Tam giác Mỹ-Nga-Việt: Giải mã cân bằng chiến lược của Hà Nội

© AFP 2023 / Sergey SupinskiChủ tịch Việt Nam Trần Đức Lương được đón tiếp bằng bánh mì và muối tại sân bay Borispol, Kiev. Ảnh lưu trữ
Chủ tịch Việt Nam Trần Đức Lương được đón tiếp bằng bánh mì và muối tại sân bay Borispol, Kiev.
Ảnh lưu trữ  - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.06.2022
Đăng ký
Kể từ khi Nga xâm lược Ukraina vào ngày 24 tháng 2 (chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Donbass - Ed), Việt Nam tìm cách tránh xa sự ganh đua giữa các cường quốc ở Đông Âu và nhấn mạnh rằng, nước này “không đứng về bất kỳ một bên nào” trong cuộc xung đột.
Tuy nhiên, những tranh chấp xung quanh tình hình căng thẳng trong quan hệ của Việt Nam với Washington và Moskva vẫn chưa lắng xuống, tờ The Diplomat viết.
Việt Nam, một cựu đồng minh của Liên Xô, nằm trong số các quốc gia bỏ phiếu trắng cho nghị quyết LHQ lên án cuộc chiến của Nga chống lại Ukraina. Việt Nam lên tiếng kêu gọi các bên kiềm chế trong khủng hoảng Ukraina và đã bỏ phiếu chống việc đình chỉ tư cách thành viên của Nga tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Nhưng sau đó, vào tháng 5, Việt Nam hỗ trợ nhân đạo 500.000 USD “cho những người bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột ở Ukraina”. Tờ The Diplomat lưu ý rằng, khoản đóng góp, mặc dù tương đối khiêm tốn, thể hiện sự thông cảm của Việt Nam đối với người Ukraina và cũng nhằm xoa dịu lo ngại của Washington về lập trường thất thường của Hà Nội đối với cuộc chiến ở Ukraina.

Phản ứng đáng ngờ của Việt Nam trước cuộc xung đột ở Ukraina

Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn hoài nghi về nỗ lực của Việt Nam nhằm đạt được sự cân bằng mong manh giữa các cường quốc. Họ nói rằng, phản ứng không rõ ràng của Việt Nam đối với cuộc chiến ở Ukraina có thể làm suy yếu quan hệ Việt - Mỹ đang trên đà phát triển. Cuối cùng, Việt Nam có thể bị cuốn vào bài toán chiến lược hóc búa mà họ đang tìm cách ngăn chặn.
Tờ The Diplomat viết rằng, những phát biểu gần đây của các nhà lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam cung cấp manh mối để giải mã lập trường của Hà Nội đối với vấn đề Ukraina cũng như đối với quan hệ của nước này với các cường quốc.
Phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ (CSIS) ở Washington ngày 11/5, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tuyên bố: "Trong một thế giới đầy biến động, cạnh tranh chiến lược và nhiều sự lựa chọn, Việt Nam không chọn bên mà chọn chính nghĩa, sự công bằng, công lý và lẽ phải trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp quốc”.
Thông điệp của Việt Nam có thể được hiểu là sự tin tưởng mạnh mẽ vào "lập trường trung lập" của Hà Nội, bất chấp mối quan hệ sâu sắc với Matxcơva, vốn có từ trước nhờ sự ủng hộ về tinh thần của Liên Xô và viện trợ anh em về mặt quân sự và kinh tế cho miền Bắc Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio gặp gỡ báo chí
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.05.2022
Nửa triệu USD Việt Nam hỗ trợ nhân đạo cho Ukraina, gồm những gì?

Đối ngoại Việt Nam vì hoà bình

Phát biểu của Thủ tướng Việt Nam cũng nhắc đến các nguyên tắc chung và các giá trị được chia sẻ rộng rãi. Trong bài phát biểu của ông và trong các câu trả lời nhiều câu hỏi tại Hoa Kỳ, các từ khóa "chân thành", "tin tưởng" và "trách nhiệm" đã được nhắc đến hơn 60 lần. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tìm cách đảm bảo rằng nhận thức về chính sách đối ngoại của Việt Nam là hợp tác hơn là cạnh tranh, vì hòa bình chứ không phải chiến tranh.
Phát biểu tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc vào tháng 12 năm 2021, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đặc biệt nhấn mạnh trường phái "ngoại giao cây tre Việt Nam" - "Thân gầy guộc lá mong manh, mà sao nên lũy nên thành tre ơi", ông nói. Trong bài phát biểu của mình, nhà lãnh đạo Việt Nam, người có ảnh hưởng to lớn đến chính sách đối ngoại của đất nước, đã nhấn mạnh tới quan điểm chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông đề cập đến các vấn đề quan trọng nhất như đánh giá vị trí chiến lược của Việt Nam trong quan hệ với các nước láng giềng và các cường quốc, tôn trọng và hỗ trợ các cường quốc "giữ gìn phẩm giá" và "thực hiện cả biện pháp cứng và mềm" vì lợi ích tối cao của Việt Nam.
Theo tờ The Diplomat, cách các nhà lãnh đạo Việt Nam đưa ra các ý tưởng về quan hệ quốc tế của đất nước cho chúng ta thấy những cách hiểu tinh tế về môi trường bên ngoài của đất nước. Khi theo dõi chặt chẽ các điểm nóng, bao gồm Ukraina và Biển Đông, Việt Nam đang tìm cách tối đa hóa đòn bẩy địa chiến lược của mình bằng cách tích cực làm việc để thúc đẩy ổn định của ASEAN thông qua các sáng kiến ​​và sự tham gia năng động. Việt Nam đá lấy chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa làm khẩu hiệu chính sách đối ngoại và đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và đối tác chiến lược toàn diện với 30 quốc gia. Ngoài ra, Việt Nam và Hoa Kỳ đã nỗ lực xây dựng sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, cũng như tăng cường quan hệ trong các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế và quốc phòng.
Về bản chất, Việt Nam và Hoa Kỳ là "hai đối tác chiến lược trên mọi phương diện, dù mối quan hệ này chưa có tên chính thức". Chuyến thăm Washington gần đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính là một sự kiện mang tính bước ngoặt đối với Việt Nam. Khi đó, hai bên đã công bố nhiều kế hoạch và cơ hội sẽ thúc đẩy quan hệ chặt chẽ hơn giữa hai nước.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Ukraina Gaman Oleksandr trình Quốc thư - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.05.2022
Chủ tịch Phúc đã nói gì với Đại sứ Ukraina tại Việt Nam?

Việt Nam duy trì quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với LB Nga

Trong khi đó, Việt Nam vẫn duy trì "quan hệ đối tác chiến lược toàn diện" với Nga, thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Trong khi xung đột ở Ukraina vẫn tiếp diễn, Nga vẫn là một nhân tố quan trọng quốc tế, đồng thời là đối tác quốc phòng lớn của Việt Nam, quốc gia mua hơn 80% khí tài quân sự từ Moskva. Tháng 12 năm ngoái, Việt Nam và Nga đã ký một hiệp định kỹ thuật - quân sự nhằm mở rộng hơn nữa quan hệ quân sự-thương mại và công nghệ. Về vấn đề an ninh ở Biển Đông, Việt Nam cần Nga vì Moskva đóng vai trò ngoại giao trong tam giác Nga-Việt-Trung. Tờ The Diplomat lưu ý rằng, đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam, cánh cửa cơ hội nhờ mối quan hệ lâu đời với Nga dù nhỏ và có triển vọng mờ nhạt, nhưng vẫn còn rộng mở.
Hơn nữa, phương Tây đang tìm cách tách rời Nga về mặt kinh tế, nhưng, ngay cả khi có sự đồng thuận giữa Nga và các nước phương Tây hay việc Putin rút khỏi lãnh thổ Ukraina, thì việc Nga bị cô lập không phải là tương lai mà Mỹ và các nước châu Âu muốn thấy. Đối với Việt Nam, một quốc gia có quan hệ lâu đời với Nga và có quan hệ chiến lược với Mỹ, việc tố cáo Nga hay tham gia các biện pháp trừng phạt do Mỹ áp đặt lên Moskva là một sự lựa chọn không khôn ngoan.
Theo tờ The Diplomat, việc Nga bị khối phương Tây cô lập và sự phụ thuộc của Việt Nam vào ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã đặt ra câu hỏi về chiến lược duy trì trung lập của Việt Nam trong cuộc xung đột ở Ukraina. Thứ nhất, Việt Nam cần sự hỗ trợ ngoại giao và hỗ trợ chính trị từ Nga, một thành viên thường trực Hội đồng Bảo an có quyền sử dụng quyền phủ quyết. Điều đó vẫn quan trọng đối với Hà Nội. Tuy nhiên, vị thế của Nga bị suy giảm không có lợi cho Việt Nam, vì mối quan hệ ngày càng tăng giữa Moskva và Hà Nội đang gây căng thẳng và có thể bị coi là một loại liên minh (không chính thức). Thứ hai, mặc dù Việt Nam đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung vũ khí, nhưng vẫn chưa chắc Việt Nam muốn chuyển sang các nhà cung cấp vũ khí khác, bao gồm cả Mỹ, trong ngắn hạn. Giá cả hợp lý cho các thiết bị quân sự và các phương thức thanh toán thuận tiện đã khiến Nga trở thành đối tác lý tưởng trong lĩnh vực cung cấp vũ khí.
Máy bay của Hãng hàng không Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.05.2022
Nga và Việt Nam đang nỗ lực khôi phục các chuyến bay thẳng

Mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa Trung Quốc và Nga cũng rất đáng chú ý

Nếu Nga trở nên phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc về viện trợ kinh tế, công nghệ và quân sự, mà điều đó có thể xảy ra vì nền kinh tế Nga đang hứng chịu hàng loạt các lệnh trừng phạt mới, Bắc Kinh có thể yêu cầu Moskva ngừng cung cấp vũ khí tấn công cho Hà Nội. Tuy nhiên, Nga sẽ không đồng ý chấm dứt hoặc cắt giảm việc bán vũ khí cho Việt Nam, đây là một ưu thế của quốc gia Đông Nam Á này.
Cần lưu ý rằng, Hoa Kỳ có thể sử dụng Đạo luật chống đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA) như một con bài mặc cả để thuyết phục Hà Nội giảm sự phụ thuộc vào vũ khí Nga và quay sang Washington để đặt hàng quốc phòng. Nếu Mỹ sử dụng đạo luật CAATSA, động thái này có thể làm suy yếu mối quan hệ của Hà Nội với Moscow và đặt Việt Nam vào tình huống phức tạp - gây nguy hiểm cho mục tiêu của Hà Nội duy trì sự cân bằng chiến lược giữa các cường quốc.
Tác giả bài viết trên tờ The Diplomat kết luận, rất có thể trong những năm tới Việt Nam sẽ tiếp tục “đi dây” giữa Hoa Kỳ và Nga, đồng thời phấn đấu đạt được sự cân bằng đa cực trong chính trị và quan hệ quốc tế. Chắc là không nên kỳ vọng vào một sự thay đổi căn bản trong quan hệ của Việt Nam với Nga, có chú ý đến truyền thống của Hà Nội giữ lập trường thận trọng đối với các vấn đề gây tranh cãi hoặc xung đột giữa các cường quốc. Tuy nhiên, trong thời kỳ hỗn loạn, cam kết của Việt Nam không lựa chọn bên nào trong cuộc tranh chấp giữa các cường quốc sẽ tiếp tục được thử nghiệm. Có chú ý đến tất cả điều này, vẫn còn quá sớm để rút ra kết luận về sự thành công của đường lối Việt Nam nhằm đạt được cân bằng chiến lược giữa Mỹ và Nga.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала