, nhà chức trách Việt Nam vẫn cần thận trọng với lạm phát và các rủi ro đối với việc duy trì tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ như hiện nay.
“Cả lạm phát cơ bản và giá lương thực, thực phẩm đều tiếp tục nhích lên, cho thấy cần phải theo dõi chặt chẽ”, WB lưu ý.
Ngoài ra, gián đoạn chuỗi cung ứng có thể tiếp tục nâng giá nhập khẩu và ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ giá thương mại vốn đã xấu đi đáng kể trong quý I.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại lễ khai trương bệnh viện ở Phnom Penh - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.05.2022
Thủ tướng Campuchia: Các nước ASEAN không lựa chọn giữa Trung Quốc và Mỹ
Mỹ, Liên minh châu Âu và Trung Quốc - 3 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam - được dự báo đạt tốc độ tăng trưởng thấp hơn dự kiến trong năm 2022, và điều này có thể ảnh hưởng đến viễn cảnh xuất khẩu của Việt Nam, theo nhận định của Ngân hàng Thế giới.
“Cuối cùng, vì Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 và là nguồn nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam nên tác động toàn phần của tình trạng phong tỏa ở quốc gia này đối với hoạt động sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo và xuất khẩu của Việt Nam sẽ còn được cảm nhận trong những tháng tới”, World Bank nêu rủi ro.
Chuyên gia của Ngân hàng Thế giới chỉ rõ, dù nền kinh tế Việt Nam đang dần lấy lại được đà phục hồi nhưng vẫn không nên chủ quan với tình hình lạm phát, các rủi ro trong việc duy trì tăng trưởng xuất khẩu.
Điều này cho thấy, Việt Nam nên đa dạng hóa đối tác thương mại. Đây sẽ là một cân nhắc chiến lược an toàn để giảm nhẹ rủi ro và đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu được duy trì bền vững hơn.
Bên cạnh đó, sự bất định liên quan đến căng thẳng giữa Nga - Ukraina khiến nguồn cung và giá cả hàng hóa có thể làm suy yếu sự tăng trưởng kinh tế toàn thế giới, khó tránh khỏi những tác động đến nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng tại buổi làm việc với Chủ tịch về công nghệ và phát triển toàn cầu của Tập đoàn Qualcomm Alex Rogers. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.05.2022
Viettel hợp tác về 5G với Qualcomm, Việt Nam muốn đi trước với công nghệ 6G
WB cho rằng, tới đây, nếu lạm phát còn tiếp diễn trong trung hạn cho phép sự điều chỉnh giá cả, thị trường để khuyến khích đầu tư nhằm tăng năng suất và thúc đẩy tổng cung hàng hóa.

Kinh tế Việt Nam xuất hiện thách thức mới

Nêu quan điểm tại diễn đàn Dự báo Kinh tế Việt Nam 2022 – 2023 với chủ đề “Kịch bản tăng trưởng và triển vọng một số ngành kinh tế chính”, được tổ chức sáng 12/5, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho rằng, kinh tế Việt Nam đối diện thêm những thách thức mới.
Theo đó, trong 4 tháng đầu năm 2022, kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi và có nhiều dấu hiệu khởi sắc ở một số ngành, lĩnh vực. Theo Thứ trưởng Phương, dù triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn là “lạc quan”, nhưng môi trường kinh doanh ngày càng xuất hiện những thách thức mới, khó lường hơn.
Theo đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, GDP quý I/2022 của Việt Nam ước đạt 5,03% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 4 tháng đầu năm 2022 tăng 2,1%, các cân đối lớn về tài chính, tiền tệ, tín dụng cơ bản được bảo đảm, thu ngân sách nhà nước đạt kết quả khả quan.
Đặc biệt, chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng lên 73 điểm phần trăm, tăng 12 điểm phần trăm so với quý IV/2021.
Một khách hàng thanh toán điện tử cho đồ uống tại một cửa hàng ở Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.05.2022
Trung Quốc và các quốc gia mới nổi vượt qua các nước phát triển trong lĩnh vực đổi mới tài chính
Thứ trưởng Phương nhấn mạnh, đây là mức cao nhất kể từ sau đợt dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4. Số doanh nghiệp thành lập mới trong 4 tháng đầu năm 2022 đạt 49.591 doanh nghiệp và là mức cao nhất trong giai đoạn 4 tháng đầu năm từ trước đến nay tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2022 ước đạt 5,92 tỷ USD. Đây cũng là giá trị cao nhất 4 tháng đầu năm trong các năm 2018-2022, tạo động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế năm 2022.

“Các quyết sách nới lỏng các quy định chống dịch và tiếp tục phục hồi phát triển kinh tế của Chính phủ đã giúp các doanh nghiệp mở rộng đầu tư, tin tưởng, lạc quan về tương lai nền kinh tế Việt Nam”, Thứ trưởng Phương nhấn mạnh.

Đối với kinh tế Việt Nam, từ đầu năm đến nay, các tổ chức quốc tế đã đưa ra nhiều dự báo lạc quan như: Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi ở mức 6,5% năm 2022 và đạt 6,7% năm 2023. Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam sẽ đạt 5,3% năm 2022 và sau đó sẽ ổn định trở lại quanh mức 6,5%.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 xuống mức 3,6%, nhưng tin rằng, tại Việt Nam, tiến trình phục hồi kinh tế sẽ mạnh lên từ việc thực thi Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức 6% trong năm 2022 và 7,2% trong năm 2023.
Trưởng Bộ phận tại Vụ châu Á và Thái Bình Dương của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Era Dabla-Norrisi - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.04.2022
IMF khen Việt Nam phản ứng nhanh. Bộ Công an ‘rà soát’ tài khoản tung tin ‘láo’
Ông Phương lưu ý, đại dịch COVID-19 dù đã được khống chế nhưng chưa kết thúc, trong khi bức tranh kinh tế - chính trị quốc tế đang có những biến động rất lớn.
“Điều này đòi hỏi công tác dự báo về triển vọng kinh tế vĩ mô cũng như kinh tế ngành cần được cập nhật dựa trên những phân tích khoa học, chuyên sâu và đa chiều”, Thứ trưởng khẳng định.
Theo TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cập nhật dự báo 2 kịch bản cho tăng trưởng GDP năm 2022-2023.
Theo đó, ở kịch bản cơ sở, GDP Việt Nam sẽ tăng từ 5,5-6% trong giai đoạn này; ở kịch bản tiêu cực, GDP năm 2022-2023 chỉ tăng trưởng 4,5-5%.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала