Vì sao Hun Sen chọn Việt Nam để xin giúp đỡ tiêu diệt quân Pol Pot?

© Dương Văn GiangThủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Campuchia Hun Sen
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Campuchia Hun Sen - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.06.2022
Đăng ký
Con đường cứu nước của Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Sen không thể thiếu vai trò đặc biệt quan trọng của Việt Nam.
Vì sao ông Hun Sen chọn Việt Nam để kêu gọi sự giúp đỡ cứu lấy Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot?

Vì sao Hun Sen chọn Việt Nam để giúp đỡ?

Như Sputnik đưa tin, cách đây 55 năm (ngày 24/6/1967), Việt Nam và Campuchia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.
Mốc son này đã đi vào lịch sử hai nước như một sự kiện trọng đại, mở ra một chương mới trong quan hệ hai nước, gắn bó vận mệnh của hai dân tộc láng giềng.
Có thể khẳng định rằng, dù gặp những thăng trầm của lịch sử và những biến cố của thời đại, quan hệ Việt Nam-Campuchia vẫn ngày càng trở nên khăng khít, bền chặt, được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước không ngừng vun đắp, gìn giữ, trở thành tài sản vô giá của hai dân tộc.
Xin nhắc lại, năm nay 2022 cũng là kỷ niệm 45 năm hành trình tìm đường cứu nước của Thủ tướng Hun Sen.
Đúng 45 năm trước đây, ngày 20/6/1977-20/06/2022, Thủ tướng Campuchia Hun Sen, khi đó là Trung tá trong hàng ngũ của Pol Pot cùng với một số đồng đội đã buông súng, băng rừng, vượt suối sang Việt Nam.
Ông Hun Sen cùng đồng đội của mình giữ ước vọng đánh tan chế độ diệt chủng Pol Pot, cứu người dân Campuchia đang đứng bên bờ vực của diệt chủng.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại lễ khai trương bệnh viện ở Phnom Penh - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.05.2022
Hun Sen: Tôi không bán cho Việt Nam dù chỉ là 1 milimet lãnh thổ Campuchia
Như đã biết, nhờ sự giúp đỡ quân và dân Việt Nam – đội quân Nhà Phật, ông Hun Sen cùng với các đồng đội đã từng bước xây dựng lực lượng vũ trang trong nước và cùng quân tình nguyện Việt Nam lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot ngày 07/01/1979, cứu hàng triệu người dân Campuchia thoát khỏi “lưỡi hái của tử thần”, mang lại hòa bình và thịnh vượng cho Campuchia có được cơ đồ như ngày nay.
Chuyên gia Long Dany, Giám đốc trung tâm tư liệu Koh Thmor, Trung tâm tư liệu quốc gia Campuchia đã bình luận về ý nghĩa lịch sử của sự kiện Thủ tướng Hun Sen ra đi tìm đường cứu nước cũng như lý giải vì sao Hun Sen chọn Việt Nam để kêu gọi sự giúp đỡ.
Đánh giá về lựa chọn tìm đường cứu nước của ông Hun Sen, chuyên gia Long Dany khẳng định trong cuộc trao đổi với VOV rằng, đây là một sự kiện rất quan trọng, đánh dấu thời điểm bắt đầu quá trình chiến đấu, hy sinh đầy gian khổ của Samdech Hun Sen và các nhà lãnh đạo khác vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, đánh đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ.
Đồng thời, đó cũng là dấu mốc lịch sử quan trọng khi ông Samdech Hun Sen quyết định chọn Việt Nam để kêu gọi sự giúp đỡ trong hoàn cảnh khó khăn nhất, gian nguy nhất.
“Lịch sử đã chứng minh rằng quyết định của ông Hun Sen hoàn toàn đúng đắn và sáng suốt khi đặt niềm tin vào những người bạn Việt Nam, những người đã giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng dưới ách thống trị bạo tàn của bè lũ Pol Pot”, ông Long Dany nói.
Ngay cả bản thân ông Hun Sen cũng từng khẳng định rằng, ông sẵn sàng lấy sinh mạng của mình để làm vốn chiến đấu lật đổ chế độ Pol Pot, mang lại sự sống cho cả dân tộc Campuchia.
Đánh giá về sự giúp đỡ chân tình của quân và dân Việt Nam, ông Long Dany cho biết, trong quá trình giải phóng Campuchia, cứu dân tộc Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, Việt Nam giữ vai trò hết sức quan trọng.
“Nếu như không có những người lính tình nguyện Việt Nam xuất hiện, không có sự giúp đỡ từ Việt Nam thì quân giải phóng Campuchia khi đó còn non nớt, lực lượng mỏng, yếu, rất khó có thể đánh đổ được chế độ diệt chủng Khmer Đỏ”, chuyên gia nhận định.
Ông Long Dany cũng lưu ý thêm rằng, mặc dù đất nước Việt Nam khi đó cũng vừa mới bước ra từ một cuộc chiến tranh, nhưng đã bất chấp khó khăn, hy sinh cả xương máu để giúp đỡ Campuchia, nhân dân Campuchia luôn luôn ghi nhớ công lao này.
“Việc lật đổ chế độ Pol Pot có giá trị vô cùng to lớn và không gì có thể so sánh được, bởi việc này đã cứu giúp hơn 5 triệu người dân Campuchia còn lại được sống. Cũng từ đây mà đất nước Campuchia đã được hồi sinh và phát triển như ngày nay”, Giám đốc trung tâm tư liệu Koh Thmor, Trung tâm tư liệu quốc gia Campuchia chỉ rõ.
Từ góc nhìn của một chuyên gia, ông Long Dany nhấn mạnh, việc nghiên cứu và giáo dục về tội ác của chế độ diệt chủng là hết sức quan trọng.
“Nếu chúng ta hiểu rõ về tội ác của Pol Pot, chúng ta sẽ biết đánh giá, biết tìm cách ngăn chặn không cho những hành động bạo tàn này quay trở lại Campuchia, ASEAN hay bất kỳ đất nước nào trên thế giới”, ông nói.
Cùng với đó, ông Long Dany cho rằng, cần phải tăng cường nghiên cứu, học tập lịch sử, đặc biệt là mối quan hệ keo sơn giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Campuchia.
“Nếu như thế hệ trẻ hai nước hiểu về lịch sử thì sẽ càng hiểu nhau hơn, gần gũi nhau hơn và mối quan hệ giữa nhân dân hai nước Campuchia – Việt Nam sẽ ngày càng phát triển bền chặt hơn nữa”, Giám đốc trung tâm tư liệu Koh Thmor tin tưởng.
Ông Hun Sen - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2022
Nhà sử học Nga nhắc lại việc Hun Sen lên nắm quyền bằng lưỡi lê và xe tăng Việt Nam

“Không gì xóa nhòa được”

Tiến sĩ Kin Phea, Phó Viện trưởng viện Hàn lâm Campuchia đánh giá, sự hợp tác, tình đoàn kết, hữu nghị và hỗ trợ từ bộ đội tình nguyện Việt Nam đối với Campuchia có giá trị lịch sử mãi mãi và “không gì có thể xóa nhòa được”.
TS. Phea nhấn mạnh, sự giúp đỡ của Việt Nam đối với mặt trận đoàn kết cứu quốc Campuchia rất quan trọng, góp phần lật đổ chế độ Khmer Đỏ và xây dựng lại đất nước Campuchia.
“Những thành tựu mà Việt Nam và Campuchia cùng đạt được trong suốt 55 năm qua, không chỉ là thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, mà còn biểu hiện ở sự phát triển quan hệ trên tất cả các lĩnh vực trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước”, chuyên gia nhấn mạnh.
Bất chấp sự gián đoạn của đại dịch Covid-19, quan hệ Việt Nam - Campuchia vẫn không ngừng được thúc đẩy. Hai nước chung tay phòng chống dịch bệnh hiệu quả, giúp đỡ nhau bằng nhiều hình thức cả về tinh thần và vật chất. Hai nước thường xuyên phối hợp chặt chẽ, chia sẻ thông tin kịp thời và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, nhất là trong khuôn khổ hợp tác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Liên Hợp Quốc và các cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong.
“Với sự gìn giữ, vun đắp của nhân dân hai nước, quan hệ Việt Nam-Campuchia hiện nay đang phát triển tốt đẹp theo phương châm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”, ông Phea khẳng định.
Trong khi đó, Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Huy Tăng cho rằng, chúng ta tiếp tục thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong lĩnh vực chính trị để đảm bảo định hướng tổng thể quan hệ hai nước, đẩy mạnh việc giáo dục các tầng lớp nhân hai nước, nhất là thế hệ trẻ về vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa chiến lược của mối quan hệ Việt Nam-Campuchia cũng như ý nghĩa sống còn của mối quan hệ này, để từ đó củng cố, nâng cao niềm tin chính trị, tạo nền tảng xã hội vững chắc cho việc thúc đẩy, tăng cường quan hệ toàn diện hai nước.
Ngoài ra, cần đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực an ninh, quốc phòng và đối ngoại. Đây là những trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước, góp phần giữ vững môi trường cho sự phát triển của quốc gia. Quan trọng nhất, theo Đại sứ Nguyễn Huy Tăng, hai bên đẩy mạnh hợp tác kinh tế, tạo ra động lực mới, tạo ra nguồn lực đảm bảo cho sự phát triển bền vững quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Ngày 24/6/1967 là một mốc son trong lịch sử mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống gắn bó nhân dân hai nước Việt Nam và Campuchia. Tình đoàn kết hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam-Campuchia 55 năm qua góp phần quan trọng vào những thành tựu đạt được ở mỗi quốc gia, là cơ sở, nền tảng vững chắc để hai nước tiếp tục phát huy trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai.
Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao vừa qua, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng khẳng định, Việt Nam luôn mong muốn duy trì và củng cố quan hệ hợp tác tốt đẹp với các quốc gia trên toàn thế giới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала