Bao giờ Hà Nội mới hết …lội?

© Ảnh : TTXVNNhiều tuyến phố Hà Nội ngập sâu sau trận mưa lớn tối 13/6
Nhiều tuyến phố Hà Nội ngập sâu sau trận mưa lớn tối 13/6 - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.06.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - “Đầm Tràng Tiền”, “Huyện đảo Cầu Giấy” hay “Cảng nước sâu Mỹ Đình” là cách người dân Hà Nội gọi vui các điểm thường xuyên bị ngập nặng sau mưa lớn trong mấy ngày qua.
Chia sẻ với Sputnik, chị Lê Thanh Nga, Văn Quán, quận Hà Đông, cho biết mưa lớn ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và công việc của mình.

“Khu vực tôi đang làm việc thường xuyên bị ngập khi trời mưa. Như trận mưa lớn hôm 13/6 đã làm cả công ty của tôi chìm trong biển nước. Gió lớn làm vỡ kính, nước mưa hắt vào làm ướt giấy tờ, phải mang ra hong. Có những đoạn ngập nặng như Duy Tân, Dịch Vọng. Mưa to như hôm trước thì ngập sâu đến nửa bánh xe, đi lại rất khó khăn”, chị Nga cho biết.

© Ảnh : TTXVNNhiều tuyến phố Hà Nội ngập sâu sau trận mưa lớn tối 13/6
Nhiều tuyến phố Hà Nội ngập sâu sau trận mưa lớn tối 13/6 - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.06.2022
Nhiều tuyến phố Hà Nội ngập sâu sau trận mưa lớn tối 13/6
Ghi nhận từ 19h40 đến 21h ngày 13/6 vừa qua, nhiều điểm đo mưa của TP. Hà Nội ghi nhận lượng mưa vượt mức 100 mm. Quận Cầu Giấy mưa lớn nhất, điểm đo tại nhà văn hóa phường Mai Dịch cho kết quả hơn 150mm; đường Nguyễn Khuyến, quận Đống Đa hơn 100 mm.
Trước đó, Hà Nội cũng bị tê liệt bởi cơn mưa giông “có một không hai” trong lịch sử vào ngày 29/5.
Mưa lớn gây ngập úng nhiều tuyến phố ở Thủ đô - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.05.2022
Hà Nội sau cơn mưa: Người dân "quay cuồng" gọi cứu hộ

Giải pháp nào cho vấn đề muôn thuở?

Như Sputnik đã thông tin, bên lề hành lang Quốc hội sáng 30/5, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) Trần Hồng Hà cho biết, giải pháp trước mắt là thành phố có thể dùng hệ thống máy bơm để thoát nước. Nhưng về lâu dài, Hà Nội cần nghiên cứu giải pháp kỹ thuật, như xây các bể ngầm chứa nước lớn tại khu vực xung yếu thường xuyên xảy ra ngập.
Đồng tình với ý kiến của Bộ trưởng, ông Trần Văn Tuấn*, Trung tâm Điều tra và Quản lý đất đai, Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ TN&MT, chia sẻ với Sputnik:
“Các công trình này nên được quy hoạch và bố trí vào quỹ đất ngầm của thành phố, đặc biệt là tại các quận ngập nặng như Thanh Xuân và Cầu Giấy. Mỗi lần mưa lớn, lượng nước sẽ dồn vào các bể này, giảm tải tình trạng ngập cục bộ”.
Cũng theo ông Tuấn, giải pháp xây bể ngầm chứa nước được áp dụng tại các nước tiên tiến như Nhật Bản và có nhiều ưu điểm.

“Việc quy hoạch xây dựng bể ngầm không ảnh hưởng đến việc giải phóng mặt bằng. Vì vậy, tốn ít chi phí hơn. Tôi cho rằng nên bố trí vào các quỹ đất công của khu vực xung yếu như công viên Cầu Giấy, công viên Nghĩa Đô”.

© Ảnh : TTXVNNhiều tuyến phố Hà Nội ngập sâu sau trận mưa lớn tối 13/6
Nhiều tuyến phố Hà Nội ngập sâu sau trận mưa lớn tối 13/6 - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.06.2022
Nhiều tuyến phố Hà Nội ngập sâu sau trận mưa lớn tối 13/6

Có nên xây bể chứa ngầm?

Tuy nhiên, một số chuyên gia khác cho rằng, việc xây dựng bể ngầm chứa nước mưa là giải pháp tốn kém và không hiệu quả. Để giúp Hà Nội thoát ngập, thành phố cần tập trung thực hiện nghiêm túc quy hoạch thoát nước.

“Cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa Bộ TN&MT, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Xây dựng để có những giải pháp thích hợp cho tình trạng ngập úng tại Hà Nội hiện nay”, ông Tuấn kết luận.

Đồng thời, các chuyên gia cũng lưu ý cần thực hiện đúng quy hoạch của Thủ tướng về việc bố trí các trạm bơm trên thành phố Hà Nội sao cho phù hợp với các hồ điều hòa.
*Tên người phỏng vấn được thay đổi theo yêu cầu
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала