Dầu khí Việt Nam: “Có người vào tù rồi!”

© Ảnh : Vietnam Oil and Gas GroupPetrovietnam
Petrovietnam - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.05.2022
Đăng ký
Theo một số chuyên gia, dự thảo Luật Dầu khí chưa làm rõ “vai” của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), một số quy định pháp luật liên quan trong bối cảnh đã từng có lãnh đạo ngành dầu khí phải vào tù.
Chuyên gia băn khoăn vấn đề bảo vệ cán bộ, mô hình của PVN, vấn đề ở Biển Đông, sự thay đổi cục diện bản đồ năng lượng khu vực, biến đổi khí hậu và cạnh tranh giá.

Vai trò, địa vị pháp lý của PVN như thế nào?

Đối với dự thảo Luật Dầu khí, nhà chức trách và giới chuyên gia của Việt Nam đặc biệt quan tâm đến tranh chấp ở Biển Đông và quyền tự chủ, địa vị pháp lý, vai trò trách nhiệm liên quan của PVN.
Ngày 19/5, Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, Hiệp hội năng lượng sạch Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo một số vấn đề thực tiễn đặt ra trong hoàn thiện dự thảo Luật Dầu khí nhằm góp phần phát triển bền vững ngành Dầu khí Việt Nam.
ExxonMobil - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.05.2022
ExxonMobil, Murphy Oil sẽ tiếp tục khai thác dầu khí ở Việt Nam
Tại Hội thảo, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho biết, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV tới đây, dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi sẽ lần đầu được đưa ra xem xét, thảo luận trước Quốc hội.
Như đã thông tin, Luật Dầu khí hiện hành được ban hành ngày 6/7/1993, được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2000, 2008. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện phát sinh một số vấn đề mang tính đặc thù của hoạt động dầu khí ở Việt Nam, cần được nghiên cứu hoàn thiện. Do đó, theo ông Thành, cần xem xét, sửa đổi Luật Dầu khí để phù hợp, tạo ra cơ chế chính sách đồng bộ, tăng cường hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước, loại bỏ rào cản, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho nhà đầu tư.
Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Luật Dầu khí (sửa đổi) gồm 9 chương, 56 điều kế thừa các điều khoản cơ bản của của Luật Dầu khí hiện hành, bảo đảm tính ổn định, liên tục của các hợp đồng dầu khí, hiệp định đã ký kết và đang có hiệu lực.
Tuy nhiên, một trong những vấn đề đáng quan tâm nhất là câu chuyện về mô hình của PVN. Ông Hiếu cho hay, một số quốc gia không có công ty dầu khí quốc gia với chức năng quản lý nhà nước, các công ty chỉ hoạt động vì mục tiêu kinh doanh.
Tuy nhiên, ở một số nước như Petronas của Malaysia thì lại là công ty dầu khí quốc gia với vai trò quản lý nhà nước.
“Nếu như chấp nhận mô hình thực hiện cổ phần vậy vai trò quản lý nhà nước của PVN đến đâu là phù hợp?”, ông Hiếu đặt vấn đề và lưu ý, việc quy định rõ vị trí, vai trò pháp lý của PVN là rất cần thiết vì bối cảnh hiện nay là không thể “nhập nhèm”.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.04.2022
Việt Nam có trao thêm đặc quyền cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia?
Về vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Quý, Tổng Thư ký Hội Dầu khí Việt Nam, cũng cho rằng, phải quy định thật rõ ràng, chặt chẽ vai trò pháp lý của PVN vì các quy định tại dự thảo chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.
Ông Đoàn Văn Thuần, Viện Dầu khí Việt Nam nêu 4 mô hình công ty dầu khí hiện nay trên thế giới. Theo đó, thứ nhất là công ty dầu khí quốc gia vừa đóng vai trò quản lý nhà nước vừa đóng vai trò quản lý đầu tư, tiêu biểu là Petronas của Malaysia. Thứ hai là mô hình công ty dầu khí quốc gia vừa quản lý nhà nước, vừa đóng vai trò nhà đầu tư như PVN hay mô hình Na Uy đang áp dụng.
“Theo mô hình này thì Chính phủ vừa là cơ quan ban hành chính sách đồng thời là quản lý nhà nước, còn công ty dầu khí quốc gia sẽ hỗ trợ quản lý về mặt kỹ thuật”, chuyên gia lưu ý.
Theo ông Thuần, mô hình này được áp dụng ở những nước kinh tế phụ thuộc nhiều vào dầu khí. Trong khi đó, mô hình thứ ba là mô hình các công ty dầu khí quốc gia chỉ đóng vai trò nhà đầu tư, không tham gia quản lý nhà nước như ở Indonesia. Mô hình thứ 4 là mô hình ở một số nước phát triển như Anh, Mỹ thì không có công ty dầu khí quốc gia.
Đại diện Viện Dầu khí Việt Nam cho biết, theo dự thảo mới nhất của luật Dầu khí trình Quốc hội thì cơ quan soạn thảo tiếp tục duy trì mô hình thứ 2, nghĩa là PVN vừa tham gia quản lý nhà nước, đồng thời là nhà đầu tư và mô hình này đã bắt đầu từ năm 1993. Nếu thay đổi mô hình theo các nước tiến tiến hay mô hình của Malaysia thì PVN sẽ phải thay đổi rất nhiều về thể chế và nhân lực.
Petrovietnam làm việc Zarubezhneft về “Trung tâm giám sát vận hành” - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.04.2022
PVN làm việc với Zarubezhneft, Việt Nam và Nga tăng hợp tác khai thác dầu khí

Vấn đề Biển Đông, cạnh tranh giá năng lượng

Phát biểu tại sự kiện, TS. Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng, bối cảnh hiện nay có nhiều nhân tố mới, nhiều xu hướng mới nhưng chưa được thể hiện đầy đủ trong dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi.

“Đó là vấn đề ở Biển Đông, sự thay đổi cục diện bản đồ năng lượng khu vực; vấn đề về biến đổi khí hậu; vấn đề cạnh tranh giá”, chuyên gia dẫn chứng.

Ông Sang cho rằng, nhiều nhân tố mới nhưng chưa được thể hiện đầy đủ trong dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi. Những xu hướng mới này đặt ra những thách thức, sự chủ động trong ứng phó, trong ưu tiên, trình tự khuyến khích đầu tư, chi ngân sách đầu tư, huy động các loại hình vốn đầu tư, kể cả Nhà nước, tư nhân, đầu tư nước ngoài, liên quan đến quyền quyết định, quyền tự chủ đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Theo Tổng thư ký Hội Dầu khí Việt Nam Nguyễn Huy Quý, ở dự thảo sau này, việc phân cấp, phân quyền đã được thể hiện rõ, tuy nhiên, vẫn chưa phản ánh được vị trí, vai trò của PVN, khi mà bối cảnh vừa qua đã xảy ra những trường hợp tranh chấp trong hoạt động dầu khí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Phó Tổng Thư ký LHQ Amina J. Mohamed - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.05.2022
Thủ tướng Việt Nam nói về Biển Đông và tình hình Ukraina với lãnh đạo Liên Hợp Quốc
Ông Quý dẫn chứng, Khoản 58 điều 3, điều 54, 55 chưa phản ánh được vị trí, vai trò của PVN, chưa đáp ứng được yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Bên cạnh đó, các điều khoản về tài chính trong phạm vi dự án Luật chưa được đề cập cụ thể như chính sách ưu tiên, phương án chi ngân sách, huy động vốn đầu tư cho ngành dầu khí, vấn đề cạnh tranh thị trường.
TS. Võ Trí Thành đồng tình và cho rằng, vấn đề xử lý tranh chấp chưa được thể hiện rõ trong dự thảo luật dầu khí sửa đổi, đây lại là vấn đề khá nhạy cảm và phức tạp, trong khi nhà đầu tư nước ngoài có vai trò rất lớn.
“Từ kinh nghiệm thực tiễn việc trao quyền đến mức nào thì mình chấp nhận và nó không gây ra xung đột quá lớn dưới góc độ Nhà nước, nhưng lại được quyền đại diện để xử lý tranh chấp”, ông Thành bày tỏ.

“Có người vào tù rồi”

Ông Nguyễn Huy Quý, đại diện Hội Dầu khí Việt Nam nhấn mạnh, những người như ông là những người chịu chi phối của luật Dầu khí từ đầu tới giờ.
“Có những người vào tù rồi chứ không phải không đâu. Tất nhiên có tội mới vào tù nhưng cũng có những cái gì đấy do luật pháp bất cập chứ không phải hoàn toàn”, ông Quý lưu ý.
Công tác nhập dầu thô của NMLD Dung Quất - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.04.2022
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và BSR đẩy mạnh nâng cấp Nhà máy Lọc dầu Dung Quất
Chuyên gia nhấn mạnh, việc sửa đổi luật Dầu khí vào thời điểm này là rất cấp thiết để tạo điều kiện cho ngành dầu khí phát triển. Dẫn ra ví dụ quy định về thực hiện dự án dầu khí có nội dung xây dựng trên đất liền thì dự thảo yêu cầu phải bổ sung các báo cáo theo quy định tại luật Xây dựng nhưng không nói cụ thể là quy định gì mà tìm luật Xây dựng cũng không thấy có. Ông Quý đánh giá, dự thảo như thế này sẽ dẫn tới diễn giải rất khác nhau, không đảm bảo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
“Nếu thế này khi làm việc, ông nào mạnh và máu thì ông ấy thắng, thắng mà tốt được khen, thắng mà sai đi tù. Đây là thực tế của ngành chúng tôi mấy năm vừa rồi”, lãnh đạo Hội Dầu khí thẳng thắn.

Không “thẩm tra trên giấy”

Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Nguyễn Văn Vy bày tỏ nỗi lo chọc một mũi khoan có thể mất triệu USD mà có thể có dầu hoặc không. Do vậy, chỉ khi quy định rõ mới tạo cơ chế để cán bộ thực thi.
Góp ý từ khía cạnh khác, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, cho biết điều 38 luật Dầu khí có đề cập đến vai trò của Bộ Công Thương, bao gồm: tổng hợp, theo dõi, báo cáo tình hình, kết quả tìm kiếm thăm dò, khai thác, tiêu thụ dầu khí, xuất khẩu dầu khí. Nhưng các hoạt động hiện nay Bộ vẫn đang làm như nhập khẩu xăng dầu, quản lý thị trường xăng dầu, an ninh xăng dầu thì vẫn chưa được cập nhật vào dự thảo mới.
Cờ Mỹ và сờ Việt Nam bên cạnh tàu Mercy neo đậu ở Nha Trang - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.05.2022
Phải chăng có «chiến thắng thầm lặng» của Hoa Kỳ ở Việt Nam
Ông Phong nhấn mạnh, khi có điều khoản này vào nội dung mới của luật thì mới có căn cứ để bỏ quỹ bình ổn giá.
“Khi đã hình thành thể chế về quản lý an ninh năng lượng dầu khí thì chúng ta sẽ khẳng định hơn vai trò của dự trữ dầu khí quốc gia, từ đó bỏ quỹ bình ổn giá”, chuyên gia nói.
Bày tỏ quan điểm về dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi, ông Phạm Văn Sơn, Giám đốc điều hành Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam cho biết, trong dự thảo luật không đề cập đến công tác phòng ngừa sự cố trong khi đây là nội dung quan trọng.
Từ đó ông Sơn đề xuất dự thảo cần quy định đánh giá cụ thể về rủi ro môi trường của những dự án một cách cụ thể, quyết liệt, ở cả khâu tổ chức, thẩm định, kịch bản. Khâu giám sát, kiểm tra xử lý, công bố thông tin cũng cần đưa vào văn bản dự thảo luật.
“Phải xây dựng đội ngũ chuyên gia có chuyên môn sâu để thẩm tra tất cả những kế hoạch đó, sau khi phê duyệt phải đi kiểm tra thực tế, tránh tình trạng chỉ thẩm tra trên giấy”, ông Phạm Văn Sơn nêu rõ và lưu ý, phải quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước phê duyệt kế hoạch này.
Giàn khoan dầu của Petrovietnam  - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.05.2022
Điều gì đã xảy ra ở dự án đường ống dẫn khí thiên nhiên lớn nhất Việt Nam Lô B - Ô Môn?
Nếu không, Giám đốc điều hành Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam nói thẳng, hệ lụy không xảy ra ở mặt biển nhìn thấy được mà còn ở đáy biển và tác động tới các thế hệ sau này.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала