Nhà kinh tế học cho rằng Mỹ và các nước G7 cố tình dối trá về các biện pháp trừng phạt chống Nga

© Sputnik / Alexey MalgavkoLúa mì
Lúa mì - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.05.2022
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Hoa Kỳ và các đối tác G7 cố ý không nói rõ nguồn gốc của cuộc khủng hoảng lương thực là do ảnh hưởng tiêu cực từ các lệnh trừng phạt chống Nga. Ý kiến này được nhà kinh tế học John Ross nêu ra trong một bài báo đăng trên Asia Times.
Theo ông Ross, G7 (nhóm 7 nước bao gồm Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh và Mỹ) đã tuyên bố dối trá rằng cuộc khủng hoảng lương thực chủ yếu là do "Nga chặn đường xuất khẩu ngũ cốc của Ukraina".

“Tuyên bố này của G7 cố tình xuyên tạc cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu hiện nay. Thay vì cố gắng giải quyết cuộc khủng hoảng này, Mỹ và phần còn lại của G7 đã lợi dụng cơ hội đó để tiếp tục tuyên truyền cho Ukraina”, - bài báo viết.

Tác giả bài báo kết luận rằng việc Ukraina hạn chế xuất khẩu không phải là nguyên nhân chính khiến tình hình xấu đi.
Sản xuất dầu - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.05.2022
G7 muốn thành lập cartel khách mua dầu của Nga

“Một nguyên nhân có tính thuyết phục hơn nhiều là các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với hàng hóa xuất khẩu của Nga”, - chuyên gia này nhấn mạnh.

Ông nhắc lại rằng Nga là nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, gấp gần ba lần lượng xuất khẩu toàn cầu của Ukraina - 18% so với 7%.
Ngoài ra, bài báo cho biết, Nga là nhà xuất khẩu phân bón lớn nhất thế giới, còn Belarus, quốc gia đang phải đối mặt với lệnh trừng phạt của phương Tây, cũng là một nhà cung cấp chính - họ chiếm hơn 20% nguồn cung toàn cầu.
Tòa nhà của Bộ Ngoại giao Liên bang Nga trên Quảng trường Smolenskaya-Sennaya ở Moscow - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.05.2022
Bộ Ngoại giao Nga: Việc khôi phục xuất khẩu ngũ cốc phụ thuộc vào "những kẻ giật dây bên ngoài"
Do đó, nhà phân tích nhận định rằng các quốc gia phương Tây đang làm cho cộng đồng thế giới hiểu sai vấn đề. Chuyên gia cho biết thêm, trước cuộc khủng hoảng giá cả hiện nay, khoảng 10% dân số thế giới, tức là 800 triệu người đang chịu cảnh mất an ninh lương thực. Nếu năm 2019 có 27 triệu người đang ở bên bờ vực đói kém, thì hiện nay con số này là 44 triệu người.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала