Việt Nam “đổ tiền” vào giao thông, tỷ phú Vượng và bầu Hiển muốn làm Vành đai 4 Hà Nội

© Ảnh : TTXVN - Bùi Doãn TấnBế mạc Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khoá XV
Bế mạc Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khoá XV - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.06.2022
Đăng ký
Quốc hội Việt Nam đã thông qua chủ trương phê duyệt hơn 245.000 tỷ đồng đầu tư xây dựng loạt dự án giao thông trọng điểm.
Các dự án gồm đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, Vành đai 4 Hà Nội và ba cao tốc phía Nam gồm Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột và Biên Hòa - Vũng Tàu.

Hơn 85 ngàn tỷ cho 112,8km đường Vành đai 4 vùng thủ đô Hà Nội

Sáng 16/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4- vùng Thủ đô Hà Nội với 474/475 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành
Mục tiêu của dự án là đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4- vùng Thủ đô Hà Nội, vành đai liên vùng, khu kinh tế trọng điểm vùng Thủ đô Hà Nội, kết nối Thủ đô Hà Nội với tỉnh Hưng Yên, tỉnh Bắc Ninh và các địa phương khác trong vùng, phát huy hiệu quả đầu tư đối với các dự án đã và đang được đầu tư.
Dự án đường Vành đai 4 cũng được kỳ vọng tạo không gian phát triển mới và giải quyết các vấn đề tồn tại của Hà Nội, khai thác tiềm năng sử dụng đất, xây dựng hệ thống đô thị bền vững, hiện đại.
Về phạm vi, quy mô, hình thức đầu tư, theo Nghị quyết, Việt Nam dự kiến sẽ đầu tư khoảng 112,8 km, chia thành 7 dự án thành phần đi qua Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh. Nhu cầu sử dụng đất hơn 1.300 ha. Khi đưa vào khai thác, tuyến đường sẽ áp dụng thu phí tự động không dừng.
Trong 7 dự án thành phần, dự án thành phần 3 (dự án PPP) loại hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT), được áp dụng cơ chế bảo đảm đầu tư, cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Về nhu cầu sử dụng đất và phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 1.341 ha, trong đó, đất trồng lúa khoảng 816 ha, đất nông nghiệp khác khoảng 258 ha, đất dân cư khoảng 58 ha và đất khác khoảng 209 ha. Nghị quyết cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện dự án. Giải phóng mặt bằng toàn tuyến một lần theo quy mô quy hoạch.
Về tiến độ thực hiện, Nghị quyết nêu rõ: Chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.
Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án là 85.813 tỷ đồng. Nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 là 41.860 tỷ đồng, bao gồm hơn 19.380 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; nguồn vốn ngân sách địa phương là hơn 22.470 tỷ đồng (Hà Nội hơn 19.470 tỷ; Hưng Yên 1.000 tỷ; Bắc Ninh 2.000 tỷ).
Nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026-2030 hơn 14.500 tỷ đồng, bao gồm 8.790 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách trung ương; nguồn vốn ngân sách địa phương là hơn 5.710 tỷ đồng. Vốn do nhà đầu tư thu xếp hơn 29.440 tỷ đồng.
Cầu Long Thành, Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.06.2022
4 dự án lớn của Việt Nam được khởi công trong tháng 6

Tỷ phú Vượng và bầu Hiển muốn làm đường Vành đai 4 Hà Nội

Theo Nghị quyết, UBND TP Hà Nội là cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện dự án. Trong hai năm kể từ khi nghị quyết được thông qua, Quốc hội cho phép người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định chỉ định thầu với các gói thầu tư vấn, phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trong thời gian này, nhà thầu thi công không phải thực hiện thủ tục cấp phép khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.
Đồng thời, việc triển khai dự án được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt. Đơn cử điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 14.250 tỷ đồng, bố trí cho Bộ Giao thông Vận tải giao về các địa phương; cho phép sử dụng phần vốn nhà nước tham gia tối đa 66% sơ bộ tổng mức đầu tư dự án.
Trước đó, báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và UBND TP.Hà Nội đã nhận được đề xuất của các nhà đầu tư tiềm năng mong muốn được tham gia thực hiện dự án như Tập đoàn Vingroup - CTCP (Nhà đầu tư đề xuất dự án) hiện do tỷ phú Phạm Nhật Vượng làm Chủ tịch HĐQT; Tập đoàn T&T của Chủ tịch HĐQT Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển), Tập đoàn Him Lam do ông Dương Công Minh làm Chủ tịch HĐQT, Công ty CP DIC…
Báo cáo cho thấy, “các nhà đầu tư đều có cam kết đối với việc huy động vốn nhà đầu tư trên thị trường và khẳng định tính khả thi của Dự án nếu được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư. Như vậy, khả năng huy động vốn của doanh nghiệp Dự án sẽ được bảo đảm”.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng báo cáo, việc đánh giá cụ thể năng lực tài chính của nhà đầu tư sẽ được tiếp tục thực hiện tại bước đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án. Đồng thời, qua kết quả tính toán sơ bộ về phương án tài chính có các thông số bảo đảm khả thi, thời gian hoàn vốn 21 năm. Do đó, việc áp dụng phương thức đầu tư PPP đối với dự án thành phần 3 là có cơ sở.
Nghị quyết nêu rõ, Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc triển khai tổ chức thực hiện, quản lý và khai thác, vận hành dự án theo đúng Nghị quyết, quản lý, sử dụng vốn và các nguồn lực tiết kiệm, hiệu quả, phòng chống tham nhũng, tiêu cực; chỉ đạo các địa phương bảo đảm nguồn vốn thực hiện dự án, hàng năm phải báo cáo về tình hình thực hiện dự án.
Kiểm toán Nhà nước Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.05.2022
Hà Nội cần giảm mức đầu tư cho vành đai 4

Chấp thuận dự án Vành đai 3 TP.HCM

Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TPHCM cũng đã được Quốc hội thông qua vào sáng 16/6 với 475/478 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Quốc hội cho phép đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 3 TP.HCM, kết nối TP.HCM với tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, tỉnh Long An và các địa phương khác trong vùng. Về phạm vi, quy mô, hình thức đầu tư: Đầu tư khoảng 76,34 km, chia thành 8 dự án thành phần theo hình thức đầu tư công.
Tuyến đường dài 76 km, đi qua TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, chia thành 8 dự án thành phần, theo hình thức đầu tư công; nhu cầu sử dụng đất 640 ha. Sau khi hoàn thành, tuyến đường sẽ áp dụng thu phí tự động không dừng.
Tổng vốn đầu tư dự án là 75.300 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách giai đoạn 2021-2025 là 61.000 tỷ đồng; ngân sách giai đoạn 2026-2030 là 14.300 tỷ đồng. Dự án chuẩn bị đầu tư từ năm nay, cơ bản hoàn thành năm 2025, khai thác năm 2026.
UBND TP HCM là cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện dự án. Trong hai năm từ khi nghị quyết được thông qua, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc chỉ định thầu với các gói thầu tư vấn, phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Nhà thầu không phải làm thủ tục cấp phép khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.
Đối với việc triển khai, Nghị quyết nêu rõ, thực hiện dự án được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt như điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 hơn 17.140 tỷ đồng, đã bố trí cho Bộ Giao thông Vận tải giao về các địa phương để thực hiện dự án. Trong đó, TP HCM là hơn 10.620 tỷ đồng, Đồng Nai 850 tỷ đồng, Bình Dương 4.260 tỷ đồng, Long An 1.390 tỷ đồng. Quốc hội cho phép tăng tổng mức vốn trung hạn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 từ nguồn vốn dự kiến tăng thu của các địa phương.
Chính phủ có nhiệm vụ chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương liên quan xây dựng phương án thu hồi vốn đầu tư dự án (không bao gồm đường song hành, đường đô thị), hoàn trả vào ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo tỷ lệ vốn góp đầu tư dự án.

Rót tiền làm loạt cao tốc phía Nam

Cũng trong sáng nay, Quốc hội đã thông qua các nghị quyết chủ trương đầu tư 3 dự án cao tốc trọng điểm phía Nam giai đoạn 1, gồm: Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột và Biên Hòa - Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư hơn 84.000 tỷ đồng.
Trong đó, dự án Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng dài 188,2km, có tổng mức đầu tư sơ bộ là 44.691 tỷ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 là 30.758 tỷ đồng, ngân sách giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 13.933 tỷ đồng.
Trong giai đoạn 2021-2025, ngân sách Trung ương là 26.935 tỷ đồng, trong đó, 14.248 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách Trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, 1.166 tỷ đồng nguồn vốn từ rà soát, sắp xếp lại kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Bộ Giao thông Vận tải, 3.800 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển trong gói hỗ trợ, phục hồi kinh tế và 7.721 tỷ đồng nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2021. Nguồn ngân sách địa phương là 3.823,5 tỷ đồng, trong đó tỉnh An Giang là 1.000 tỷ đồng, TP. Cần Thơ là 1.000 tỷ đồng, tỉnh Hậu Giang là 823,5 tỷ đồng và tỉnh Sóc Trăng 1.000 tỷ đồng.
Về tiến độ, dự án được chuẩn bị đầu tư, thực hiện từ năm 2022, cơ bản hoàn thành một số đoạn tuyến có lưu lượng giao thông lớn năm 2025, cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2026 và hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án năm 2027.
Dự án Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột dài 117,5km, có tổng mức đầu tư sơ bộ là 21.935 tỷ đồng. Trong đó nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 là 15.096 tỷ đồng; giai đoạn 2026 - 2030 là 6.839 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2021 - 2025, ngân sách Trung ương là 13.831 tỷ đồng, trong đó 6.539 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách Trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, 572 tỷ đồng nguồn vốn từ rà soát, sắp xếp lại kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Bộ Giao thông Vận tải, 2.320 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển thuộc gói hỗ trợ phục hồi kinh tế và 4.400 tỷ đồng nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2021. Nguồn ngân sách địa phương là 1.265 tỷ đồng, trong đó tỉnh Đắk Lắk là 916,5 tỷ đồng và tỉnh Khánh Hòa là 348,5 tỷ đồng. Dự án thực hiện từ năm 2022, cơ bản hoàn thành một số đoạn tuyến có lưu lượng giao thông lớn năm 2025, cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2026 và hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn Dự án năm 2027.
Đối với dự án Biên Hòa - Vũng Tàu dài 53,7km, có tổng mức đầu tư sơ bộ là 17.837 tỷ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 là 14.270 tỷ đồng; giai đoạn 2026 - 2030 là 3.567 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2021 - 2025, ngân sách Trung ương là 11.000 tỷ đồng trong đó 5.360 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách Trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, 465 tỷ đồng nguồn vốn từ rà soát, sắp xếp lại kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Bộ Giao thông vận tải, 3.500 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển thuộc gói hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế và 1.675 tỷ đồng nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2021.
Nguồn ngân sách địa phương là 3.270 tỷ đồng, trong đó tỉnh Đồng Nai là 2.600 tỷ đồng và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là 670 tỷ đồng. Dự án thực hiện từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2025 và hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án năm 2026.
Quốc hội cũng đồng ý cho các dự án được áp dụng các cơ chế đặc thù về chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư; gói thầu xây lắp được giao cho các địa phương làm chủ đầu tư các đoạn đi qua địa bàn... đã được quy định tại nghị quyết 43 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi kinh tế của Quốc hội.
Quốc hội thảo luận về về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.06.2022
Quốc hội thông qua Luật Cảnh sát cơ động sáng nay
Cũng trong sáng nay, Quốc hội quyết định đầu tư gần 45.000 tỷ đồng làm 180km cao tốc cho Đồng bằng sông Cửu Long qua các địa phương như Cần Thơ, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала