Trung Quốc chính là nguyên nhân khiến giá xe máy ở Việt Nam tăng phi lý?

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamNhững người đang đi xe máy qua trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở trung tâm thành phố Hà Nội
Những người đang đi xe máy qua trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở trung tâm thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.06.2022
Đăng ký
Hiện nay, không chỉ xăng tăng giá, xe ô tô khan hàng mà thực tế giá bán xe máy ở Việt Nam cũng liên tục tăng, thậm chí có phần phi lý.
Trong bối cảnh “khan hàng, sốt giá” xe máy, đại diện Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương đã có lý giải sơ bộ nguyên nhân gốc rễ vấn đề, trong đó, chỉ ra sự phụ thuộc rất lớn về chip và nguyên liệu đầu vào của Việt Nam đối với Trung Quốc.

Giá xe máy ở Việt Nam tăng chóng mặt

Thị trường tiêu thụ xe máy ở Việt Nam xuất hiện “cơn sốt giá” khi giá nhiều mặt hàng xe phổ thông của cả Honda và Yamaha đều tăng chóng mặt. Chưa kể, nhiều hãng xe luôn ở trong tình trạng khan hàng.
Một số đại lý tại các đô thị lớn còn không dám nhận thêm cọc vì không cam đoan đảm bảo được thời điểm hàng mới về.
Thực tế, hiện nay, nhiều người muốn mua xe, phải đặt hàng, chịu chênh giá bán rất lớn. Điển hình, mức giá xe tay ga của Honda như Vision, Air Blade hay SH thường chênh vài triệu đến cả vài chục triệu đồng so với giá đề xuất của hãng.
Trong đó, việc đội giá bán xe Honda Vision được người dùng Việt Nam bàn luận rất sôi nổi trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, trước sự phản ánh về chênh lệch cao này không hề giúp hạ giá xe mà mức chênh còn tăng kỷ lục hơn.
Chẳng hạn, có nhiều trường hợp, số tiền mà khách hàng phải bỏ ra để mua được xe Vision bải tiêu chuẩn hiện nay hay các dòng Lead, SH tăng tới 20-30%. Để mua Vision bản tiêu chuẩn, khách hàng phải trả trên 39 triệu đồng thay vì mức giá 30,23 triệu đồng như niêm yết trước đó.
Riêng hai phiên bản Cao cấp và Đặc biệt sẽ có giá lần lượt 40 triệu đồng và 44 triệu đồng. Cá biệt, bản Vision “Cá tính” có giá niêm yết là 34,94 triệu đồng nhưng khách phải trả đến mức 46,5 triệu đồng mới có xe, tức chênh tới hơn 11 triệu đồng.
Không chỉ Honda, nhiều mẫu xe phổ biến tại thị trường Việt Nam của Yamaha cũng tăng giá sau thời gian chịu sức nóng chung. Theo đó, nhiều giá bán các mẫu xe ga Yamaha đều đang tăng từ 500.000 - 1 triệu đồng.
Các đại lý cho biết, tăng giá xuất phát từ tình trạng khan hàng của các mẫu xe tay ga như: Janus, Latte hay Grande. Trong đó, giá bán của Janus có giá 28,5-33,3 triệu đồng, Latte có giá 37,5-38 triệu đồng, Grande có giá dao động là 45,2-49,6 triệu đồng, NVX 155 có giá 51,24-53 triệu đồng. Riêng một số mẫu xe số và xe côn tay của Yamaha không biến động quá nhiều. Theo đó, giá bán tại một số đại lý chỉ tăng từ 100-800 ngàn đồng.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.06.2022
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Xe ô tô nhập khẩu diện biếu, tặng không "trốn thuế"

Vì sao giá xe máy tăng cao?

Trước “cơn sốt giá” xe máy, đại diện Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương thông tin cho biết, hiện nguyên nhân dẫn đến tình trạng khan hàng, tăng giá các loại xe nói chung và xe máy nói riêng, phần lớn là do thiếu nguồn cung chip và chi phí đầu sản xuất tăng.
Khẳng định với báo Giao thông, đại diện Cục Công nghiệp nêu rõ, hiện Việt Nam chưa sản xuất được chip, mà chủ yếu được nhập từ các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…. phần lớn là Trung Quốc nên còn thực trạng phụ thuộc nguồn cung.
Đáng chú ý, theo Bộ Công Thương, do Trung Quốc thực hiện chính sách “Zero Covid”, nên nhiều nhà máy phải sản xuất cầm chừng, thậm chí đóng cửa. Đây chính là nguyên nhân thực tế ảnh hưởng lớn đến nguồn cung chip của cả ngành công nghiệp ô tô, điện tử, xe máy toàn cầu hiện nay cũng như đến Việt Nam.
Đại diện Cục Công nghiệp dẫn ví dụ như hãng ô tô Trường Hải (Thaco), hay Thành Công, dù xe đã hoàn thành xong công đoạn lắp ráp thiết bị, nhưng chỉ thiếu mỗi chip mà các hãng không thể giao xe cho khách.

Khi nào Việt Nam mới sản xuất được chip?

Trả lời về vấn đề, khi nào Việt Nam mới sản xuất được chip hay Việt Nam có kế hoạch thu hút, hoặc đầu tư nhà máy sản xuất chip hay không, đại diện Cục Công nghiệp nhấn mạnh rằng, hiện hãng Intel đang làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để mở nhà máy lắp ráp chip ở Việt Nam.

“Nhưng chỉ phục vụ trong ngành máy vi tính”, - vị này lưu ý, còn về sản xuất chip để phục vụ trong ngành ô tô và xe máy thì chưa, bởi có những đặc thù nhất định.

Tức theo đại diện Bộ Công Thương, tình trạng khan hiếm xe máy do thiếu chip vẫn sẽ phụ thuộc vào diễn biến sản xuất của Trung Quốc.
Giải pháp nhanh nhất là Trung Quốc thay đổi chính sách “Zero Covid” và theo đại diện Cục Công nghiệp đánh giá, phải đợi sau đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc, “lúc đó may ra có thế có chiến lược khác”.
Hộ chiếu - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.05.2022
Đại dịch COVID-19
Việt Nam là nước chiến thắng trong chính sách Zero Covid của Trung Quốc

Chính sách hỗ trợ xe máy của Việt Nam ra sao?

Bàn về thực trạng ngành xe máy tại Việt Nam, đại diện Cục Công nghiệp cho biết, có đến 80-90% là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (tức khối FDI).
Theo đại diện Cục Công nghiệp, hiện thị trường và sức mua lớn, nên các hãng xe máy như Honda, Yamaha đều tự lắp ráp và lôi kéo hệ thống các nhà cung ứng của họ từ nước ngoài sang Việt Nam.

“Hiện cũng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam cung cấp phụ tùng xe máy, nhưng chủ yếu là những mảng đơn giản, còn nhưng những bộ phận phức tạp như động cơ thì chưa làm được”, - vị lãnh đạo thẳng thắn.

Còn về việc Việt Nam hỗ trợ ngành xe máy ra sao thì theo đại diện Cục Công nghiệp, trong chính sách các ngành công nghiệp hỗ trợ được ưu tiên phát triển (theo Nghị định 111) gồm 6 nhóm ngành là Dệt may, da giầy, điện tử, cơ khí, ô tô, công nghệ cao.
Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam không có riêng chính sách cho ngành xe máy.

“Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu, đề xuất, ban hành chính sách chung cho ngành cơ khí chế tạo, trong đó có những phần liên quan đến ngành xe máy”, - vị này nói.

Đại diện Cục Công nghiệp cũng lưu ý rằng, hiện nay, việc hỗ trợ trực tiếp cho ngành xe máy đang được thực hiện dưới góc độ đào tạo.
Bộ Công Thương đang phối hợp với một số doanh nghiệp lớn như Samsung, Honda, Toyota để tổ chức đào tạo, cải tiến về sản xuất, quy trình quản lý, quản lý chất lượng về quy trình xản xuất…

“Nếu có doanh nghiệp nào có thể cải thiện được năng lực sản xuất, chuỗi giá trị sản phẩm, thì sẽ xem xét, hướng dẫn sản xuất sản phẩm cho ngành ô tô”, - theo vị lãnh đạo.

Nhân viên mặc bộ đồ bảo hộ mang thùng rác tại khách sạn Rooy Hotels ở Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.05.2022
Đại dịch COVID-19
Những con mắt đổ về Việt Nam vì chính sách Zero Covid của Trung Quốc
Tuy nhiên, đại diện Cục Công nghiệp cũng nói trước là “quá trình còn lâu dài, vì yêu cầu ngành ô tô cao hơn xe máy nhiều”.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала