Nền kinh tế Trung Quốc vượt qua đại dịch tốt hơn dự kiến

© AP Photo / Ng Han GuanCô gái trong mặt nạ y tế với một lá cờ quốc gia.
Cô gái trong mặt nạ y tế với một lá cờ quốc gia. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.06.2022
Đăng ký
Trung Quốc thu hẹp không gian nới lỏng chính sách tiền tệ trong bối cảnh Fed thông báo sẽ tăng lãi suất. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay trung hạn kỳ hạn 1 năm ở mức 2,85%.
Bằng cách này Bắc Kinh muốn tránh gây áp lực quá lớn lên đồng nhân dân tệ và cố gắng giảm chênh lệch lợi suất giữa Trung Quốc và Mỹ. Trả lời phỏng vấn Sputnik, chuyên gia lưu ý: nền kinh tế Trung Quốc đối phó với những hậu quả của đại dịch tốt hơn dự kiến. Nhờ đó không có nhu cầu áp dụng các biện pháp kích thích quy mô lớn.

Số liệu thống kê chính thức tốt hơn dự đoán

Dữ liệu kinh tế tháng 5 do Trung Quốc công bố hóa ra tốt hơn hẳn dự đoán chung của giới chuyên gia. Sản lượng công nghiệp tháng 5 tăng nhẹ 0,7% so với năm trước, trái ngược với dự đoán giảm 0,7% của các nhà phân tích. Doanh số bán lẻ khả quan hơn kỳ vọng khi chỉ giảm 6,7%, mặc dù đã được cho là sẽ thấp hơn 7,1% so với một năm trước. Đầu tư cho tài sản cố định trong 5 tháng đầu năm đi lên 6,2%, cao hơn dự báo tăng 6%. Các chỉ số thương mại cũng đáng vui mừng. Kim ngạch xuất khẩu tháng 5 tăng mạnh 16,9% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt qua mọi ước đoán của giới phân tích. Kim ngạch nhập khẩu cũng trội hơn kỳ vọng, tăng 4,1%.
Mặt nạ coronavirus Bắc Kinh kiểm dịch Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.06.2022
Đại dịch COVID-19
Trung Quốc lo sợ gió sẽ mang virus Covid-19 từ Triều Tiên
Nền kinh tế Trung Quốc đã chịu áp lực rất lớn trong quý II do làn sóng COVID-19 mới. Thượng Hải - trung tâm tài chính và công nghiệp quan trọng nhất của đất nước - đã phải áp đặt lệnh phong tỏa nghiêm ngặt để chống dịch. Bắc Kinh đã trải qua tình huống này dễ dàng hơn một chút. Tuy nhiên, ở nhiều quận của thủ đô Trung Quốc chính quyền đã đóng cửa các rạp chiếu phim, nhà hàng và nhiều địa điểm công cộng, người dân được khuyến cáo hạn chế tiếp xúc, không rời khỏi nhà trừ khi thực sự cần thiết, áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch và chuyển sang làm việc từ xa. Đương nhiên, điều này đã tạo ra cảm giác bất ổn về kinh tế trong người dân, đặc biệt là khi tỷ lệ thất nghiệp ở 30 thành phố lớn nhất của Trung Quốc lên tới 6,7% vào tháng Tư. Trong bối cảnh này, việc thanh niên dưới 24 tuổi gặp khó khăn khi tìm việc làm càng đáng chú ý. Do đó, mức tiêu thụ vẫn là một trong số ít chỉ số có xu hướng giảm. Tình hình bên ngoài không ổn định do các nước khác cũng phải vật lộn với đợt bùng phát dịch bệnh, cũng như những rủi ro liên quan đến nền kinh tế Hoa Kỳ ảnh hưởng đến tất cả các thị trường khác, tất cả những điều này tạo thêm khó khăn cho sự ổn định tăng trưởng ở Trung Quốc, - chuyên gia Li Kai, Phó Giáo sư Đại học Kinh tế và Tài chính Sơn Tây, nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
Hộ chiếu - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.05.2022
Đại dịch COVID-19
Việt Nam là nước chiến thắng trong chính sách Zero Covid của Trung Quốc

Lạm phát tại Mỹ tiếp tục tăng lên mức kỷ lục

Do lạm phát ở Mỹ đang ở mức cao nhất trong 40 năm qua và Washington đang tìm cách sử dụng tất cả các biện pháp có thể để chống lại vấn đề này, các nhà phân tích dự đoán những hành động cứng rắn nhất từ Fed. Việc Mỹ tăng lãi suất mạnh gây thêm áp lực lên đồng tiền Trung Quốc và có nguy cơ đẩy nhanh quá trình dòng vốn chảy ra khỏi Trung Quốc, mà những khoản tiền này rất cần thiết để kích thích sự phục hồi sau khủng hoảng. Năm 2020 đã là một năm thành công của nền kinh tế Trung Quốc, phần nhiều nhờ việc Bắc Kinh đã giữ lãi suất ở mức tương đối cao, trong khi nhiều quốc gia phát triển đã theo đuổi chính sách lãi suất cực thấp. Đương nhiên, điều này đã thu hút các nhà đầu tư: đầu tư nước ngoài vào trái phiếu chính phủ Trung Quốc đã tăng gần 50% vào năm 2020. Tính đến tháng 12 năm 2020, lượng trái phiếu của Trung Quốc do các tổ chức đầu tư nước ngoài sở hữu lên tới 919 tỷ nhân dân tệ (137 tỷ USD).
Nhân viên mặc bộ đồ bảo hộ mang thùng rác tại khách sạn Rooy Hotels ở Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.05.2022
Đại dịch COVID-19
Những con mắt đổ về Việt Nam vì chính sách Zero Covid của Trung Quốc
Tuy nhiên, sau đó chính sách tiền tệ của Mỹ và Trung Quốc đi theo hai hướng khác nhau. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) lại thắt chặt nhằm kìm hãm lạm phát, còn Bắc Kinh đã nới lỏng để kích thích nền kinh tế và vượt qua tác động tiêu cực của đại dịch. Vào tháng 5, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho biết, lãi suất cho vay trên thị trường (LPR) kỳ hạn 5 năm đã giảm từ 4,6% xuống 4,45%. Nhưng giờ đây khi cao điểm của đại dịch đã qua đi, có thể rút ra kết luận rằng, nền kinh tế đã vượt qua những khó khăn đó tốt hơn dự kiến. Vì vậy, không cần thêm các biện pháp kích thích quy mô lớn, chuyên gia giải thích.
Có vẻ như hiện nay cơ quan quản lý của Trung Quốc sẽ hạn chế các biện pháp hỗ trợ có mục tiêu. Ví dụ, bất chấp thực tế là lãi suất vẫn không thay đổi, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã bơm 10 tỷ nhân dân tệ vào nền kinh tế thông qua các giao dịch repo đảo ngược trong 7 ngày. Xu hướng phục hồi ổn định dự kiến ​​sẽ bắt đầu trong nửa cuối năm nay, mặc dù quá trình này sẽ không sắc nét như hồi phục kinh tế theo hình chữ V vào năm 2020. Các nhà phân tích không loại trừ rằng, trong quý 3, cơ quan quản lý có thể thúc đẩy phục hồi kinh tế bằng cách cắt giảm 50 điểm cơ bản đối với tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала