“Bớt khiêu khích”: Thế giới chia rẽ vì Triều Tiên, Việt Nam nói gì tại Liên Hợp Quốc?

© AFP 2023 / Jung YEON-JEТелевизионный выпуск в Сеуле о запуске КНДР баллистической ракеты Pukguksong-2
Телевизионный выпуск в Сеуле о запуске КНДР баллистической ракеты Pukguksong-2 - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.06.2022
Đăng ký
Trong khi Mỹ và Trung Quốc “đấu khẩu” ở Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về việc nguồn cơn các đợt thử tên lửa “không nể mặt ai” của chính quyền Kim Jong-un, thì hầu hết các nước đều cho rằng, cần phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên bằng biện pháp hòa bình và tăng cường hỗ trợ cho Bình Nhưỡng.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang tuyên bố, Việt Nam luôn quan tâm, theo dõi sát tình hình trên bán đảo Triều Tiên và kêu gọi các bên kiềm chế, nỗ lực thúc đẩy đối thoại, tìm giải pháp lâu dài thông qua đối thoại hòa bình.

Bớt khiêu khích Triều Tiên

Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hai ngày 08/06 và 10/06 đã tổ chức họp, thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an (HĐBA) về tăng cường trừng phạt đối với Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên đã bị phủ quyết ngày 26/5 vừa qua.
Đây là cuộc họp đầu tiên được triệu tập theo Nghị quyết 76/262 của Đại hội đồng trong đề mục cải tổ hệ thống Liên hợp quốc (LHQ), diễn ra sau khi lần đầu tiên có một dự thảo Nghị quyết về vấn đề hạt nhân Triều Tiên không được thông qua tại Hội đồng bảo an.
Cuộc họp lần này đã thu hút sự quan tâm theo dõi rộng rãi của các nước thành viên LHQ, với hơn 80 nước tham gia phát biểu. Trước đó, phiếu phủ quyết của Nga và Trung Quốc về việc trừng phạt Triều Tiên đã gây chia rẽ tại Hội đồng Bảo an LHQ, vốn áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng kể từ năm 2006, rằng liệu trừng phạt có phải con đường duy nhất có thể đạt giải pháp chính trị ở Bình Nhưỡng hay không.
Nhiều nước hoan nghênh việc cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc được triệu tập nhằm khuyến khích tính minh bạch trong công việc chung của LHQ, đồng thời phát huy vai trò của Đại hội đồng là cơ quan có tính đại diện rộng rãi nhất.
Cũng tại cuộc họp, một số nước cũng bày tỏ quan ngại về các vụ thử tên lửa gần đây của Triều Tiên, trong đó có các vụ thử tên lửa xuyên lục địa.
Đại diện nhiều nước kêu gọi dừng ngay các hành động mang tính khiêu khích tương tự, mong muốn các bên sớm quay trở lại đối thoại và đàm phán để tìm ra giải pháp hòa bình lâu dài cho Bán đảo Triều Tiên.
Trung Quốc và Nga cũng đưa ra các lập luận về cơ sở cho việc quyết định phủ quyết vào ngày 26/5 tại Hội đồng Bảo an.
Nghị quyết 76/262, được Đại hội đồng đồng thuận thông qua ngày 26/4/2022. Theo đó, trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi một nước thường trực HĐBA phủ quyết đối với một dự thảo Nghị quyết của HĐBA, Đại hội đồng sẽ "tổ chức thảo luận về tình hình dẫn đến việc phủ quyết đó".
Trên cơ sở báo cáo của HĐBA, tất cả các nước thành viên LHQ đều có thể đưa ra bình luận về phiếu phủ quyết này hoặc các vấn đề liên quan khác. Nước sử dụng quyền phủ quyết sẽ được ưu tiên phát biểu, điển hình như trong trường hợp này là Trung Quốc và Nga.
Nhà máy điện hạt nhân - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.06.2022
Việt Nam có đóng góp tích cực thế nào trong quá trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên?

Vì sao Trung Quốc phủ quyết?

Đại sứ Trung Quốc Zhang Jun (Trương Quân) tại LHQ, ngày 9/6 nhấn mạnh phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên là mục tiêu của Bắc Kinh và Trung Quốc cũng như thế giới hoàn toàn không muốn một vụ thử hạt nhân nào khác.
Trong vài tuần qua, chính quyền Mỹ của Tổng thống Joe Biden đã liên tục cảnh báo Triều Tiên sắp thử vũ khí hạt nhân sau các vụ phóng tên lửa đạn đạo.
Ngay sau đó, liên tục, Washington cùng các nước đồng minh cũng tìm cách tăng áp lực lên Bình Nhưỡng bằng cách thúc đẩy các lệnh trừng phạt bổ sung tại Hội đồng Bảo an LHQ.
Tuy nhiên, Nga và Trung Quốc đã lên tiếng phủ quyết bác bỏ 2 tuần qua, đánh dấu lần đầu tiên kể từ năm 2006 Hội đồng Bảo an không đạt được nhất trí về các biện pháp trừng phạt Triều Tiên.
Ngày 8/6, tại phiên họp của Đại hội đồng LHQ, đại diện của Mỹ thậm chí đã “đấu võ miệng” với phía Nga và Trung Quốc liên quan quyết định phủ quyết đề xuất trừng phạt Bình Nhưỡng của Moskva và Bắc Kinh.
Đại sứ Trương Quân lưu ý, Bắc Kinh có lý do để phủ quyết đề xuất trên và tin rằng điều này là nhằm ngăn Bình Nhưỡng thử vũ khí hạt nhân chứ không phải dung túng bao che cho Triều Tiên. Theo đại diện chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình, chỉ khi đối thoại, người ta mới thấy tình hình được cải thiện.

“Lập trường cơ bản của chúng tôi rất rõ ràng, đó là các lệnh trừng phạt không giải quyết được vấn đề”, - Đại sứ Trương nêu rõ.

Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, Trung Quốc đã yêu cầu LHQ nới lỏng các lệnh trừng phạt Triều Tiên vì lý do nhân đạo.
Chính quyền Bắc Kinh hối thúc Washington giảm bớt các lệnh trừng phạt đơn phương đối với Triều Tiên và chấm dứt các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc nhằm khôi phục các cuộc đàm phán với Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, Mỹ cho biết họ đã nhiều lần “cố nói chuyện” với Triều Tiên nhưng không nhận được phản hồi nào từ Bình Nhưỡng.

“Việc khởi động lại các cuộc đàm phán giữa Triều Tiên và Mỹ không phải là nhiệm vụ bất khả thi”, - theo Đại sứ Trung Quốc.

Ông Trương Quân lưu ý rằng, Mỹ là siêu cường số một trên thế giới nên nếu họ muốn tham gia đối thoại với bất kỳ nước nào, đó không phải là một điều khó khăn.

“Triều Tiên sẽ tự có quyết định cho mình và Trung Quốc luôn sẵn lòng hỗ trợ cho một nỗ lực đối thoại”, - ông Trương nêu lập trường của Bắc Kinh.

Cờ của Hoa Kỳ và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.06.2022
Đại diện đặc biệt của Mỹ: Washington mong đợi sự hợp tác nhiều hơn từ Trung Quốc về Bắc Triều Tiên

Trừng phạt không giúp đem lại hòa bình ở bán đảo Triều Tiên

Phát biểu trước Đại hội đồng, Phó Đại sứ Nga Anna Evstigneeva nhấn mạnh, bất kỳ ai quan tâm nghiêm túc đến việc giải quyết vấn đề Triều Tiên lâu nay đều hiểu rằng sẽ là vô ích khi mong đợi Bình Nhưỡng giải giáp vũ khí hạt nhân vô điều kiện trước mối đe dọa từ vòng xoáy trừng phạt và việc thành lập các khối quân sự mới trong khu vực.
Đại sứ Evstigneeva cũng chỉ trích rằng các nước phương Tây “không có bất kỳ phản ứng nào đối với các tình huống khủng hoảng, ngoài việc đưa ra các biện pháp trừng phạt nhằm vào Bình Nhưỡng”.
Tại điện đàm cấp cao trực tuyến ngày 8/6 với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu lập trường của Hà Nội rằng, Việt Nam luôn quan tâm và sẵn sàng đóng góp tích cực vào tiến trình hòa bình, phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, ủng hộ những nỗ lực nhằm duy trì hòa bình ở khu vực Đông Bắc Á.
Chiều 9/6, trong cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao Việt Nam, trả lời câu hỏi của báo giới đề nghị thông tin về sự đóng góp tích cực của Việt Nam trong vấn đề Triều Tiên khi Việt Nam có quan hệ tốt đẹp với cả Hàn Quốc và Triều Tiên, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho hay, lập trường nhất quán của Việt Nam là ủng hộ hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trên bán đảo Triều Tiên.

“Việt Nam ủng hộ các bên thể hiện thiện chí thúc đẩy đối thoại cùng nỗ lực vì mục tiêu phi hạt nhân hóa và xây dựng nền hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên”, - bà Lê Thị Thu Hằng nói.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh rằng:

“Với tinh thần đó, đồng thời là nước có quan hệ hữu nghị truyền thống với Triều Tiên và quan hệ đối tác hợp tác chiến lược với Hàn Quốc, trong khả năng của mình, Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào tiến trình thúc đẩy đối thoại hợp tác và hòa giải trên bán đảo Triều Tiên, vì hòa bình, hợp tác và phát triển trong khu vực cũng như trên toàn thế giới”.

Việt Nam kêu gọi phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên bằng hòa bình

Phát biểu tại các phiên họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc nhấn mạnh rằng, Việt Nam luôn nhất quán ủng hộ mọi nỗ lực nhằm giải trừ, chống phổ biến vũ khí hạt nhân cũng như phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên Hợp Quốc.

“Việt Nam luôn quan tâm, theo dõi sát tình hình trên bán đảo Triều Tiên”, - Đại sứ Đặng Hoàng Giang nêu rõ và bày tỏ quan ngại về các diễn biến trong thời gian gần đây có thể làm gia tăng căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên.

Đại diện chính quyền Hà Nội cũng đồng thời nhấn mạnh Việt Nam không ủng hộ các hành động có thể làm gia tăng căng thẳng, tác động tiêu cực tới hòa bình, an ninh khu vực.
Đại sứ Việt Nam Đặng Hoàng Giang kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, nỗ lực thúc đẩy đối thoại, phát huy và kế thừa các kết quả đã đạt được trong thương lượng, tiếp xúc trong các năm gần đây để tìm ra giải pháp lâu dài, toàn diện, trên cơ sở tính đến lập trường và lợi ích chính đáng của các bên liên quan, vì hòa bình, ổn định, phát triển tại khu vực.

“Việt Nam luôn sẵn sàng đóng góp tích cực vào các nỗ lực thúc đẩy đối thoại và đàm phán giữa các bên liên quan về vấn đề này”, - Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh.

Bắc Triều Tiên  - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.06.2022
Mỹ đe dọa trả đũa hành động thử hạt nhân của Triều Tiên
Cũng nhân dịp này, Việt Nam tiếp tục kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục hỗ trợ nhân đạo cho Triều Tiên trong bối cảnh Bình Nhưỡng đang phải đối mặt với những khó khăn do thiên tai, dịch bệnh và các vấn đề nhân đạo khác.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала