Việt Nam dẫn đầu quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch ở Đông Nam Á

© Ảnh : TTXVN phátNgành năng lượng tái tạo (điện mặt trời) phát triển mạnh, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế
Ngành năng lượng tái tạo (điện mặt trời) phát triển mạnh, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.06.2022
Đăng ký
Tờ báo Anh The Economist dành lời khen ngợi hết lời cho Việt Nam về quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch. Theo đó, Việt Nam đang dẫn đầu các nước Đông Nam Á trong quá trình chuyển đổi.
Mặc dù vậy, nếu muốn đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam sẽ phải nỗ lực hơn nữa. Bên cạnh đó, chính phủ cũng phải đảm bảo nền kinh tế tiếp tục phát triển như trước đại dịch, kể cả khi đất nước chấm dứt nhiệt điện than.

Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về chuyển đổi sang năng lượng sạch

Theo The Economist, Đông Nam Á là một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, khu vực này dường như chưa có ý định từ bỏ nhiên liệu hóa thạch. Và, Việt Nam đang nổi lên là một điểm sáng trên bản đồ này.
Trong suốt 4 năm đến 2021, tỷ trọng điện năng được sản xuất bằng năng lượng mặt trời tại Việt Nam đã tăng lên gần 11%. Tốc độ tăng này nhanh hơn hầu hết mọi nơi trên thế giới. Đặc biệt, tỷ trọng này cũng lớn hơn so với các nước có nền kinh tế quy mô như Pháp hay Nhật Bản.
Vào năm ngoái, Việt Nam đã trở thành nhà sản xuất điện mặt trời lớn thứ 10 trên thế giới. Nhấn mạnh cam kết đối với quá trình chuyển đổi năng lượng, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã tuyên bố sẽ ngừng xây dựng các nhà máy điện than mới và cắt giảm lượng khí thải xuống còn 0 vào năm 2050.
Tấm năng lượng mặt trời và tuabin gió sản xuất ra điện - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.05.2022
G7 cấp vốn cho Việt Nam tạo năng lượng tái sinh
Các quốc gia Đông Nam Á khác mong muốn có thể học được một vài bài học từ Việt Nam. Công suất gió và năng lượng mặt trời đã tăng gấp 4 lần kể từ năm 2019. “Thành tích phi thường” này chủ yếu là kết quả của ý chí chính trị và các động lực thị trường, theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Paul Burke và Thang Do đến từ Đại học Quốc gia Úc.
Năm 2017, Chính phủ Việt Nam bắt đầu trả cho các nhà sản xuất năng lượng mặt trời với giá cố định lên tới 9,35 cent USD/kWh cung cấp cho lưới điện. Mức giá này là khá hào phóng vì chi phí cho mỗi kWh thường dao động từ 5 đến 7 cent.
Kết quả là 100.000 tấm pin mặt trời trên mái nhà đã được lắp đặt vào năm 2019 và 2020, nâng công suất năng lượng mặt trời của Việt Nam lên con số khổng lồ 16 gigawatt. Các nước Đông Nam Á khác đã thử áp dụng thuế nhập khẩu, nhưng họ không đủ hấp dẫn.
Việc cải cách đã giúp các nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam dễ dàng hơn. Đồng thời, nó đã chấm dứt tình trạng độc quyền của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), công ty năng lượng nhà nước chuyên về sản xuất điện trong nước.
Năng lượng xanh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.05.2022
Năng lượng xanh sẽ khiến Mỹ phụ thuộc vào Nga và Trung Quốc
Ngược lại, các nhà đầu tư nước ngoài ở các quốc gia Đông Nam Á khác thường phải cạnh tranh với các công ty nhiên liệu hóa thạch trong nước, vốn được hưởng các khoản trợ cấp lớn.

Còn phải nỗ lực hơn nữa

Mặc dù vậy, nếu muốn đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam sẽ phải nỗ lực hơn nữa. Theo công ty tư vấn Dezan Shira, nhu cầu về năng lượng ở Việt Nam đã tăng khoảng 10% mỗi năm trong thập kỷ qua. Tỷ lệ cao trong số đó được đáp ứng với nhiệt điện than.
Bên cạnh đó, chính phủ cũng phải đảm bảo rằng nền kinh tế tiếp tục phát triển như trước đại dịch, kể cả khi đất nước chấm dứt nhiệt điện than.
Theo Burke, các nhà hoạch định của chính phủ cần phải đẩy nhanh việc tăng cường năng lượng gió và mặt trời, liên tục trong nhiều năm.
Rosatom - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2022
Việt Nam quan tâm đến công nghệ năng lượng tái tạo của Rosatom
Hiện vẫn chưa rõ điều này sẽ được triển khai như thế nào. Kế hoạch tổng thể phác thảo cách quốc gia về năng lượng, được công bố mỗi thập kỷ một lần, đang được sửa đổi và có thể công bố sớm nhất là trong tháng này. Hầu hết lượng điện có được từ năng lượng tái tạo hiện nay đến từ các đập thủy điện.
Các nhà quy hoạch cũng cần xem xét việc lưới điện phải được mở rộng và nâng cấp để có thể bao phủ toàn quốc và có khả năng đối phó với đặc điểm không liên tục của nguồn điện do năng lượng tái tạo cung cấp.
Theo các chuyên gia, việc cải thiện lưới điện sẽ cực kỳ tốn kém, gần như chắc chắn đòi hỏi chính phủ phải tìm kiếm nguồn đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, nhiều nhà hoạch định chính sách có thể có chút lo ngại về an ninh quốc gia, khi trao các vấn đề liên quan đến lưới điện cho khu vực tư nhân. Dù vậy, để đạt được các mục tiêu, Việt Nam cần phải nhanh chóng triển khai công tác này.

Mỹ hỗ trợ Việt Nam dự án năng lượng sạch trị giá 36 triệu USD

Mới đây, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper cùng Thứ trưởng Bộ Công thương Đặng Hoàng An và Giám đốc USAID Việt Nam Ann Marie Yastishock đã khởi động dự án năng lượng sạch do USAID tài trợ, với tổng trị giá lên đến 36 triệu USD.
Dự án có tên gọi Chương trình Năng lượng Phát thải thấp Việt Nam II (V-LEEP II), do Phó tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris công bố trong chuyến thăm chính thức Việt Nam vào tháng 8/2021.
Dự án sẽ hỗ trợ huy động tài chính cho 2.000MW năng lượng tái tạo và 1.000MW điện khí nhằm kéo giảm 59 triệu tấn CO2 trong toàn bộ vòng đời dự án đầu tư.
Dự án được kỳ vọng sẽ phát huy thành công của dự án V-LEEP I đã được triển khai trước đó trong giai đoạn 2015-2020.
Cuộc hội kiến của Ngoại trưởng Nga S. Lavrov và Tổng thư ký LHQ A. Guterres - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.06.2022
Ngoại trưởng Lavrov nói về sự phát triển quan hệ đối tác năng lượng của Nga và Trung Quốc
Ở V-LEEP I, USAID đã hỗ trợ Bộ Công thương công cụ phần mềm và các khóa đào tạo về mô hình hóa hệ thống điện phục vụ xây dựng Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII), cũng như thiết kế chương trình thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).
V-LEEP I cũng phối hợp với khu vực tư nhân huy động thành công hơn 311 triệu USD nhằm phát triển các dự án điện gió và điện mặt trời với tổng công suất 300 MW.
Chương trình V-LEEP II sẽ tiếp tục và tăng cường các hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để hiện thực hóa các mục tiêu về chuyển đổi năng lượng bền vững. Chương trình sẽ cung cấp các hoạt động hợp tác, đào tạo, nâng cao năng lực, công cụ hỗ trợ quản lý và triển khai thực hiện quy hoạch, kết nối chuyển giao công nghệ sản xuất và quản lý điện/năng lượng hiện đại cho Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала