ASEAN không muốn “tự bắn vào chân mình”

© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangTổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Joseph Robinette Biden Jr và các Lãnh đạo ASEAN.
Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Joseph Robinette Biden Jr và các Lãnh đạo ASEAN. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.05.2022
Đăng ký
Hội nghị Cấp cao đặc biệt kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN - Hoa Kỳ tại Washington đã kết thúc.
Theo các chuyên gia, Washington đã coi hội nghị cấp cao này là cơ hội để xây dựng quan hệ đối tác chặt chẽ hơn với ASEAN, để chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. Phát biểu trong ngày thứ 2 của cuộc gặp, Tổng thống Biden tuyên bố rằng, “một phần lớn lịch sử của thế giới chúng ta trong 50 năm tới sắp được viết tại các nước ASEAN”. Cuộc gặp tại thủ đô Hoa Kỳ có đạt được các mục tiêu mà chính quyền Hoa Kỳ đề ra? Nhà khoa học chính trị Ekaterina Koldunova, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN thuộc Học viện Ngoại giao Quốc gia Moskva (MGIMO), trả lời câu hỏi này.

Ba “điểm đau”

“Tất nhiên, hội nghị cấp cao này đã được tổ chức không phải để nhấn mạnh những thành tựu đạt được sau 45 năm quan hệ Đối tác Đối thoại Hoa Kỳ-ASEAN, không phải để thảo luận về việc củng cố quan hệ hợp tác thực sự, mà để thảo luận về ba vấn đề gây “nhức nhối” trong chương trình nghị sự quốc tế và khu vực”, - bà Ekaterina Koldunova nói.
Washington đã hy vọng các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ lên án chính sách của Trung Quốc, sẽ áp đặt các biện pháp cứng rắn hơn đối với chế độ quân sự ở Myanmar và hạn chế sự tương tác của các nước Đông Nam Á với Nga, kể cả việc tham gia các lệnh trừng phạt của phương Tây. Các kết quả của Hội nghị cấp cao được công bố công khai cho thấy rằng, có rất ít tiến bộ trong việc hiện thực hóa kế hoạch này của Mỹ. Tuyên bố chung của Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ đề cập đến tất cả các vấn đề này một cách thận trọng. Kết quả lại không như mong đợi của Washington - chính sách của Trung Quốc hoàn toàn không được đề cập. Về tình hình Myanmar, các nước kêu gọi kiềm chế, giảm căng thẳng, tuân thủ đồng thuận 5 điểm của ASEAN, ủng hộ các hoạt động của Đặc phái viên ASEAN, và không nói về bất kỳ biện pháp trừng phạt nào. Về Ukraina, các nhà lãnh đạo tái khẳng định cam kết ủng hộ các nỗ lực của LHQ nhằm tìm kiếm một giải pháp hòa bình và giải quyết các vấn đề nhân đạo. Có nghĩa là, Washington đã không đạt được mục tiêu để các nước ASEAN đưa ra tuyên bố cứng rắn về ba vấn đề cấp bách này”.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.05.2022
Thượng đỉnh ASEAN-Hoa Kỳ đặc biệt: Không đạt được bất kỳ sự đột phá nào

Washington không thể vượt qua được Bắc Kinh về kinh tế

ASEAN tập trung vào sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực, và Washington không thể vượt qua được Bắc Kinh trong việc thúc đẩy quá trình này. Trong hội nghị cấp cao, Tổng thống Biden đã công bố gói các sáng kiến trị giá hơn 150 triệu USD, phần lớn trong số đó sẽ hỗ trợ an ninh hàng hải trong khu vực, cũng như chuyển tàu thuyền Mỹ đến các nước Đông Nam Á để chống đánh bắt cá trái phép, trong khi đó Mỹ có ý định viện trợ cho Ukraina gần 40 tỷ USD. Đồng thời, Trung Quốc đã cam kết hỗ trợ 1,5 tỷ USD cho các nước ASEAN để kích thích phát triển, tài trợ cho cuộc chiến chống đại dịch và khôi phục nền kinh tế của các quốc gia thành viên. Chẳng hạn, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha kêu gọi Washington đầu tư nhiều hơn vào Thái Lan, điều này có thể giúp phục hồi các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị bị phá vỡ sau đợt bùng phát đại dịch COVID-19 và các sự kiện ở Ukraina, đồng thời ông ám chỉ rằng, khi các quốc gia phải đối mặt với tình trạng bất ổn kinh tế toàn cầu, hãy chú ý đến các vấn đề nhân đạo hơn là giải pháp vũ lực cho một số vấn đề nhất định.
Để tăng cường sự hiện diện kinh tế của mình trong khu vực trước ảnh hưởng ngày càng tăng của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Hoa Kỳ đã tuyên bố thành lập Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF). Các nước ASEAN đã dự kiến ​​nội dung cụ thể của cấu trúc này sẽ được công bố tại Hội nghị cấp cao, nhưng điều này đã không xảy ra. Có lẽ Tổng thống Biden sẽ nói về nội dung này trong chuyến thăm Nhật Bản và Hàn Quốc vào ngày 20-24 / 5.
Hội nghị cấp cao đặc biệt Mỹ-ASEAN tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ở Washington - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.05.2022
Nước Mỹ không nhích lại gần ASEAN

Không thể lập mặt trận thống nhất

“Mặc dù Mỹ đóng vai trò quan trọng đối với các nước Đông Nam Á trong việc đảm bảo an ninh, sự cân bằng trong quan hệ với Trung Quốc, nhưng, đối với ASEAN bản thân Hoa Kỳ và cấu trúc kinh tế mà họ tạo ra không thể cạnh tranh với Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất trong nhiều năm liền, trong khi Bắc Kinh là đối tác thương mại chính của mỗi nước thành viên ASEAN. Vì vậy, các nước ASEAN không muốn “tự bắn vào chân mình” và công khai tham gia lên án Trung Quốc. Đến nay, chúng tôi chưa thấy những bước đi ở cấp độ chính thức minh chứng cho việc thành lập một mặt trận thống nhất chống Trung Quốc, chống Nga, chống Myanmar với sự tham gia của các quốc gia Đông Nam Á, điều mà Washington mơ ước”, - chuyên gia Ekaterina Koldunova, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN thuộc MGIMO cho biết.

Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала