Thượng đỉnh ASEAN-Hoa Kỳ đặc biệt: Không đạt được bất kỳ sự đột phá nào

© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.05.2022
Đăng ký
Vào ngày 12-13 tháng 5, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tổ chức một loạt cuộc gặp với lãnh đạo các quốc gia Đông Nam Á trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ khai mạc tại Washington vào hôm thứ Năm. Một điều đáng chú ý: Đây là lần đầu tiên Thượng đỉnh ASEAN-Hoa Kỳ được tổ chức tại Mỹ.
Trong bối cảnh cuộc chiến cấm vận với Nga và chính sách kiềm chế Trung Quốc trên toàn cầu, Washington đang vội vàng tranh thủ sự ủng hộ của các nước Đông Nam Á, cố gắng đạt được mục đích là những nước này gia nhập liên minh phương Tây do Mỹ đứng đầu chống lại Moskva và Bắc Kinh.
Mỹ có đạt được mục đích đặt ra khi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ tại Washington? Sputnik xin giới thiệu bài phỏng vấn ông Nguyễn Minh Tâm - nhà phân tích các vấn đề chính trị và quân sự quốc tế nổi tiếng của Việt Nam. Cuộc trao đổi xoay quanh kết quả Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ.
© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangQuang cảnh Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ.
Quang cảnh Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.05.2022
Quang cảnh Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ.

Mỹ có mặt tại hai tam giác chiến lược quan trọng

Sputnik: Trên lục địa Á – Âu, chúng ta có thể thấy Mỹ có mặt tại hai tam giác quan trọng trên hai địa bàn chiến lược: Ở Châu Âu là Mỹ - EU - Nga với “cái ô” quân sự là NATO, ở Đông Nam Á là Mỹ - ASEAN - Trung Quốc. Theo ông thì hai tam giác chiến lược này khác nhau như thế nào?
Nhìn bề ngoài thì mối tương tác của cặp tam giác chiến lược này có vẻ giống nhau; nhưng về bản chất thì lại rất khác biệt. Sự khác biệt này do các điều kiện khách quan như địa lý, dân cư, kinh tế, văn hóa, truyền thống lịch sử, phong tục tập quán… quy định.
EU là một khối liên minh có tính tổ chức cao gần giống như một kiểu nhà nước với đầy đủ Ủy ban thừa hành, Hội đồng cấp cao (có chức năng gần giống với quốc hội), Cơ quan tư pháp và với trụ cột chính là kinh tế. Nhưng khối liên minh này lại được cấu tạo tại một châu lục vốn đã nhỏ nhất toàn cầu lại còn bị “băm nhỏ” hơn thành gần 30 quốc gia với quy mô lãnh thổ, dân số, tài nguyên, tiềm lực kinh tế… hết sức chênh lệch; có truyền thống văn hóa và lịch sử hết sức khác nhau; từng trải qua những cuộc xung đột vũ trang khốc liệt nhất thời cận đại và hiện đại với những hận thù vẫn còn chồng chất dai dẳng lúc công khai, lúc ngấm ngầm. Đây chính là một lý do để Mỹ và phương Tây duy trì khối quân sự Bắc Đại Tây Dương. Bên cạnh chức năng chính là mặt trận chống Nga ở Châu Âu, NATO còn có chức năng thứ hai là “cây gậy” để ngăn chặn bất kỳ một sự “nổi loạn” nào trong nội bộ EU.
Tổng thống Biden  - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.05.2022
ASEAN - Mỹ ra tuyên bố chung, nâng quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện cuối năm 2022
Khác với EU, ASEAN vốn là một cộng đồng chủ yếu dựa trên quan hệ kinh tế, văn hóa và truyền thống lịch sử của khu vực. Điểm khác biệt lớn nhất giữa ASEAN và EU là trong khi EU được cấu tạo bởi nhiều đế quốc thực dân từ thời phong kiến đến thời đại tư bản công nghiệp từng xâm lược nhiều quốc gia dân tộc trên toàn cầu và thống trị các thuộc địa (được gọi là “lãnh thổ hải ngoại”), có diện tích và dân số nhiều hơn cả diện tích và dân số ở chính quốc thì 9/10 quốc gia ASEAN đều từng là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Phần lớn các quốc gia ấy chỉ mới đòi lại được nền độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai (trừ Thái Lan). Nói ngắn gọn thì EU được cấu tạo bởi phần lớn các quốc gia từng là kẻ thống trị (trừ khối Slave) thì ASEAN được cấu tạo bởi các quốc gia từng là những kẻ bị trị.

Được tổ chức bài bản và quảng bá rầm rộ, nhưng Thượng đỉnh đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ đã không đạt được bất kỳ sự đột phá nào

Sputnik: Trong bối cảnh xung đột tại Ukraina, ASEAN - một trong những trung tâm quyền lực kinh tế của thế giới, đang chịu sức ép ngày càng lớn: Washington đang cố gắng làm Nga và Trung Quốc mất các đối tác đầy hứa hẹn ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Theo ông Mỹ có đạt được mục đích này không? Ông đánh giá như thế nào về kết quả của Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ lần này?
Lôi kéo các nước khác vào quỹ đạo của Mỹ để tăng thêm lực lượng cho Mỹ trong cuộc cạnh tranh toàn cầu gay gắt với hai đối thủ xứng tầm là Nga và Trung Quốc luôn là mục tiêu chiến lược của Washington. Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập đối tác Mỹ-ASEAN cũng không nằm ngoài mục tiêu chiến lược đó.
© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangTổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Joseph Robinette Biden Jr và các Lãnh đạo ASEAN.
Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Joseph Robinette Biden Jr và các Lãnh đạo ASEAN. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.05.2022
Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Joseph Robinette Biden Jr và các Lãnh đạo ASEAN.
Tờ báo nổi tiếng của Nhật Bản “Nikkei Asia” cho rằng Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN vừa qua mặc dù được tổ chức bài bản và quảng bá rầm rộ nhưng đã không đạt được bất kỳ sự đột phá nào mà chỉ ghi nhận những dấu hiệu cho thấy Mỹ sẽ duy trì dài hạn việc can dự tại ASEAN trên các lĩnh vực giáo dục, nhận thức về lĩnh vực hàng hải, về lâm nghiệp… trên một bình diện rộng. Hội nghị này cũng không bàn đến các vấn đề quân sự, quốc phòng vốn được đề cập nhiều trong các hội nghị ADMM+.
Việc không nhận thức đầy đủ sự khác biệt về bản chất giữa EU và ASEAN có thể đã dẫn đến những nhầm lẫn trong toan tính của Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ về ý nghĩa và tầm quan trọng của hội nghị này cũng như sự “lạc hướng” của một số cơ quan truyền thông phương Tây. Mặc dù người Mỹ biết rằng, Nga chưa có quan hệ chặt chẽ với ASEAN như EU nên không đề cập đến vấn đề chiến sự ở Ukraina nhưng lại “gợi ý” đến “láng giềng phía Bắc” của ASEAN.

Mục đích của Mỹ và ASEAN có những sự khác nhau cơ bản

Sputnik: Theo ông thì các quốc gia ASEAN đã thể hiện mình như thế nào tại Thượng đỉnh ở Washington?
Bất chấp những toan tính của người Mỹ, các quốc gia ASEAN dự hội nghị lần này, mặc dù do Campuchia là Chủ tịch luân phiên, theo “người dẫn dắt tinh thần” chủ yếu là Việt Nam. Với bài phát biểu đầy cảm hứng và có chất lượng cao tại cuộc đối thoại với các học giả, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu khoa học Mỹ tại Viện nghiên cứu Chiến lược quốc tế Mỹ (CSIS), dường như Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính không chỉ nêu rõ lập trường của Việt Nam mà nói lên tiếng nói chung của cả khối ASEAN, nêu ra những điểm mấu chốt trong lập trường chung của ASEAN với đại từ nhân xưng “chúng tôi” nhiều ý nghĩa:
Giữa độc lập và phụ thuộc, chúng tôi luôn chọn độc lập với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại;
Giữa thương lượng và đối đầu, chúng tôi chọn thương lượng;
Giữa đối thoại và xung đột, chúng tôi chọn đối thoại;
Giữa hòa bình và chiến tranh, chúng tôi chọn hòa bình;
Giữa hợp tác và cạnh tranh, chúng tôi chọn hợp tác và nếu cạnh tranh thì phải lành mạnh, bình đẳng, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhau.
Thủ tướng Phạm Minh Chính với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.05.2022
Đề nghị công nhận cộng đồng người Việt ở Mỹ là dân tộc thiểu số của Hoa Kỳ
Ở đây, chúng ta thấy: Mỹ và ASEAN đã không tìm được tiếng nói chung bởi mục đích của Mỹ và ASEAN có những sự khác nhau cơ bản. Washington muốn đặt, lôi kéo ASEAN vào “cuộc cờ” toàn cầu ở phía Mỹ, cố gắng đưa các nước này gia nhập liên minh phương Tây do Mỹ cầm đầu chống lại người Nga và người Trung Quốc cũng như tranh thủ sự ủng hộ của họ đối với Mỹ trong cuộc đối đầu NATO – Nga tại Ukraina hiện nay. Tuy nhiên, phía Mỹ không hiểu bản chất của ASEAN vốn xuất thân từ những người bị cai trị, bị bóc lột. Họ sẽ không bao giờ để các cường quốc lợi dụng mình, ngồi trên lưng mình bất kỳ một lần nào nữa. Thứ hai, với sự dẫn dắt của Việt Nam với lập trường độc lập, tự chủ, khôn khéo, uyển chuyển, dĩ bất biến ứng vạn biến, các quốc gia ASEAN đặt mục tiêu trọng tâm vào phát triển kinh tế, công nghệ, văn hóa, khoa học, giáo dục và các vấn đề xã hội khác mà không hề đề cập sâu sắc đến các quan hệ về địa chính trị, quân sự và quốc phòng. Đó là hai nguyên nhân chủ yếu làm cho Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN chỉ đạt được một nửa mục tiêu mà Mỹ đặt ra. Và do đó, Hội nghị đã không đạt được bất kỳ một đột phá nào như phía Mỹ mong muốn.

Gói tài trợ 150 triệu đô la: Mỹ đang "thả con săn sắt để bắt con cá sộp"

Sputnik: Các nhà chức trách Hoa Kỳ hôm thứ Năm đã công bố ý định đầu tư tổng cộng 150 triệu đô la vào các nước Đông Nam Á để thúc đẩy hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực. Thông báo được đưa ra trong hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN đặc biệt ở Washington. Theo các tài liệu của Nhà Trắng, số tiền từ gói này nhằm tài trợ cho nhiều chương trình khác nhau - từ những chương trình liên quan đến biến đổi khí hậu đến những chương trình liên quan đến các vấn đề an toàn hàng hải. Đây là gói đầu tư thứ hai do chính quyền Biden đưa ra. Vào tháng 10 năm ngoái, chính phủ Mỹ đã hứa đầu tư 102 triệu USD vào các nước ASEAN. Ông đánh giá như thế nào về động thái này của Mỹ?
Cần nhắc lại rằng, Mỹ là cường quốc Dollar và độc quyền in Dollar. Đồng Dollar Mỹ là đồng tiền chuyển đổi thuận lợi nhất trên thị trường tài chính toàn cầu.Và nước Mỹ còn rất nhiều tiềm lực để “xuất khẩu tư bản”. Vì vậy, việc người Mỹ tung ra gói đầu tư 150 triệu USD để thúc đẩy hợp tác với đối tác ASEAN cũng là điều bình thường. So với khoản đầu tư hàng vài chục tỷ USD để chính phủ Kiev chống Nga đến người Ukraina cuối cùng thì số tiền 150 triệu USD kia cũng chỉ là “món quà lưu niệm” nhỏ của chính phủ Mỹ tặng các nước ASEAN để cảm ơn họ đã đến Washington dự Hội nghị thượng đỉnh mà thôi.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida thăm Bangkok - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.05.2022
Chuyến thăm của Kishida tới Đông Nam Á - Nhật Bản tôn trọng ASEAN, kể cả về vấn đề trừng phạt Nga
Tài liệu của Mỹ nói rằng, hai lĩnh vực sẽ được gói đầu tư này nhắm tới là chống biến đổi khí hậu và bảo đảm an toàn hàng hải. Tuy nhiên, chỉ cần làm một phép so sánh nhỏ, chúng ta có thể thấy tính chất hỗ trợ đó. Trong vụ ô nhiễm môi trường biển ở Bắc Trung bộ Việt Nam do Hãng Formosa-Hưng Nghiệp (Đài Loan) gây ra năm 2016, hãng này đã phải bồi thường cho phía Việt Nam 500 triệu USD và cho đến 5 năm sau mới cơ bản khắc phục được hậu quả. Còn chỉ riêng suất đầu tư cho một nhà máy điện gió cỡ trung bình của Việt Nam với công suất trên dưới 500 MW ở khu vực Nam Bộ cũng đã lên tới vài chục triệu USD.
Ở một góc nhìn khác, chúng ta có thể thấy các nước ASEAN cũng từng được Mỹ thông qua WHO trợ giúp hàng trăm triệu liều vaccine chống COVID-19, góp phần giúp các nước này dần thoát khỏi đại dịch và khôi phục kinh tế. Tuy nhiên, rất ít người biết rằng, khoản tiền đó chính là tiền của chính phủ Mỹ đóng góp cho WHO nhưng với điều kiện phải mua vaccine do các hãng Pfizer Biotech hay Modena của Mỹ sản xuất và đích đến của số vaccine đó phải là các quốc gia được Mỹ chỉ định. Đây chẳng qua chỉ là chuyện “đánh bùn sang ao” mà thôi. Trên lĩnh vực truyền thông, người Mỹ rất biết cách biến nghĩa vụ của mình thành sự hào phóng tự nguyện trước con mắt thiên hạ.
Vaccine - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.05.2022
Đại dịch COVID-19
Bộ Ngoại giao thông tin về hộ chiếu vaccine
Và lần này cũng vậy. “Món quà lưu niệm” này cũng hàm chứa một gợi ý rằng, có thể sẽ có nhiều hội nghị thượng đỉnh hơn nữa và sẽ có nhiều “món quà lưu niệm” hậu hĩnh hơn nữa. Nhưng đổi lại, “quy mô” của các “món quà” ấy sẽ phụ thuộc vào những kết quả đạt được tại các hội nghị tiếp theo (nếu có). Mỹ không cho không ai cái gì. Và nói như ngạn ngữ dân gian Việt Nam thì Mỹ đang “thả con săn sắt để bắt con cá sộp”!
Sputnik: Chân thành cảm ơn ông vì cuộc trao đổi thú vị.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала