Triều Tiên đáp trả các mối đe dọa an ninh từ Mỹ và Hàn Quốc

© Sputnik / Vitaly AnkovChủ tịch Hội đồng Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Kim Jong-un
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Kim Jong-un - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.05.2022
Đăng ký
Tuyên bố của các nhà lãnh đạo Mỹ và Hàn Quốc về khả năng triển khai “vũ khí răn đe” chiến lược của Mỹ tại Hàn Quốc đã khiến Triều Tiên tiến hành các vụ thử tên lửa. “Vũ khí răn đe” cũng có thể chống lại Trung Quốc.
Các vụ phóng tên lửa của CHDCND Triều Tiên và các hành động trả đũa của Mỹ và Hàn Quốc có thể khiến căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên leo thang nghiêm trọng.

Mỹ và Hàn Quốc chuẩn bị đáp trả các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên

Trong cuộc điện đàm hôm thứ Tư, Cố vấn An ninh Quốc gia Hàn Quốc Kim Sung-han và Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan đã nhất trí hợp tác chặt chẽ để điều chỉnh kế hoạch phản ứng hiệu quả và mạnh mẽ đối với các hành động của Triều Tiên dựa trên sự sẵn sàng của hai nước phòng thủ chung. Điều này được nêu trong bản tuyên bố của văn phòng Tổng thống Hàn Quốc.
Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Lee Jong-sup và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cũng thảo luận về các phương pháp phòng thủ chung trước các mối đe dọa tên lửa của CHDCND Triều Tiên. Theo kết quả của cuộc điện đàm, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, đáp trả các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, ông Lee Jong-sup đã chỉ ra sự cần thiết phải triển khai vũ khí chiến lược của Mỹ để sẵn sàng hành động chống lại các hành vi khiêu khích mới của Bình Nhưỡng. Bộ trưởng Hàn Quốc cũng kêu gọi sớm tái khởi động Nhóm tư vấn chiến lược răn đe mở rộng.
Hàn Quốc  - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.05.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Hàn Quốc gửi lô viện trợ tiếp theo cho Ukraina

Cái cớ để Mỹ mở rộng hiện diện quân sự

Trên thực tế, các vụ thử tên lửa gần đây nhất của Triều Tiên chỉ là cái cớ để mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Hàn Quốc. Washington và Seoul làm đảo lộn vấn đề, - chuyên gia Konstantin Asmolov, nhà nghiên cứu hàng đầu tại Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc tại Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik:

“Các vụ phóng tên lửa vừa qua của CHDCND Triều Tiên chỉ là một cái cớ chứ không phải là lý do cho việc triển khai vũ khí chiến lược Mỹ trên lãnh thổ Hàn Quốc. Trong bản tuyên bố chung của Tổng thống Hoa Kỳ và Tổng thống Hàn Quốc sau chuyến thăm Seoul của Joe Biden, chủ đề triển khai vũ khí chiến lược đã được tiết lộ đầy đủ. Tức là, Washington và Seoul đã nói về việc triển khai các vũ khí chiến lược trên lãnh thổ Hàn Quốc ngay trước khi Triều Tiên thực hiện các vụ phóng tên lửa. Và các vụ phóng tên lửa chỉ là một kiểu hành động trả đũa. Do đo, khi phân tích nguyên nhân của một vòng căng thẳng mới trong khu vực, không nên bắt đầu từ các vụ phóng tên lửa, mà từ các tuyên bố trước đó của Joe Biden và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol. Đồng thời, các vũ khí chiến lược của Mỹ có thể được triển khai không chỉ để chống lại CHDCND Triều Tiên mà còn để chống lại Trung Quốc, vì vậy dễ hiểu tại sao Bắc Kinh bày tỏ lo ngại về việc mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Hàn Quốc, mà quá trình này tiếp tục trong mấy năm liền”.

Vào ngày 24/5, tức là một ngày trước khi Triều Tiên phóng ba tên lửa đạn đạo, Mỹ và Hàn Quốc đã phô trương tiềm lực quân sự của mình trước Bình Nhưỡng trong cuộc tập trận Elephant Walk (Voi đi bộ). Seoul đã điều khoảng 30 máy bay chiến đấu F-15K. Rất có thể, hoạt động quân sự này diễn ra trùng với thời điểm Tổng thống Mỹ thăm chính thức Nhật Bản, đã khiến Bình Nhưỡng bấm nút phóng tên lửa. Sau đó Seoul và Washington phóng mỗi nước một tên lửa ra vùng biển ngoài khơi bán đảo Triều Tiên đáp trả các vụ phóng của Bình Nhưỡng. Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc cho biết, các vụ phóng này thể hiện "khả năng tấn công" của các lực lượng vũ trang tổng hợp của Mỹ và Hàn Quốc nhằm ngăn chặn "các hành động khiêu khích tiếp theo" từ CHDCND Triều Tiên. Washington và Seoul cũng nhất trí phối hợp nỗ lực trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với CHDCND Triều Tiên.
Đồng thời, cả Hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc-Mỹ ở Seoul, cũng như cuộc gặp của các nhà lãnh đạo Bộ tứ QUAD ở Tokyo đều không thúc đẩy Bình Nhưỡng đàm phán với Mỹ để giải quyết vấn đề Bán đảo Triều Tiên. QUAD chỉ kêu gọi Bình Nhưỡng tham gia đàm phán, nhưng không đưa ra đề xuất nào để giải quyết những lo ngại về an ninh của nước này. Chuyên gia Konstantin Asmolov lưu ý:

“Việc nhóm QUAD lên án những diễn biến gây bất ổn và các vụ phóng tên lửa của CHDCND Triều Tiên, kêu gọi Bình Nhưỡng chấm dứt các hành động khiêu khích chỉ là những tuyên bố chung như thường lệ. Không thấy nói đến đề xuất mới nào về vấn đề bán đảo Triều Tiên tại Hội nghị thượng đỉnh song phương ở Seoul. Mỹ và Hàn Quốc kêu gọi Bình Nhưỡng tham gia đối thoại về chương trình hạt nhân, nhưng họ không đưa ra những đề xuất cụ thể có tính đến lợi ích an ninh của Triều Tiên”.

truyền hình Hàn Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.05.2022
Hàn Quốc bắn hai tên lửa để đáp trả các vụ phóng thử của CHDCND Triều Tiên
Triều Tiên chưa thấy ý định chân thành của phía Mỹ và Hàn Quốc trong việc xoa dịu tình hình. Chỉ có việc tăng cường phong tỏa kinh tế và gia tăng sức ép lên Triều Tiên, - chuyên gia Lu Chao, Giám đốc Viện nghiên cứu Hoa Kỳ và Đông Á tại Đại học Liêu Ninh (Trung Quốc), cho biết trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
Triều Tiên đã phóng ba tên lửa đạn đạo về phía biển Nhật Bản vào sáng thứ Tư. Tất cả các vụ phóng tên lửa đều được thực hiện từ khu vực Sunan ở Bình Nhưỡng. Theo quân đội Hàn Quốc, vật phóng đầu tiên là một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), và hai quả còn lại là tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Đồng thời, việc phóng một trong những quả tên lửa tầm ngắn có lẽ đã bị thất bại. Đây là vụ thử tên lửa thứ 17 của CHDCND Triều Tiên kể từ đầu năm đến nay, bao gồm các vụ phóng ICBM, tên lửa đạn đạo dùng cho tàu ngầm, hệ thống vệ tinh vũ trụ và hệ thống chiến thuật mới cho vũ khí hạt nhân.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала