Tổng cục trưởng Đường bộ: "Tôi không đồng ý với việc bỏ tổng cục"

© Sputnik / Taras IvanovGiao thông trên đường phố Hà Nội trang hoàng chào mừng Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 13
Giao thông trên đường phố Hà Nội trang hoàng chào mừng Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 13 - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.06.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Trao đổi với báo chí sáng 16/6, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Đường bộ (Bộ GTVT), đã có chia sẻ về việc tách Tổng cục Đường bộ thành Cục Đường bộ Việt Nam và Cục Đường bộ cao tốc Việt Nam.
Theo ông Huyện, trong 12 năm hoạt động, Tổng cục đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, theo tiêu chí tổ chức bộ máy tổng cục và nhiệm vụ được giao, Tổng cục Đường bộ đã hoàn thiện và trình Bộ GTVT để báo cáo Chính phủ dự thảo Đề án sắp xếp lại tổng cục.
“Tôi là người ký trình dự thảo đề án lên Bộ GTVT theo đúng chức năng là người đứng đầu Tổng cục Đường bộ, nhưng tôi không đồng ý với việc bỏ tổng cục và tách thành 2 cục quản lý chuyên ngành mới, vì có nhiều bất cập. Chúng tôi đã đánh giá tác động của việc này, về mặt quản lý, đường cao tốc chỉ là đường bộ, chỉ khác nhau về tiêu chuẩn kỹ thuật, nên việc tách thành 2 cơ quan sẽ gây lãng phí nguồn lực, thêm bộ máy”, ông Huyện nói.
Lễ thông xe kỹ thuật tuyến chính cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận phục vụ lưu thông dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.01.2022
Vừa mới thông xe, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận thiếu một thứ khiến các tài xế hoang mang
Theo ông Huyện, mô hình Tổng cục Đường bộ có các cục, chi cục ở khu vực khác với Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế có các vệ tinh ở cấp huyện.
"Bây giờ đang là Tổng cục thì lãnh đạo tổng cục họp với lãnh đạo tỉnh người ta còn tiếp để giải quyết những việc bức xúc, việc cần xử lý ngay của đường bộ. Nhưng thành cục thì tỉnh chỉ cho cấp sở làm việc, muốn làm việc với lãnh đạo tỉnh thì cấp lãnh đạo bộ phải đến", ông Huyện nói.
Khi hình thành Cục đường bộ và Cục Đường cao tốc, hệ thống công nghệ thông tin phục vụ quản lý cũng phải đầu tư để chia tách làm 2, thay vì quản lý thống nhất trên cùng 1 hệ thống như hiện nay.
Bên cạnh đó, luật Giao thông đường bộ không quy định riêng đường bộ hay cao tốc. Nếu không có luật rất khó xây dựng nghị định dưới luật để quản lý.
Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.06.2022
Liệu có kịp rút kinh nghiệm sau loạt sai phạm trên 'con đường đau khổ' Lê Văn Lương?
Ông Huyện lý giải theo Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành T.Ư Đảng về sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn có nêu:
"Một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính".
Theo người đứng đầu Tổng cục Đường bộ, hiện cả nước có hơn 1.100km đường cao tốc, trong đó chỉ có 200km đầu tư công do tổng cục quản lý, còn lại là các tuyến cao tốc do doanh nghiệp đầu tư và quản lý khai thác. Kể cả các tuyến đang và sắp đầu tư công, tổng số đường cao tốc sau 5 năm nữa cũng chỉ khoảng 3.0000km.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала