Tư cách thành viên ASEAN của Myanmar: chấm dứt hay duy trì?

© Flickr / Shaun DunphyQuốc kỳ Myanmar
Quốc kỳ Myanmar - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.05.2022
Đăng ký
Năm 2022 là năm kỷ niệm 55 năm thành lập ASEAN. Năm nay trở thành thời điểm sôi nổi hơn bao giờ hết khi các đối tác trong Hiệp hội tranh luận về việc liệu Myanmar có xứng đáng hay không để duy trì tư cách thành viên ASEAN.
Có nhiều lập luận ủng hộ và phản đối việc tước bỏ tư cách thành viên ASEAN có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của Myanmar, - Ksenia Efremova, Phó Tiến sĩ Khoa học Chính trị, Phó Giáo sư Khoa Đông phương học tại trường Đại học Quan hệ Quốc tế Matxcơva (MGIMO), lưu ý trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

Những lập luận cho luận điểm đình chỉ tư cách thành viên của Myanmar

“Lập luận rõ ràng nhất cho việc đình chỉ tư cách thành viên ASEAN của Myanmar là các vấn đề chính trị nội bộ chưa được giải quyết, điều này tạo ra tình trạng chính quyền kép. Ở đây nói về các sự kiện ngày 1 tháng 2 năm 2021. Khi đó, Tổng thống Win Myint, bà Aung San Suu Kyi và các lãnh đạo khác của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) cầm quyền tại Myanmar đã bị bắt trong một loạt cuộc truy quét, và phó tổng thống thứ nhất, theo quy định của hiến pháp, đã chuyển toàn bộ chính quyền về tay Tổng Tư lệnh Các lực lượng vũ trang Myanmar, Thống tướng Min Aung Hlaing.

Đáp lại điều đó, vào ngày 4 tháng 2, các nghị sĩ NLD đã thành lập "Ủy ban đại diện cho Nghị viện Liên minh", tuyên bố Min Aung Hlaing là một nhà độc tài, và Hội đồng Hành chính Nhà nước mà ông tạo ra là một tổ chức khủng bố. Ủy ban đã bầu ra "tổng thống" lâm thời và thành lập Chính phủ Đoàn kết Dân tộc (NUG). Chính phủ tự xưng đang cố gắng hết sức để nhận được sự công nhận chính thức của cộng đồng quốc tế, nhưng hiện tại các thành viên chính phủ đang sống lưu vong và quyền đại diện cho lợi ích của người dân Myanmar không được xác nhận bởi sự hiện diện của các cơ quan quyền lực thực sự”, - chuyên gia Ksenia Efremova nói.

Vấn đề chính quyền kép như một trở ngại đối với tư cách thành viên của nước này trong ASEAN đã có tiền lệ trong lịch sử. Một lập luận tương tự đã được sử dụng khi đưa ra quyết định về việc kết nạp Campuchia, vốn bị trì hoãn hai năm do cuộc đảo chính năm 1997, khi thủ tướng đầu tiên, Hoàng thân Norodom Ranariddh bỏ trốn ra nước ngoài, và thủ tướng thứ hai, ông Hun Sen trên thực tế đã nắm quyền lực độc đoán ở Campuchia. Do đó, phương án đình chỉ tư cách thành viên ASEAN của Myanmar cho đến khi giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị có vẻ khá khả thi.
Tổng thống Hoa Kỳ Joseph Robinette Biden Jr. đón Thủ tướng Phạm Minh Chính. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.05.2022
Mỹ và ASEAN: Lịch sử quan hệ và thực trạng ngày hôm nay

“Lập luận thứ hai cho việc đình chỉ tư cách thành viên ASEAN của Myanmar là thiếu sự công nhận rộng rãi của cộng đồng quốc tế đối với các cơ quan chức năng hiện tại của đất nước. Đại sứ Myanmar tại LHQ là ông Kyaw Moe Tun, một nhà ngoại giao được chính phủ NLD trước đây bổ nhiệm. Ngay cả các nước ASEAN đã quyết định không mời thống tướng Min Aung Hlaing tham gia các hội nghị thượng đỉnh sau khi Myanmar không thực hiện các cam kết của mình đối với Đồng thuận 5 điểm của ASEAN được thông qua tại cuộc họp các lãnh đạo ASEAN ngày 24/4/2021. Lập luận của Myanmar rằng lãnh đạo NLD đang bị giam giữ và không được phép gặp bất kỳ ai khác ngoài luật sư đã không được Đặc phái viên ASEAN chấp nhận.

Lập luận thứ ba cho việc loại Myanmar khỏi ASEAN là sự khó tính và những hành vi "khó đoán" của chính phủ Myanmar, họ diễn giải các thỏa thuận đạt được với ASEAN theo cách riêng của họ. Do đó, các thành viên khác của ASEAN buộc phải thường xuyên tìm cách xoa dịu những mâu thuẫn, bảo vệ Myanmar khỏi các cuộc tấn công từ phía các đối tác đối thoại phương Tây. Các quốc gia phương Tây coi Mynmar là một quốc gia "bất hảo", - chuyên gia lưu ý.
Myanmar đang kéo theo cả phần còn lại của ASEAN vào tình huống phức tạp, các thành viên Hiệp hội phải nhận lấy trách nhiệm về những gì xảy ra ở đất nước này. Và không ai trong số các thành viên ASEAN muốn chia sẻ số phận đáng thương của Myanmar, chịu các lệnh trừng phạt của phương Tây cùng với nó.
“Lập luận thứ tư là tính dễ bị tổn thương của Myanmar, quốc gia đang chịu các lệnh trừng phạt cứng rắn của phương Tây và đang đối mặt với nhiều sức ép từ bên ngoài, từ các cường quốc ngoài khu vực. Điều đặc biệt phức tạp đối với chính quyền Naypyidaw (thủ đô của Myanmar từ năm 2005) để chống lại sức ép của Bắc Kinh, quốc gia vốn có lợi ích kinh tế và địa chính trị riêng trên khắp Myanmar. Trung Quốc cung cấp cho Myanmar mọi thứ, từ hàng tiêu dùng đến các hệ thống vũ khí tiên tiến. Rõ ràng là, do sự phụ thuộc lớn như vậy Myanmar có thể mất khả năng bảo vệ các lợi ích quốc gia và khu vực trước sự bành trướng của Trung Quốc. Đây là một viễn cảnh đáng lo ngại không chỉ đối với Naypyidaw, mà còn đối với các thủ đô ASEAN khác”, - chuyên gia Ksenia Efremova nhận xét.
Nhà khoa học chính trị Nga khẳng định, tất cả những lo ngại này dẫn đến lập luận thứ năm có tầm quan trọng hàng đầu: Myanmar có thể trở thành "đấu trường" trong cuộc đối đầu Mỹ-Trung. Những bước đầu tiên hướng tới điều này đã được thực hiện. Washington và Bắc Kinh đã quyết định họ sẽ ủng hộ ai trong cuộc xung đột nội bộ Myanmar đang leo thang. Nếu cuộc xung đột này bị quốc tế hóa, Myanmar có thể trở thành tâm điểm của một cuộc chiến tranh Đông Dương mới có nguy cơ lan rộng ra toàn khu vực, và điều này sẽ gây ra những thảm họa hết sức nặng nề cho ASEAN. Hiệp hội nên phản ứng như thế nào đối với cuộc xung đột quân sự liên quan đến một trong các thành viên của mình? Đây là một vấn đề rất tế nhị, mà cho đến nay chưa có câu trả lời rõ ràng. Trong mọi trường hợp, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á nên cố gắng ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh trong phạm vi khu vực biên giới của mình.
“Tất cả những lập luận nói trên dẫn chúng ta đến thực tế rằng, việc loại Myanmar khỏi ASEAN là một bước đi rất rủi ro, tiềm ẩn nhiều hậu quả khó lường. May mắn thay, có cả những lập luận mạnh mẽ chống lại việc đình chỉ tư cách thành viên của Myanmar”, - chuyên gia Ksenia Efremova nói.
Cờ ASEAN - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.05.2022
Ngoại trừ Philippines và Myanmar, lãnh đạo ASEAN sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN-Mỹ

Lập luận chống lại

Lập luận đầu tiên nhắc nhở về nhiệm vụ của ASEAN với tư cách là một tổ chức khu vực. Theo những người sáng lập tổ chức này, ASEAN phải đoàn kết tất cả các quốc gia trong khu vực. Nếu Myanmar bị loại khỏi ASEAN, ý tưởng về một “Đông Nam Á thống nhất” sẽ vỡ vụn. Cần phải tập trung nỗ lực để không cho phép điều này xảy ra, nếu không các nước trong khu vực sẽ phải đối mặt với tình trạng các cường quốc phân chia Đông Nam Á thành các vùng ảnh hưởng. Để ngăn chặn điều này, ASEAN thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tăng cường "sức đề kháng của các quốc gia và toan bộ khu vực", và do đó Myanmar sẽ không bị loại khỏi tổ chức này.
Lập luận thứ hai như sau: không thể dân chủ hóa chế độ Myanmar thông qua các biện pháp trừng phạt và đe dọa; chỉ có việc Myanmar thừa nhận và tuân thủ các nguyên tắc tương tác giữa các quốc gia thành viên ASEAN (được gọi là "con đường ASEAN") mới có thể mang lại một kết quả tích cực. Đây là mục tiêu của chính sách " thu hút mang tính xây dựng" mà Thái Lan đã đề xuất với Myanmar vào đầu những năm 1990, bao gồm hai khía cạnh: cách tiếp cận ngoại giao linh hoạt và tăng cường hợp tác kinh tế.
Lập luận thứ ba nói rằng, nếu Myanmar ra khỏi ASEAN, Hiệp hội sẽ mất đi những lợi ích kinh tế đáng kể. Theo quan niệm của các nhà lãnh đạo ASEAN, các quốc gia kém phát triển nhất của Đông Nam Á - Campuchia, Lào và Myanmar - nên được kết nối với các nền kinh tế phát triển hơn trong khu vực theo mô hình “đàn nhạn bay” do nhà kinh tế học Nhật Bản Akamatsu Kaname khởi xướng đầu tiên từ những năm 1930. Bản chất của mô hình này nằm ở “dòng chảy” đầu tư và công nghệ từ các nước phát triển hơn trong khu vực sang các nước kém phát triển hơn. Đổi lại, các nước tài trợ được tiếp cận với các thị trường mới đầy hứa hẹn, tài nguyên thiên nhiên và lao động giá rẻ. Myanmar có tất cả các điều này.
Lập luận thứ tư là ở chỗ: nếu Myanmar "bị bỏ lại một mình" thì sẽ dễ dàng trở thành con mồi cho tham vọng đế quốc của Trung Quốc. Chính phủ Myanmar đã cho phép Bắc Kinh xây dựng (và đưa vào hoạt động) các đường ống dẫn dầu và khí đốt từ cảng Kyaukpyu của Myanmar đến TP.Côn Minh (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), đồng thời cũng đã ký biên bản ghi nhớ liên chính phủ về việc xây dựng hành lang kinh tế Trung Quốc-Myanmar. Việc biến Myanmar thành chư hầu của Trung Quốc sẽ gây ra một vòng bất ổn mới trong khu vực.
“Và cuối cùng, lập luận thứ năm cho rằng, việc loại Myanmar khỏi ASEAN sẽ tạo ra một tiền lệ rất nguy hiểm, vì khả năng rời khỏi Hiệp hội cũng như thủ tục ra khỏi tổ chức này đều không được ghi nhận trong bất cứ tài liệu chính thức nào. Và các quốc gia Đông Nam Á sẽ phải hành động rất thận trọng có chú ý đến việc, tình huống này có thể xảy ra một lần nữa với bất kỳ quốc gia nào trong số họ. Có vẻ như đây là cách lập luận có thuyết phục, giúp gạt bỏ vấn đề đình chỉ tư cách thành viên của Myanmar ra khỏi chương trình nghị sự của ASEAN”, - chuyên gia Ksenia Efremova nhận xét.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала