Việt Nam lột xác hoàn toàn và sẽ là nền kinh tế lớn thứ 20 thế giới sau 14 năm nữa?

© AFP 2023 / Manan VatsyayanaĐồng Việt Nam
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.06.2022
Đăng ký
Theo CEBR, sau 14 năm nữa, đến năm 2036, Việt Nam sẽ là nền kinh tế lớn thứ 20 lớn nhất thế giới. Việt Nam đã thực sự lột xác thành công, trở thành công xưởng sản xuất đang lên của thế giới hiện nay.
Việt Nam đã viết nên câu chuyện thần kỳ. Từ một nước nghèo, Việt Nam đã vươn lên thành trở thành nước có thu nhập trung bình với GDP bình quân đầu người đạt 2.779 USD vào năm 2020 và là một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới.
Tỷ lệ hộ nghèo cả nước từ 58% năm 1993 xuống chỉ còn 2,23% năm 2021 tính theo chuẩn mới. Quy mô kinh tế tăng gấp 12 lần, thu nhập bình quân đầu người tăng 8,3 lần, kim ngạch xuất-nhập khẩu tăng 29,5 lần, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng 22 lần.
Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Petersburg - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.06.2022
Đoàn Việt Nam sẽ tham dự Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Petersburg
Kinh tế quý 1/2022 đã quay trở lại đà tăng trưởng cao, đạt trên 5%. Dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 khoảng 6,9% với xu hướng dài hạn là 6,5%-7% từ năm 2023, theo Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Hoa Kỳ.

Việt Nam sẽ là nền kinh tế lớn thứ 20 thế giới?


Theo ấn bản thứ 13 của World Economic League Table 2022 do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR) công bố cho biết, nền kinh tế toàn cầu sẽ có những thay đổi lớn trong những thập kỷ tới khi quá trình phục hồi sau đại dịch diễn ra.
Đặc biệt, ấn bản này dự báo Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tờ Tổ quốc dẫn báo cáo nhận định của CEBR cho hay, đến năm 2036, Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 20 toàn cầu.
Theo đó, năm 2021, Việt Nam xếp thứ 41 thế giới về quy mô kinh tế. Trong năm 2022, Việt Nam sẽ tăng 5 bậc lên vị trí thứ 36. Đến năm 2026, Việt Nam có thể lọt top 30 nền kinh tế lớn nhất, năm 2031 vươn lên thứ 24 và năm 2036 thì chính thức lọt vào top 20.
Về phần mình, IMF đưa ra dự báo, đến năm 2025, Việt Nam sẽ vươn lên đứng thứ 3 Đông Nam Á về quy mô kinh tế, với GDP 571,12 tỷ USD. Con số này giúp Việt Nam vượt qua Malaysia (556 tỷ USD), Philippines (523,53 tỷ USD), Singapore (496,81 tỷ USD), chỉ xếp sau Indonesia (1630 tỷ USD) và Thái Lan (632,45 tỷ USD).
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.06.2022
Quan điểm của Việt Nam về quan hệ giao lưu cùng hợp tác với Đặc khu kinh tế Hồng Kông
Sang năm 2027, GDP của Thái Lan và Việt Nam sẽ ngang ngửa nhau ở mức khoảng hơn 690 USD (Thái Lan 692,6 tỷ USD và Việt Nam 690,11 tỷ USD).
Trong khi đó, GDP của Malaysia được cho là sẽ đạt khoảng 633,63 tỷ USD năm 2027, xếp thứ 4 sau Việt Nam. Tiếp đó, Philippines đứng thứ 5 với 614,63 tỷ USD. Singapore đứng vị trí thứ 6 với 543,84 tỷ USD.
Như Sputnik đã thông tin, lần đầu tiên Việt Nam vượt qua Singapore để trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 Đông Nam Á về GDP là vào năm 2020.
Trước đó, năm 2019, Bloomberg dẫn một báo cáo của ngân hàng DBS Bank cho biết kinh tế Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng khoảng 6-6,5% trong thập kỷ tới, nhờ nguồn vốn đầu tư nước ngoài mạnh và tăng trưởng năng suất trong những năm sắp tới.

“Nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng này, nền kinh tế Việt Nam sẽ lớn hơn quy mô nền kinh tế Singapore sau 10 năm nữa”, - DBS lưu ý.

Trung Quốc vượt Mỹ

Những năm gần đây, châu Á đã dần thay thế châu Âu và Bắc Mỹ trở thành trung tâm của nền kinh tế thế giới. Sự thay đổi này được bắt đầu từ việc hạ thấp các rào cản thương mại, đẩy mạnh tự do kinh tế và nỗ lực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của châu Á.
Bên cạnh đó, một nguyên nhân chính có thể kể đến là sự cải thiện về cơ sở hạ tầng và thông tin liên lạc, cũng như sự gia tăng nói chung về mức độ phức tạp kinh tế trong khu vực.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Seok-yeol - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.05.2022
Quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc: Gió có đổi chiều dưới thời ông Yoon Suk-yeol?
Theo dự báo, Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ vào năm 2030. Sự phục hồi nhanh hơn dự kiến của Mỹ trong năm 2021, cũng như việc theo đuổi chính sách "Zero-Covid" đã khiến Trung Quốc để mất vị trí đầu bảng khoảng 2 năm.
Trung Quốc tiếp tục duy trì mức tăng trưởng GDP dương nhờ sự ổn định của nhu cầu trong nước. Chính sách kinh tế và tài khóa của Bắc Kinh tập trung vào thị trường nội địa ngay từ trước đại dịch, bởi những lo ngại về các hạn chế thương mại ngày càng gia tăng từ phương Tây.

Giới siêu giàu Việt Nam bùng nổ

Ở thời điểm 5 năm về trước, có thể nói những căn biệt thự hàng triệu đô là một khái niệm rất xa vời ở Việt Nam.
Tuy vậy, chỉ trong 2 năm gần đây, việc chi hàng triệu đô cho những căn biệt thự siêu sang, đẳng cấp của giới nhà giàu đã trở nên quen thuộc. Điều này cho thấy sự hiện diện rõ nét của nền kinh tế tỉ phú ở Việt Nam, khi số lượng người ở giới siêu giàu tăng cao hơn bao giờ hết.
Theo Báo cáo thịnh vượng 2021 (Wealth Report 2021) mà hãng tư vấn Knight Frank công bố, Việt Nam có 390 người siêu giàu (UHNWI hay Ultra-high-net-worth individuals, tức những người sở hữu từ 30 triệu USD trở lên), xếp thứ 6 trong số các nước ASEAN. Cũng theo báo cáo này, số người có trong tay từ 1 triệu USD trở lên tại Việt Nam năm 2020 là 19.491 người.
Thị trường chứng khoán - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.05.2022
Kinh tế Việt Nam cần tránh phụ thuộc vào Trung Quốc
Ước tính, trong khoảng từ 2020 - 2025, tốc độ tăng trưởng của giới siêu giàu Việt Nam đạt mức 31%, tương đương khoảng 511 người sở hữu khối tài sản trên 30 triệu USD và hơn 25.800 người sở hữu khối tài sản trên 1 triệu USD.
Trong khi đó, hãng nghiên cứu Wealth-X nhận định, Việt Nam thuộc top 10 nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng người siêu giàu nhanh nhất thế giới giai đoạn 2012 - 2017.
Với đà tăng này, một số tổ chức kinh tế cho rằng, tốc độ tăng trưởng giới siêu giàu của Việt Nam có thể xếp thứ 3 thế giới, đạt 12,7% mỗi năm, chỉ đứng sau Bangladesh (17,3%) và Trung Quốc (13,4%).
Với việc số lượng người giàu ở Việt Nam gia tăng, hiệu suất mua sắm các món hàng siêu xa xỉ cũng theo đó tăng lên.
Đại dịch Covid-19 quét qua đã làm bùng nổ cuộc tìm kiếm du thuyền, biệt thự xa xỉ, khi mà chính đại dịch, ở một số trường hợp nào đó, trở thành cơ hội vàng để tích lũy những tài sản “đắt xắt ra miếng”.

Kinh tế Việt Nam sẽ trở lại quỹ đạo tăng trưởng 30 năm nhờ cầu nội địa

Trước đó, đề cập trong Báo cáo hoạt động quỹ tháng 4/2022, Vietnam Holding Limited (VNH) cho hay, hiện quỹ niêm yết tại London đang đầu tư vào các công ty có tốc độ tăng trưởng cao tại Việt Nam, tập trung vào tiêu dùng nội địa, công nghiệp hóa và đô thị hóa.
Về góc độ vĩ mô, Vietnam Holding Limited đánh giá, dù rủi ro toàn cầu khá nhiều gồm chiến tranh, lạm phát và giãn đoạn chuỗi cung ứng nhưng Việt Nam vẫn kiên cường cho tới thời điểm hiện tại.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và đoàn công tác gặp gỡ, làm việc với Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào Đao-vông Phôn-kẹo - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.06.2022
Việt Nam đầu tư hàng trăm triệu đô la vào điện và khoáng sản của Lào
Điển hình trong tháng 4 đã báo hiệu sự hồi sinh của Việt Nam với hoạt động du lịch khởi sắc khắp đất nước khi Covid-19 đã được kiểm soát. Giao thông đã tắc trở lại trên các tuyến đường Hà Nội và TP.HCM cũng như lượng khách quốc tế tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh đó, dữ liệu kinh tế vĩ mô cho thấy triển vọng lạc quan bất chấp rủi ro toàn cầu và sự điều chỉnh mạnh của thị trường chứng khoán. Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF vừa qua cũng đã dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 vào khoảng 6%.
Theo Vietnam Holding, với dự báo tăng trưởng GDP 6,5% cho năm 2022, nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ trở lại quỹ đạo tăng trưởng 30 năm khi nhu cầu trong nước hồi phục và hoạt động xuất khẩu vẫn mạnh mẽ
Việt Nam là một nền kinh tế có độ mở cao với gần 340 tỷ USD hàng hoá và dịch vụ cung cấp cho thế giới vào năm 2021. Trong quý đầu tiên của năm 2022, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam ước tính đạt 88,58 tỷ USD, tăng gần 14% so với cùng kỳ năm ngoái.

“Việt Nam là một mắt xích ngày càng quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu và lĩnh vực logistics là một ngành kinh doanh thiết yếu để phục vụ danh nghiệp trong nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng này”, - quỹ Vietnam Holding nhấn mạnh.

Việt Nam lột xác thành công

Báo cáo vĩ mô về Việt Nam do HSBC công bố, Việt Nam đang tiếp tục hưởng lợi nhờ chiến lược mở cửa diện rộng.
Ngân hàng HSBC cũng nhắc tới câu chuyện phát triển đầy ấn tượng của Việt Nam, với mô hình tăng trưởng lấy xuất khẩu làm động lực chính. Mô hình này đang giúp kinh tế Việt Nam hồi phục nhanh chóng kể từ khi chiến lược mở cửa trở lại bắt đầu.

“Trong vòng hai thập kỷ qua, Việt Nam đã thực sự lột xác thành công, trở thành công xưởng sản xuất đang lên của thế giới”, - HSBC nhấn mạnh.

Theo Ngân hàng này, với mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao, nhiệm vụ cấp thiết có tính then chốt, nhất quán và lâu dài được xác định rõ là phải xây dựng nền kinh tế phát triển năng động, nhanh và bền vững, độc lập, tự chủ trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với nâng cao hiệu quả trong hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm Trụ sở Tập đoàn Google. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.05.2022
Apple, Google, Microsoft, Intel: Đầu tư vào Việt Nam là “lựa chọn thông minh”
Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2022 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam kiên định với mục tiêu mở cửa, hội nhập sâu, rộng, tích cực, hiệu quả.

“Chủ trương đúng đắn, nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta là kiên định đường lối đổi mới, tập trung xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả”, - Thủ tướng nói.

Bà Elisabetta Gentile, chuyên gia cao cấp, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định, việc Việt Nam đề cập đa dạng hoá chuỗi cung ứng cho thấy ý thức về vấn đề này. Việc đa dạng hoá rất là quan trọng vì nó giúp tránh được sự đổ vỡ ở quy mô lớn khi có sự cố xảy ra đối với chuỗi cung ứng hay chuỗi giá trị toàn cầu.
Để khai thác tốt hơn những giá trị mà chuỗi cung ứng mang lại, Việt Nam cần đánh giá đúng vai trò cũng như đầu tư cho việc phát triển thương hiệu, nghiên cứu sáng tạo và có chiến lược marketing hiệu quả. Bên cạnh đó là cân nhắc nhiều hơn đến "khu vực hoá" chuỗi cung ứng, tận dụng tốt mối quan hệ với các đối tác trong khu vực để xây dựng chuỗi cung ứng ổn định hơn.
Phối cảnh khu phức hợp vinhomes tân cảng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.06.2022
“Nhà đầu tư bỏ chạy”: Điểm bất thường và nghịch lý của thị trường bất động sản Việt Nam
Trong khi đó, doanh nhân Don Lam của VinaCapital lưu ý, hiện có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến thị trường vốn Việt Nam, mức định giá cổ phiếu hấp dẫn với P/E chỉ hơn 10 lần, thấp hơn so với nhiều thị trường ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, để thu hút mạnh mẽ sự tham gia của khối ngoại, thị trường chứng khoán Việt Nam cần đa dạng nhiều sản phẩm hơn nữa; đồng thời cần cải thiện tính thanh khoản, tỷ lệ giới hạn nhà đầu tư nước ngoài và đặc biệt là sự minh bạch của thị trường.

“Nếu cải thiện được những vấn đề trên, khả năng nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam lên thị trường mới nổi trong thời gian tới là rất lớn. Từ đó, có thể thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài mạnh mẽ hơn, thậm chí có thể tăng thêm 10 tỷ USD”, - ông Don Lam khẳng định.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала