Học giả Tàu: Việt Nam đang trỗi dậy, nhưng Trung Quốc không cần lo lắng

© AFP 2023 / Nhac NguyenCông nhân lắp ráp ắc quy xe điện tại nhà máy sản xuất xe điện VinFast ở Hải Phòng
Công nhân lắp ráp ắc quy xe điện tại nhà máy sản xuất xe điện VinFast ở Hải Phòng - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.05.2022
Đăng ký
Theo chuyên gia Trung Quốc, Việt Nam đang trỗi dậy hết sức mạnh mẽ, cạnh tranh về FDI, vị thế công xưởng toàn cầu của Bắc Kinh, tuy nhiên, chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình chưa cần quá lo lắng về việc để mất đơn hàng vào tay Hà Nội.
Việt Nam có thể là bên chiến thắng trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, đón dòng vốn chuyển dịch sản xuất mạnh mẽ nhưng để vươn lên thành công xưởng mới của thế giới, Hà Nội sẽ phải đối mặt với vô vàn thách thức.

“Không cần lo lắng”

Không cần lo lắng về xu hướng dịch chuyển sản xuất hay dời đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Đây là quan điểm được học giả Bai Ming, Phó Chủ nhiệm phụ trách nghiên cứu thị trường quốc tế, Viện Hợp tác Kinh tế và Thương mại Quốc tế Trung Quốc nêu trên tờ China Daily.
Thành tích ngoại thương nổi bật của Việt Nam trong quý đầu năm nay đã làm dấy lên nhiều cuộc thảo luận về việc liệu quốc gia Đông Nam Á này có đang giành mất các đơn hàng nước ngoài từ Trung Quốc, trong bối cảnh Covid-19 bùng phát nghiêm trọng ở quốc gia láng giềng phía Bắc của Hà Nội hay không.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN – Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2022
Việt Nam đề cao chủ nghĩa đa phương
Phải thừa nhận rằng Việt Nam đã và đang phát triển kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2006, giống như Trung Quốc đã làm sau khi gia nhập tổ chức này năm 2001, dù với tốc độ tương đối chậm.
Sau khi Mỹ phát động cuộc chiến thương mại chống Trung Quốc vào năm 2018, một số đơn đặt hàng từ nước ngoài cho các ngành công nghiệp Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực dệt may, đã dần chuyển sang Việt Nam.

Việt Nam đang trỗi dậy, cạnh tranh với Trung Quốc

Nhưng sự phân chia lao động quốc tế có 4 mức độ. Trong khi Trung Quốc đang tìm cách củng cố vị trí của mình và vươn lên cao hơn nữa, lên nhóm cao cấp của chuỗi công nghiệp toàn cầu, thì Việt Nam đang lấn sân vào chuỗi công nghiệp cấp thấp, theo học giả Bai Ming.
“Trên thực tế, Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ cạnh tranh và bổ sung cho nhau trong một số ngành”, ông Bai phân tích.
Ví dụ, các đơn hàng quần áo dệt may mà Việt Nam có được phụ thuộc vào vải nhập khẩu từ Trung Quốc. Ngoài ra, Việt Nam nhập khẩu ô tô, xe máy và xuất khẩu trái cây rau quả nông sản sang Trung Quốc.
Xe sang Trung Quốc Hongqi L5 tại Triển lãm Nga-Trung lần thứ hai ở Cáp Nhĩ Tân. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.01.2022
Hãng xe Trung Quốc ra mắt ‘cực phẩm’ tại Việt Nam, sẵn sàng cạnh tranh với VinFast?
Cuối cùng, Trung Quốc đã và đang chuyển các chuỗi sản xuất công nghiệp của mình đến các khu vực miền Trung và miền Tây, nơi mà “sự trỗi dậy” của Việt Nam thực sự là yếu tố cạnh tranh.
“Chẳng hạn, các đơn vị sản xuất điện thoại di động và máy tính xách tay ở các thành phố của Trung Quốc như Tây An, Thiểm Tây, Thành Đô, Tứ Xuyên và Trùng Khánh đang chuyển đến các nước như Việt Nam và Ấn Độ”, học giả Bai Ming nêu.
Các tỉnh thành này là nơi có các ngành công nghiệp tương đối phát triển như điện tử (Tây An, Trùng Khánh và Thành Đô), công nghiệp năng lượng mặt trời (An Huy), máy móc kỹ thuật (Hồ Nam) và thép (Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc).
Đối với các ngành như may mặc, khu vực phía Tây của Trung Quốc có lẽ không có nhiều lợi thế như Việt Nam.
Tuy nhiên, đối với các ngành công nghệ cao như lắp ráp điện thoại di động, Trịnh Châu, Hà Nam và Trùng Khánh được trang bị tốt hơn Việt Nam trong việc xử lý các đơn hàng nước ngoài.
Điều đó có nghĩa là các đơn đặt hàng có thể đến với Trung Quốc nếu nước này tăng cường năng lực cạnh tranh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm Trụ sở Tập đoàn Google. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.05.2022
Apple, Google, Microsoft, Intel: Đầu tư vào Việt Nam là “lựa chọn thông minh”

Xu hướng chuyển dịch sang Việt Nam “tương đối nhanh”

Tuy nhiên, chuyên gia của Viện Hợp tác Kinh tế và Thương mại Quốc tế Trung Quốc thừa nhận, sự chuyển dịch công nghiệp sang Việt Nam diễn ra tương đối nhanh, đặc biệt là đối với dệt may.
Điều này có nguyên nhân chủ yếu là do quốc gia Đông Nam Á này có nhiều doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nằm trong chuỗi công nghiệp tương đối ngắn.
Chắc chắn là Trung Quốc đã để mất một số hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, các công ty đang sử dụng nguồn lao động trong nước để giành lại lợi thế cạnh tranh thông qua chuyển giao công nghiệp, vì vậy, ngay cả khi các đơn hàng hoàn thành tại Việt Nam, lợi nhuận vẫn thuộc về các công ty Trung Quốc.
“Tuy nhiên, trên thực tế, những công ty kiếm được nhiều lợi nhuận nhất thường không phải của Trung Quốc hay Việt Nam mà là các doanh nghiệp như Samsung và Apple, những công ty vận hành chuỗi công nghiệp và kiểm soát cả đầu và cuối của chuỗi sản xuất”, Bai Ming bày tỏ.
Theo chuyên gia, mọi quốc gia đều mong muốn vươn lên hoặc củng cố vị trí của mình ở đầu cuối, nơi gắn với giá trị gia tăng và công nghệ cao trong chuỗi công nghiệp toàn cầu.
“Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nhưng Việt Nam vẫn chưa đạt đến giai đoạn đó”, chuyên gia Trung Quốc thẳng thắn.
Samsung Electronics Co. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.05.2022
“Cất nóc nhà” Trung tâm R&D lớn nhất Đông Nam Á, Samsung giữ lời hứa với Việt Nam
Một lý do chính của việc chuyển các ngành công nghiệp sang Việt Nam là chi phí lao động thấp - mức lương trung bình ở Việt Nam là khoảng 2,99 USD/giờ, chỉ bằng 50% ở Trung Quốc và khoảng 40% ở Thái Lan và Philippines.
Bên cạnh đó, Việt Nam có dân số tương đối trẻ và nguồn nhân lực dồi dào, và các yêu cầu kỹ thuật của các ngành chuyển dịch sang Việt Nam, chủ yếu là thương mại gia công, không yêu cầu đặc biệt cao.

RCEP, EVFTA cũng là vũ khí của Việt Nam

Các lý do khác của xu hướng chuyển dịch ngành rõ rệt là Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và ký Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA).
“Việt Nam có tỷ lệ quan hệ đối tác thương mại tự do cao hơn Trung Quốc”, chuyên gia nhấn mạnh.
Ví dụ, theo chính sách "Trung Quốc +1" của Nhật Bản, các doanh nghiệp Nhật Bản được yêu cầu không đầu tư vào Trung Quốc một mình và thay vào đó đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của họ bằng cách đầu tư vào các nước khác.
Ngoài ra, những nỗ lực của Hoa Kỳ, đặc biệt là trong việc thu hút các ngành sản xuất cao cấp về nước hoặc chuyển ra khỏi Trung Quốc, đã tỏ ra có lợi cho Việt Nam.
Công nhân công ty CP thủy sản Cà Mau sơ chế tôm phục vụ xuất khẩu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.04.2022
Thủy sản Việt Nam thuận lợi sang EU nhờ EVFTA
Như vậy, chúng ta nên nhìn nhận như thế nào về sự chuyển dịch của một số ngành công nghiệp từ Trung Quốc sang Việt Nam?
Sự chuyển dịch này có thể là do sự phân công lao động công nghiệp quốc tế. Vì Trung Quốc muốn sản xuất và xuất khẩu hàng hóa có giá trị gia tăng cao hơn, nên nước này đã trở nên kém cạnh tranh hơn trong việc sản xuất các sản phẩm cấp thấp.

“Ngay cả khi sự chuyển dịch của một số ngành công nghiệp sang Việt Nam có tác động đến Trung Quốc, xu hướng này cũng sẽ không đặc biệt mạnh mẽ và rõ rệt”, nhà nghiên cứu thương mại quốc tế nhấn mạnh.

Để thành công xưởng thế giới, Việt Nam đối mặt vô vàn thách thức

Để phát triển thành “công xưởng của thế giới”, Việt Nam phải đối mặt với một số thách thức.
Trên thực tế, nhiều công ty đầu tư vào Việt Nam thường đóng vai trò như những "cứ điểm".
Họ nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc và gia công tại Việt Nam. Nhưng do năng lực chế biến của Việt Nam còn hạn chế nên những ngành này có thể không phát triển vượt mức nhất định.
Tiền Việt Nam cùng với điện thoại và máy tính - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.05.2022
Lạm phát Việt Nam có thể vượt ngưỡng 4%
Lấy ví dụ về lĩnh vực dệt may. Việt Nam nhập khẩu lượng vải rất lớn từ Trung Quốc. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, nếu nhập khẩu vượt quá một tỷ lệ nhất định, sản phẩm gia công tại Việt Nam sẽ không được công nhận là sản phẩm sản xuất tại Việt Nam. Thay vào đó, chúng sẽ là các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc.
Một thách thức khác đối với Việt Nam là chi phí lao động trong nước đang tăng nhanh.
“Mặc dù Việt Nam hiện đang có quan hệ tương đối tốt với châu Âu và Mỹ, nhưng Hà Nội nhiều khả năng có thể sẽ phải phụ thuộc vào các siêu cường trong tương lai”, học giả Trung Quốc nêu quan điểm.

Kinh tế Việt Nam và chính sách Zero Covid của Trung Quốc

Trong báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2022 của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), tổ chức này cho biết, dựa trên nền tảng kinh tế vĩ mô 2021 và quý I/2022, các nhà nghiên cứu đã tính toán và đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay.
Người đàn ông theo dõi giá cổ phiếu tại một công ty môi giới ở Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.04.2022
Mức tăng GDP Trung Quốc vượt quá kỳ vọng
Theo đó, kịch bản cơ sở dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay sẽ vào khoảng 5,7%.
Trong khi đó, kịch bản khả quan, nền kinh tế sẽ đạt tăng trưởng GDP khoảng 6,2%, khi mà chuỗi cung ứng từ Trung Quốc không bị gián đoạn do chính sách Zero Covid.
Cuối cùng, kịch bản xấu nhất, nền kinh tế chỉ đạt tăng trưởng 5,2% trong năm nay, khi chuỗi cung ứng sản xuất bị gián đoạn do chính sách Zero Covid của Trung Quốc.
Đại diện VEPR, TS. Trần Toàn Thắng cho biết, trong quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, bài toán Trung Quốc là rất quan trọng. Hiện Bắc Kinh vẫn đang kiên trì với chính sách Zero Covid.
“Trung Quốc là thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam, do đó bài toán Trung Quốc trong phục hồi tăng trưởng kinh tế của nước ta rất quan trọng. Việc Trung Quốc trung thành với chính sách Zero Covid sẽ khiến cán cân thương mại chịu ảnh hưởng lớn”, chuyên gia của VERP lưu ý.
Trong khi đó, TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, cho biết rủi ro lớn nhất mà cả thế giới hiện đang đối mặt là lạm phát. Có đến 60% doanh nghiệp Mỹ bày tỏ lo ngại rủi ro lạm phát khi trả lời khảo sát.
Thị trường chứng khoán - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.05.2022
Kinh tế Việt Nam cần tránh phụ thuộc vào Trung Quốc
Chỉ số lạm phát bình quân toàn cầu năm 2022 được dự báo khoảng 6,2%, so với chỉ 4,2% của năm ngoái. Đây là mức tăng rất lớn, khiến hầu hết ngân hàng trung ương các nước phải tăng lãi suất, gây ra nhiều hệ lụy.
Theo ông Lực, lạm phát năm nay của Việt Nam phải gấp đôi năm ngoái trở lên, tức là khoảng trên 4%. Vấn đề khó khăn là bài toán có nên tăng lãi suất hay không. Tăng lãi suất để siết dòng tiền sẽ kiểm soát được lạm phát, nhưng đồng thời lại kiềm chế tăng trưởng chung của nền kinh tế do doanh nghiệp bị siết vốn.
Ngoài ra, theo chuyên gia này, kinh tế Việt Nam còn có những lo ngại khác như chất lượng tăng trưởng 2 năm vừa qua bị thay đổi, năng suất lao động rất thấp, chỉ tăng khoảng 4-4,5%, thấp hơn nhiều năm trước đó. Trong khi đó, còn nhiều vấn đề đang phát sinh ở thị trường tài chính, thị trường bất động sản.
Theo VERP, những tác động ảnh hưởng mạnh mẽ tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2022 bao gồm rủi ro từ dịch bệnh, áp lực lạm phát và chi phí sản xuất tăng lên mạnh, tác động gián tiếp từ rủi ro của xung đột Nga – Ukraina, sự chậm lại của kinh tế toàn cầu và các nền kinh tế đối tác quan trọng của Việt Nam, sự lệch pha trong chính sách kích thích kinh tế của Việt Nam so với toàn cầu.
Tàu chở hàng FESCO - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.05.2022
FESCO khai trương tuyến tàu biển thường xuyên từ Việt Nam sang Nga
Các chuyên gia khuyến nghị, nhà chức trách Việt Nam cần theo dõi chặt chẽ, có đánh giá đầy đủ và có các biện pháp ứng phó kịp thời với vấn đề nhập khẩu lạm phát, ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc với chính sách Zero Covid, xung đột Nga - Ukraina và các rủi ro khác có thể xảy ra.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала