- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

«Sputnik V» chứng tỏ khả năng bảo vệ cao chống lại biến chủng Omicron

© Sputnik / Evgeny Odinokov / Chuyển đến kho ảnhVắc xin Sputnik của Nga
Vắc xin Sputnik của Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.05.2022
Đăng ký
Theo công trình nghiên cứu so sánh độc đáo của Viện Spallanzani ở Ý mà kết quả được công bố trên tạp chí y học hàng đầu thế giới Vaccines, «Sputnik V» đã cho thấy khả năng bảo vệ cao giúp chống lại biến chủng Omicron.
Tại Viện Spallanzani, cơ sở nghiên cứu hàng đầu của Ý trong lĩnh vực bệnh truyền nhiễm, nhóm các nhà khoa học của Viện này và Trung tâm Gamaleya của Nga đã tiến hành công trình nghiên cứu so sánh độc đáo. Theo kết quả nghiên cứu, vaccine «Sputnik V» đã chứng tỏ hiệu giá kháng thể trung hòa virus đối với biến chủng Omicron (B.1.1.529) cao hơn so với hai liều tiêm vaccine Pfizer (cao hơn 2,1 lần về tổng thể và 2,6 lần sau khi tiêm chủng 3 tháng).
Nghiên cứu được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm bình đẳng tại Viện Spallanzani ở Ý, trên cơ sở các mẫu huyết thanh so sánh từ các cá nhân tiêm chủng «Sputnik V» và Pfizer với mức kháng thể IgG tương tự và hoạt động trung hòa hoạt tính virus với chủng ban đầu đã đăng ký ở Vũ Hán.
Vaccine Sputnik V của Nga. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.03.2022
Sputnik V là vắc xin đầu tiên được chứng minh là có hiệu quả đối với những người mắc HIV
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng «Sputnik V» vô hiệu hóa biến chủng Omicron bằng cách tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh nhờ lượng kháng thể cao.
Trong khuôn khổ các mẫu với hơn 25% kháng thể IgG đặc hiệu RBD cao nhất, 100% những người tiêm chủng «Sputnik V» ghi nhận kháng thể trung hòa Omicron so với 83,3% những người tiêm vaccine Pfizer.
74,2% tổng số mẫu huyết thanh của người tiêm vaccine «Sputnik V» đã vô hiệu hóa biến chủng Omicron so với 56,9% ở mẫu vaccine Pfizer.
«Sputnik V» tạo phản ứng mạnh hơn ở cấp độ kháng thể trung hòa virus chống lại Omicron, trong đó nhờ hàng loạt những nguyên nhân sau:
«Sputnik V» hình thành phổ kháng thể trung hòa virus rộng hơn, khác với vaccine Pfizer sử dụng protein S ở dạng ổn định proline, ảnh hưởng chủ yếu đến các epitop cụ thể, bị biến dạng mạnh bởi đột biến trong chủng Omicron.
Sơ đồ không đồng nhất («prime-boost»- tăng nguyên tố) trên cơ sở vaccine «Sputnik»;
Mức độ bắt chước lây nhiễm cao hơn bởi nền tảng adenovirus.
Những dữ liệu thu được xác nhận kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tại Trung tâm Gamaleya, đã công bố trên cổng thông tin MedRxiv: (https://www.medrxiv.org/content/10.1101/2021.12.17.21267976v1), chứng tỏ sức trung hòa hoạt tính virus cao của vaccine «Sputnik V» chống lại chủng Omicron, được tăng cường thêm bởi «Sputnik Light».
«Sputnik Light» là chất tăng cường phổ quát cho các loại vaccine khác nhờ cấu hình tối ưu của nền tảng adenovirus trên cơ sở vaccine «Sputnik», mang lại khả năng bảo vệ cao hơn khi chống biến chủng Omicron và những đột biến khác, ưu điểm này đã được nhiều nghiên cứu xác nhận.
Vaccine Sputnik V - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.01.2022
Đại dịch COVID-19
Nghiên cứu chứng tỏ Sputnik V vượt trội Pfizer trong việc chống chủng Omicron
«Sputnik V» được phê chuẩn sử dụng tại 71 nước với tổng số cư dân hơn 4 tỷ người, còn «Sputnik Light» được chấp thuận sử dụng ở hơn 30 quốc gia. «Sputnik V» và «Sputnik Light» dựa trên cơ sở công nghệ vector adenovirus của người, an toàn và đã được kiểm chứng trong chặng dài hơn 30 năm và không gắn với những tác dụng phụ nghiêm trọng như viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài của tim. Độ an toàn và tính hiệu quả cao của «Sputnik V» và «Sputnik Light» đã được xác nhận bởi kết quả của hơn 30 nghiên cứu và dữ liệu tiêm chủng thực tế từ hơn 10 nước.
Ngày 25 tháng 5 năm 2022 Trung tâm Gamaleya công bố trên tạp chí y học hàng đầu Vaccines về kết quả của nghiên cứu độc lập so sánh duy nhất, tiến hành tại Viện Các bệnh Truyền nhiễm Quốc gia mang tên Lazzaro Spallanzani (Ý), do nhóm các nhà khoa học của Viện này và chuyên gia của Trung tâm Gamaleya phối hợp thực hiện. Theo kết quả nghiên cứu, vaccine «Sputnik V» hai thành phần tạo ra hiệu giá trung bình của kháng thể trung hòa virus đối với biến chủng coronavirus Omicron cao hơn so với hai liều vaccine Pfizer (cao hơn 2,1 lần về tổng thể và cao hơn 2,6 lần ở thời điểm ba tháng sau khi tiêm vaccine).
Bài báo của nhóm gồm 12 nhà khoa học Ý và 10 nhà khoa học Nga dưới sự lãnh đạo của ông Francesco Vaii Giám đốc Viện Spallanzani và ông Alexandr Gintsburg Giám đốc Trung tâm Gamaleya đã vượt qua quy trình đánh giá khách quan của tập thể chuyên gia quốc tế (peer-review) và có thể tìm thấy theo đường dẫn: https://www.mdpi.com/2076-393X/10/5/817/htm
Nghiên cứu được thực hiện tại Viện Spallanzani trong điều kiện phòng thí nghiệm bình đẳng với mẫu huyết thanh của các nhóm cá thể tương đương được tiêm chủng vaccine «Sputnik V» và Pfizer, không có thống kê khác biệt đáng kể trong hoạt tính vô hiệu hóa virus chống lại chủng đã đăng ký ở Vũ Hán.
Vắc xin Nga Sputnik V chống lại coronavirus - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.12.2021
Đại dịch COVID-19
WHO giải thích lý do chậm trễ trong việc công nhận vắc xin Sputnik V
Nghiên cứu khẳng định mức độ cao của các kháng thể trung hòa virus chống lại chủng Omicron, được hình thành nhờ tiếp nhận vaccine «Sputnik V». Chủng Omicron và các phân loài BA.4 và BA.5 của nó là nguyên nhân gây ra hiện tượng tăng vọt tỷ lệ nhiễm coronavirus ở Hoa Kỳ, Nam Phi và 70 nước khác, như ghi nhận gần đây.
Điểm ưu việt của «Sputnik V» là sử dụng S-glycoprotein gốc (protein tăng đột biến không có sự ổn định proline và những sửa đổi khác) và sử dụng sơ đồ tiêm vaccine không đồng nhất. Còn vaccine của Pfizer sử dụng protein đột biến ở dạng ổn định proline, khác biệt với «Sputnik V». Ổn định proline và những sửa đổi khác hướng phản ứng miễn dịch đáp trả chủ yếu đến vùng liên kết thụ thể đột biến tích cực (RBD) của protein đột biến. Trong chủng Omicron, số lượng đáng kể các đột biến đã ghi nhận chính trong vùng liên kết thụ thể; do đó, có thể quan sát thấy sự sụt giảm đáng kể hoạt động trung hòa đối với biến thể này trong huyết thanh của người được tiêm chủng vaccine Pfizer.
Sức mạnh tăng cường với «Sputnik Light» trong khuôn khổ phương pháp tiêm vaccine kết hợp có thể giúp giảm hiệu ứng của mRNA-vaccine chống lại chủng Omicron, cũng như giảm hiệu ứng của mRNA-vaccine chống coronavirus nói chung. Sự kết hợp giữa vaccine adenovirus và mRNA-vaccine có thể cung cấp khả năng bảo vệ mạnh hơn chống lại chủng Omicron và những biến chủng coronavirus khác.
Vaccine Sputnik V. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.12.2021
Đại dịch COVID-19
Ký kết thỏa thuận mở rộng sản xuất «Sputnik V» và lưu hành «Sputnik Light» tại Việt Nam
Dữ liệu do Viện Spallanzani thu được cũng như những nghiên cứu trước đây về sức tăng cường không đồng nhất của «Sputnik Light» đã chỉ ra rằng đây là giải pháp xuất sắc hơn cả để gia tăng hiệu quả của các vaccine khác và kéo dài thời gian bảo vệ của chế phẩm tăng cường. Cấu hình tối ưu của nền tảng adenovirus bảo vệ tốt hơn chống lại Omicron và các đột biến khác:
«Sputnik Light» như chất tăng cường làm tăng đáng kể hoạt động vô hiệu hóa virus chống lại chủng Omicron, có thể so sánh với hiệu giá sau khi tiêm «Sputnik V» chống lại chủng virus ban đầu, gắn kết với mức độ bảo vệ cao. Kết quả của công trình nghiên cứu được cô đọng trong bài báo đăng tại:
https://www.medrxiv.org/content/10.1101/2021.12.17.21267976v1
Tính an toàn và hiệu quả cao của «Sputnik Light» trong vai trò chất tăng cường đã được khẳng định qua nghiên cứu về dùng trộn vaccine ở Argentina. Nghiên cứu thực hiện ở 5 tỉnh của đất nước (thành phố và tỉnh Buenos Aires, cũng như Córdoba, La Rioja và San Luis) về việc sử dụng kết hợp «Sputnik Light» và vaccine do AstraZeneca, Sinopharm, Moderna và Cansino chế xuất đã chứng tỏ rằng «Sputnik Light» tạo ra lượng kháng thể và tế bào T cao hơn so với cách tiêm đồng nhất (cùng một loại vaccine ở liều đầu tiên và liều thứ hai).
Độ dài thời gian phát huy tác dụng bảo vệ của vaccine là mấu chốt để tránh phải tiêm nhắc lại thường xuyên. Các tác giả của một nghiên cứu khác ở Argentina đã đi đến kết luận rằng mức độ bảo vệ cơ thể chống lại coronavirus vẫn ổn định theo thời gian sau khi tiêm vaccine «Sputnik V» do quá trình trưởng thành liên tục của các kháng thể trung hòa và không ngừng tăng hiệu quả trung hòa của chúng:
https://www.medrxiv.org/content/10.1101/2021.08.22.21262186v1
Công trình nghiên cứu của một số Viện hàng đầu tại Hoa Kỳ (Trung tâm Y tế Beth Israel Harvard, Viện Ragon trực thuộc Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, Viện Công nghệ Massachusetts MIT và Harvard, và Đại học North Carolina) cho thấy rằng tăng cường cho chủng ngừa vaccine Pfizer bằng một loại vaccine dựa trên adenovirus vector serotype 26 tạo thành sự bảo vệ lâu dài tối ưu chống lại chủng Omicron với sự phát triển của tế bào T đặc hiệu cho chủng này gấp 4 lần, và hiệu giá của kháng thể trung hòa gấp 2,4 lần so với tăng cường bằng vaccine Pfizer. «Sputnik Light» được điều chế trên cơ sở vector adenovirus loại huyết thanh 26 và là chất tăng cường phổ quát dành cho các loại vaccine khác chống lại tất cả các đột biến của coronavirus:
https://www.medrxiv.org/content/10.1101/2021.12.02.21267198v2
Công trình nghiên cứu tại Hoa Kỳ với 168 triệu người cho thấy vaccine coronavirus một thành phần dựa trên vector adenovirus serotype 26 vượt trội hơn vaccine mRNA hai thành phần về hiệu quả chống nhiễm trùng và nhập viện, giảm sút nhanh chóng. Sáu tháng sau khi tiêm chủng vaccine Pfizer, khả năng bảo vệ khỏi nhập viện giảm 4 lần, trong khi vaccine dựa trên loại huyết thanh vector adenovirus 26 không giảm độ bảo vệ chống khả năng nhập viện:
https://www.medrxiv.org/content/10.1101/2022.01.05.22268648v1
Công trình nghiên cứu ở Cộng hoà Nam Phi với sự tham gia của gần 500.000 nhân viên y tế đã chỉ ra rằng chất tăng cường dựa trên loại huyết thanh vector adenovirus 26 có hiệu quả 85% chống trường hợp nhập viện do chủng Omicron gây ra:
https://www.medrxiv.org/content/10.1101/2021.12.28.21268436v1.full-text
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала