Samsung tiếp tục củng cố vị thế cứ điểm sản xuất toàn cầu của Việt Nam

© Ảnh : Press service of Samsung Việt Nam Nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV) tại Bắc Ninh
Nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV) tại Bắc Ninh - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.05.2022
Đăng ký
Samsung Việt Nam đã cùng Bộ Công Thương tổ chức Lễ khởi động Dự án hợp tác phát triển nhà máy thông minh cho các doanh nghiệp tại Việt Nam, qua đó tiếp tục góp phần củng cố vị thế cứ điểm sản xuất toàn cầu của Việt Nam.
Samsung cam kết hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh theo tiêu chuẩn toàn cầu đối với mọi quy trình bao gồm nghiên cứu, sản xuất, giúp các doanh nghiệp có nhiều cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng của Samsung nói riêng và mạng cung ứng toàn cầu nói chung.

Samsung hỗ trợ phát triển nhà máy thông minh

Ngày 24/5, Bộ Công thương và Công ty Samsung Việt Nam đã cùng tổ chức Lễ khởi động Dự án hợp tác phát triển nhà máy thông minh cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Sự kiện nằm trong khuôn khổ Dự án hợp tác phát triển nhà máy thông minh, đã được Samsung và Bộ Công Thương ký biên bản ghi nhớ vào tháng 2/2022.
Chương trình nhằm mục tiêu hỗ trợ phát triển nhà máy thông minh tại 50 doanh nghiệp, cũng như đào tạo 100 chuyên gia Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn nhà máy thông minh 2 năm (2022-2023).
Đợt 1 năm 2022 của dự án (diễn ra trong 6 tháng đầu năm 2022) sẽ có sự tham gia của 14 doanh nghiệp bao gồm: 7 doanh nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh, 2 doanh nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc, 3 doanh nghiệp tại thành phố Hà Nội, 1 doanh nghiệp tại tỉnh Hưng Yên và 1 doanh nghiệp tại tỉnh Hà Nam.
Trong quá trình thực hiện dự án, các chuyên gia sẽ đánh giá tình hình vận hành nhà máy hiện tại của doanh nghiệp theo tiêu chuẩn nhà máy thông minh. Từ kết quả đánh giá, các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ tư vấn thiết lập nhà máy thông minh.
Bên cạnh đó, Samsung sẽ tổ chức khoá đào tạo dài 12 tuần để đào tạo các chuyên gia tư vấn Việt Nam trong lĩnh vực nhà máy thông minh. Trong đó, có 3 tuần đào tạo lý thuyết và 9 tuần đào tạo thực hành.
Samsung Galaxy Z Flip - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.04.2022
60% điện thoại Samsung bán ra toàn thế giới “made in Vietnam”

Tăng cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng

Ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, thời gian qua Bộ Công Thương đã tích cực hợp tác với các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp FDI lớn tại Việt Nam nhằm tăng cường chất lượng nguồn nhân lực và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong mảng công nghiệp chế biến chế tạo và công nghiệp hỗ trợ.
Trong đó, Bộ Công Thương và Samsung đã hợp tác thực hiện các chương trình như đào tạo chuyên gia tư vấn, tư vấn cải tiến cho doanh nghiệp Việt Nam, đào tạo chuyên gia khuôn mẫu…
“Các chương trình trên đã và đang mang lại tín hiệu tích cực cho nền công nghiệp Việt Nam nói chung và công nghiệp hỗ trợ nói riêng. Các dự án hợp tác này có tính lan tỏa sâu rộng giúp doanh nghiệp nội địa tăng cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho hay.

Nâng cao khả năng cạnh tranh

Về phần mình, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam Choi Joo Ho chia sẻ, ông hy vọng 14 doanh nghiệp tham gia chương trình lần này sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh tiên tiến của mình.
“Với sự tư vấn trực tiếp tại hiện trường của các chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực nhà máy thông minh được phái cử từ Hàn Quốc sang, các doanh nghiệp tham gia sẽ đạt được những thành quả cải tiến ấn tượng”, ông Choi Joo Ho nói.
Trong năm nay, Samsung có kế hoạch tư vấn hỗ trợ phát triển nhà máy thông minh cho 26 doanh nghiệp, đồng thời đào tạo 50 chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực này.
Qua đó, Samsung mong rằng có thể hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh theo tiêu chuẩn toàn cầu đối với mọi quy trình bao gồm nghiên cứu, sản xuất, giúp các doanh nghiệp có nhiều cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng của Samsung nói riêng và mạng cung ứng toàn cầu nói chung.
Từ năm 2015 đến nay, Bộ Công Thương và Samsung đã phối hợp triển khai chương trình tư vấn cải tiến nâng cao năng lực cạnh tranh cho 379 doanh nghiệp Việt Nam. Trong những năm từ 2018-2021, Bộ Công Thương và Samsung đã phối hợp đào tạo 406 chuyên gia về công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.
Ngoài ra, thấy được tầm quan trọng của mảng khuôn mẫu trong sản xuất công nghiệp, Bộ Công thương và Samsung đã thực hiện dự án đào tạo 200 kỹ thuật viên khuôn mẫu trong giai đoạn 2020-2023. Trong quá trình tìm kiếm doanh nghiệp cung ứng, đã có sự gia tăng mạnh về số lượng doanh nghiệp cấp 1 của Samsung.
Theo đó, nếu như năm 2014, chỉ có 4 doanh nghiệp cấp 1 thì đến cuối năm 2021, con số này đã tăng lên 51 doanh nghiệp. Song song đó, số doanh nghiệp cấp 2 cũng đã đạt mức 203 doanh nghiệp.

Samsung là hình mẫu doanh nghiệp FDI thành công ở Việt Nam

Trước đó, như Sputnik đã thông tin, theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), Việt Nam hiện có khoảng 2.000 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện, trong đó chỉ có khoảng 300 doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng đa quốc gia, tạo việc làm cho hơn 600.000 lao động.
Cục Công nghiệp nêu rõ: nhờ khả năng cung cấp một số linh kiện, phụ tùng cho các ngành công nghiệp trong nước, tỷ lệ nội địa hóa của một số ngành công nghiệp tại Việt Nam đã được cải thiện.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam cũng từng bước nâng cao trình độ, sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ, độ chính xác cao, góp phần tăng giá trị gia tăng.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham quan trưng bày sản phẩm khoa học, công nghệ lĩnh vực quân sự, quốc phòng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.05.2022
Vũ khí “made in Vietnam” của Viettel giúp Việt Nam giảm chi tiêu ngân sách quốc phòng
Một số doanh nghiệp sản xuất linh kiện của Việt Nam có năng lực tốt ở các lĩnh vực như: sản xuất khuôn mẫu các loại; linh kiện xe đạp, xe máy; linh kiện cơ khí tiêu chuẩn; dây cáp điện; linh kiện nhựa - cao su kỹ thuật; săm lốp các loại… Các sản phẩm này đã đáp ứng tốt nhu cầu trong nước và được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới.
Theo Cục Công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước ngày càng tích cực áp dụng các tiêu chuẩn, công cụ quản lý hiện đại vào sản xuất, chế tạo, trong đó đã hình thành và phát triển được các tập đoàn kinh tế lớn hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp cơ bản, vật liệu, cơ khí chế tạo như: Viettel, Vingroup, Trường Hải, Thành Công, Hòa Phát....
“Điều này đã tạo nền tảng cho ngành công nghiệp hỗ trợ, giúp các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam từng bước tham gia sâu hơn vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu”, Bộ Công Thương bày tỏ.
Đáng chú ý, ở đây, nhắc tới thành công rõ nét của ngành công nghiệp hỗ trợ thời gian qua, đại diện Cục Công nghiệp dẫn chứng câu chuyện nhìn từ trường hợp Tập đoàn Samsung.
Theo đó, năm 2014, Tập đoàn Samsung đưa ra danh sách 170 phụ kiện doanh nghiệp Việt Nam có thể cung ứng cho sản phẩm Galaxy S4 và Tab, nhưng các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đã không thể đáp ứng được dù chỉ là linh kiện đơn giản nhất và phải chấp nhận thất bại ngay trên “sân nhà”.
Một năm sau, để không bỏ lỡ cơ hội, 4 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đã đạt cấp độ nhà cung ứng cấp 1 của Samsung và tiếp tục gia tăng số lượng nhà cung ứng cho Samsung trong những năm sau đó.
Apple AirPods Pro 2 - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.05.2022
“Thoát ly khỏi Trung Quốc”, Apple có thể sản xuất AirPods Pro 2 ở Việt Nam
Số lượng nhà cung ứng cấp 1 của Samsung tăng từ 35 doanh nghiệp năm 2018 lên 42 doanh nghiệp. Số lượng nhà cung ứng cấp 2 cũng tăng từ 157 doanh nghiệp năm 2018 lên 170 doanh nghiệp. 240 doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào mạng lưới cung ứng của Samsung.
Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á một lần nữa khẳng định chiến lược phát triển lâu dài và định hướng để Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất toàn cầu của Samsung.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала