EAEU không thể tự cô lập, mở rộng cửa cho hợp tác

© Ảnh : official site of the Prime Minister of RACuộc họp kín của Hội đồng liên chính phủ Á-Âu của các nước EAEU (18/11/2021). Yerevan
Cuộc họp kín của Hội đồng liên chính phủ Á-Âu của các nước EAEU (18/11/2021). Yerevan - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.06.2022
Đăng ký
Việc phát triển hợp tác kinh tế quốc tế với các nước thứ ba và các tổ chức, hiệp hội hội nhập có tầm quan trọng đặc biệt đối với EAEU trong tình hình thế giới phức tạp hiện nay. EAEU mở rộng cửa cho hợp tác.
Sự tương tác của Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) với các đối tác quốc tế trong thời đại thay đổi toàn cầu, trong tình hình căng thẳng về mọi mặt hiện nay, khi một thế giới đa cực đang hình thành trước mắt chúng ta là một trong những chủ đề chính của Diễn đàn Kinh tế Á-Âu lần thứ nhất diễn ra ngày 26/5/2022 tại Bishket, thủ đô cộng hòa Kyrgyzstan. Tại diễn đàn, các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mở rộng hợp tác ngoại khối.

Các nguồn lực của Liên minh trên thực tế hiện nay mới chỉ được sử dụng chừng 50%

Các nước trong nhóm "năm" (5 nước thành viên Liên minh Kinh tế Á-Âu) hiện nay đang trải qua một thời kỳ với những thay đổi căn bản. Cơ cấu công nghệ và kinh tế thế giới đang thay đổi, kéo theo cấu trúc công nghệ của nền kinh tế cũng thay đổi, diễn ra sự chuyển đổi sang công nghệ hoàn toàn mới, hệ thống quản lý cũng thay đổi theo.

"Những biến chuyển như hiện nay thường chỉ xảy ra một hai lần trong một thế kỷ. Chúng ta có thể thấy, nền kinh tế thế giới mới ngày nay dựa trên các mô hình quản lý linh hoạt, tổ chức sản xuất thì theo hình thức mạng lưới, trong đó nhà nước đóng vai trò là cơ quan tích hợp, thống nhất lợi ích của các nhóm xã hội khác nhau nhằm đạt được một mục tiêu - nâng cao phúc lợi công cộng", - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang phát biểu với Sputnik.

Cuộc họp của Hội đồng liên chính phủ Á - Âu/EAEU  (24/02/2022). Nur-Sultan - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.05.2022
EAEU chú trọng hợp tác kinh tế-thương mại nội khối
Nhiều chuyên gia nhận thấy rằng, các quốc gia thuộc Liên minh Kinh tế Á-Âu có tiềm năng rất to lớn chưa được khai thác. Đó là tiềm năng tài nguyên, đất đai, con người, sáng tạo. Tất cả các yếu tố cho thành công, cho sự phát triển đều có.

“Theo đánh giá chung, nguồn lực của Liên minh trên thực tế hiện nay mới chỉđược sử dụng chừng 50%. Tiềm năng là khổng lồ”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang nhấn mạnh trong trả lời phỏng vấn cho Sputnik.

Song song với việc tích cực thúc đẩy hợp tác nội khối, EAEU mở cửa với thế giới và sẵn sàng phát triển quan hệ kinh tế - thương mại, mở rộng hợp tác trên cơ sở bình đẳng, minh bạch. Những thay đổi trên thế giới hiện nay là vô cùng lớn, nhưng chúng cũng tạo ra những cơ hội mới để phát triển. EAEU cần phải đồng lòng vượt qua và khắc phục những trừng phạt của phương Tây và Mỹ đối với nước Nga, đối với các nước là bạn của Nga và các đối tác của Nga. Hiện nay, Nga đang sẵn sàng tạo lợi thế và ưu đãi cho các đối tác của mình.
“Các quá trình khách quan của cái gọi là tái tổ chức toàn cầu, quá trình xây dựng một EAEU hiệu quả, mạnh mẽ và có sức cạnh tranh và việc EAEU có được vị trí của mình trong thế giới mới sẽ diễn ra song song. Trong điều kiện đó, EAEU cần tiếp tục hợp tác cùng có lợi với các hiệp hội khu vực tương tự và các nước mà sẵn sàng hợp tác với EAEU trên cơ sở bình đẳng”, - TS kinh tế Lê Hòa bình luận với Sputnik.
Trong bối cảnh các lệnh trừng phạt, các nước thuộc Liên minh Kinh tế Á-Âu không nên tự cô lập. Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp của Hội đồng Kinh tế Á-Âu tối cao gần đây.
EAEU có những triển vọng phát triển rất lớn trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, đời sống của các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, điều trước hết, Liên minh phải trở thành một cực mới của nền kinh tế toàn cầu, đại diện cho lợi ích của toàn bộ không gian hậu Xô Viết trên trường thế giới. Nga đóng vai trò quan trọng nhất trong hoạt động thành công của Liên minh Kinh tế này.
© Sputnik / Dmitry Astakhov / Chuyển đến kho ảnhNghi lễ chụp ảnh chung của các Trưởng phái đoàn Hội đồng liên Chính phủ Á-Âu các nước EAEU trước phiên họp theo hình thức mở rộng (25/02/2022). Nur-Sultan
Nghi lễ chụp ảnh chung của các Trưởng phái đoàn Hội đồng liên Chính phủ Á-Âu các nước EAEU trước phiên họp theo hình thức mở rộng (25/02/2022). Nur-Sultan - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.06.2022
Nghi lễ chụp ảnh chung của các Trưởng phái đoàn Hội đồng liên Chính phủ Á-Âu các nước EAEU trước phiên họp theo hình thức mở rộng (25/02/2022). Nur-Sultan

Các hướng hợp tác ngoại khối trong thời kỳ thế giới thay đổi căn bản

Việc phát triển hợp tác kinh tế quốc tế với các nước thứ ba và các tổ chức và hiệp hội hội nhập có tầm quan trọng đặc biệt đối với EAEU. Tình hình thế giới hiện nay cho thấy, ngoài phương Tây thì còn có nhiều quốc gia trên thế giới sẵn sàng phát triển các mối quan hệ trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau với EAEU.

“Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia EAEU năm 2021 tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2016 là năm khi mà Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu có hiệu lực. Sự hợp tác giữa EAEU và Việt Nam trong lĩnh vực thương mại và đầu tư là hợp tác cùng có lợi, mang tính dài hạn. Việt Nam chú trọng mối quan hệ hợp tác này”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang nói với Sputnik.

TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang cũng nhấn mạnh rằng, hiện tại, những tiếp xúc tích cực đang được EAEU tiến hành để đi đến ký kết các hiệp định thương mại với Ai Cập và Iran. Các cuộc đàm phán thực chất với Indonesia cũng đã bắt đầu. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đang thể hiện sự quan tâm đến một hiệp định thương mại tự do với EAEU.

“Các nhà hoạch định chính sách của EAEU còn chú ý tới tăng cường hợp tác kinh tế - Thương mại, đầu tư với các nước ASEAN, tập trung vào các lĩnh vực hợp tác có thể có giữa các giới kinh doanh của EAEU và ASEAN. Ngoài ra, có thể thấy mức độ tương tác cao giữa EAEU và Cuba và sự quan tâm của Venezuela tới hợp tác với Liên minh Kinh tế này”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang nhấn mạnh trong trả lời phỏng vấn cho Sputnik.

Nga còn tiếp tục tăng cường hợp tác với các nước Mỹ Latinh, bất chấp việc bị tước bỏ tư cách quan sát viên thường trực của Tổ chức các quốc gia châu Mỹ. Ngày6/6/2022, Alexander Shchetinin, Vụ trưởng Vụ Châu Mỹ Latinh thuộc Bộ Ngoại giao Nga, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Nga rằng, Nga và các nước Mỹ Latinh muốn thiết lập quan hệ đại lý trực tiếp giữa các ngân hàng và việc này đang được tiến hành.

Liên quan đến bối cảnh địa chính trị mới, Nga cũng đang tăng cường sự hiện diện của mình ở châu Phi, không chỉ trong cơ chế đơn phương mà còn trong khuôn khổ các hiệp hội hiện có như Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS).
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.07.2021
BNG Nga tuyên bố cần thiết tăng cường hợp tác giữa EAEU và ASEAN
Trong tình hình chiến tranh phức hợp hiện nay, việc tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư với Trung Quốc và Ấn Độ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Một thỏa thuận hợp tác kinh tế -thương mại quốc tế đã được ký kết với Trung Quốc. Nó có tiềm năng to lớn. Theo lời Tổng thống Belarus Aleksander Lukashenko, thỏa thuận này cần được sử dụng để mở rộng tương tác trong lĩnh vực hợp tác công nghiệp, bao gồm cả trong các lĩnh vực đổi mới sáng tạo, thu hút đầu tư, sử dụng tiềm năng vận tải của Liên minh Kinh tế Á-Âu và tăng cường thương mại song phương. Cụ thể, ngay bây giờ EAEU và Trung Quốc nên tập trung thực hiện lộ trình hợp tác đã có, trong đó lĩnh vực xây dựng hành lang giao thông kỹ thuật số đặc biệt quan trọng.

“Hợp tác kinh tế - thương mại giữa Nga và Trung Quốc có nhiều động lực để đẩy mạnh hơn trong thời gian tới. Hai bên đang thúc đẩy hợp tác mạnh hơn trong lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng hạt nhân, công nghệ thông tin và một số lĩnh vực khác. Việc phương Tây tăng cường trừng phạt Nga liên quan đến việc Tổng thống Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina làm Nga và cả EAEU tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế với Trung Quốc”, - TS kinh tế Lê Hòa bình luận với Sputnik.

Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, kim ngạch thương mại giữa Nga và Trung Quốc thời gian gần đây tăng nhanh, 4 tháng đầu năm 2022 đạt 51 tỷ USD, tăng 25,9% so với cùng kỳ năm 2021. Hai bên đang hướng tới mốc 200 tỷ USD vào năm 2024.
Trong hợp tác kinh tế-thương mại với Ấn Độ thì hai bên vẫn tích cực, bất chấp áp lực của phương Tây và Mỹ lên Ấn Độ. Khi Nga đang hứng chịu tới gói trừng phát thứ 6 thì Ấn Độ dù chịu áp lực mạnh vẫn giữ quan điểm trung lập. Hơn nữa, giữa Moskva và Delhi đã đạt được thỏa thuận về mở rộng thanh toán bằng đồng tiền quốc gia, cùng xây dựng hệ thống thanh toán quốc tế mới.
Trong bài phát biểu tại Diễn đàn kinh tế Á-Âu thứ nhất hôm 26/5/2022 Tổng thống Nga đã kêu gọi tăng tốc đối thoại về chủ đề các cơ chế tài chính và thanh toán quốc tế của riêng Liên minh, bao gồm cả việc chuyển đổi từ hệ thống SWIFT sang liên hệ trực tiếp giữa các ngân hàng của các quốc gia thân thiện, bao gồm cả thông qua hệ thống nhắn tin tài chính của Ngân hàng Trung ương Nga. Tổng thống Vladimir Putin cũng nhấn mạnh việc tăng cường hợp tác với các trung tâm tài chính trọng điểm trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
“Liên quan đến kinh tế, sự tái tổ chức toàn cầu của thế giới kéo theo việc từ bỏ đồng đô la và điều này thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Giữa Moskva (trụ cột của EAEU) và Delhi đã có một cơ chế song phương về để thanh toán bằng đồng rúp và rupi. Cơ chế này đang được mở rộng. Nga và Ấn Độ còn có một vấn đề rất cấp thiết. Đó là logistic. Giữa hai nước không có các tuyến đường bộ trực tiếp. Nhưng, hiện nay những container đã đi qua hành lang vận tải quốc tế Bắc – Nam, cho dù vẫn chưa phát huy hết công suất. Moskva và Delhi đang tích cực hợp tác trong lĩnh vực này”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang đưa ra đánh giá trong trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tham gia hội nghị thượng đỉnh CSTO và Hội đồng Kinh tế Á-Âu tối cao tại Moscow - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.05.2022
CSTO sẽ mở rộng?

“Các nhà nhập khẩu Nga đang đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ấn Độ trong sản xuất thực phẩm, phụ tùng ô tô, thiết bị y tế và các sản phẩm chủ lực khác”, - TS kinh tế Lê Hòa nói với Sputnik.

Trong điều kiện môi trường quốc tế hiện nay, khi các mối quan hệ kinh tế và thương mại truyền thống và chuỗi cung ứng đang bị phá hủy, sáng kiến của Nga về việc hình thành một quan hệ “Đối tác đại Á-Âu” hay còn được gọi là chiến lược “Đại Á-Âu” trở nên rất thời sự và mang một sắc thái đặc biệt. "Đối tác Đại Á-Âu" là sự kết hợp nền tảng giữa Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) – Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Về chiến lược "Đại Á-Âu" hay "Đối tác Đại Á-Âu", về vị thế của Việt Nam trong chiến lược này Sputnik sẽ đề cập tới trong bài viết tiếp theo.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала