Việt Nam lại dội “gáo nước lạnh” lên báo cáo nhân quyền của châu Âu

© Sputnik / Taras IvanovNgười Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.06.2022
Đăng ký
Đáp trả cáo buộc nhân quyền của Nghị viện EU, Việt Nam nói báo cáo của Nghị viện châu Âu (EP) “thiếu khách quan”, “thiếu công bằng”, dựa trên một số thông tin sai lệch, không có cơ sở, không phản ánh đúng tình hình thực tế tại Việt Nam.
Hà Nội một lần nữa khẳng định, không ai bị bắt giữ, xét xử vì thực hiện các quyền con người một cách chính đáng.
Bộ Ngoại giao nhấn mạnh Việt Nam coi trọng quan hệ đối tác và mong muốn tăng cường trao đổi nhằm giúp Nghị viện châu Âu có đầy đủ thông tin khách quan và hiểu đúng hơn tình hình thực tế về thúc đẩy và bảo đảm quyền con người ở Việt Nam.

Việt Nam phản đối báo cáo nhân quyền của Nghị viện châu Âu

Ngày 24/6, Việt Nam chính thức lên tiếng dáp trả các cáo buộc liên quan đến nhân quyền của châu Âu.
Theo đó, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước báo cáo của Nghị viện châu Âu về công tác hỗ trợ những nhà hoạt động nhân quyền trên toàn thế giới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ lập trường của Hà Nội đối với vấn đề nhân quyền.
Phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam.
Tàu INS Kadmatt chuẩn bị cập cảng.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.06.2022
Tàu chiến tàng hình Hải quân Ấn Độ thăm Việt Nam và tập trận quân sự thông hành

“Việt Nam luôn xem con người là trung tâm, là động lực của quá trình Đổi mới và công cuộc phát triển đất nước, và luôn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao đời sống, quyền thụ hưởng của người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau”, - người phát ngôn nêu rõ.

Theo bà Lê Thị Thu Hằng, các quyền và tự do cơ bản của con người được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam, được bảo vệ và thúc đẩy bởi các văn bản pháp luật cụ thể và được triển khai trong thực tiễn.

“Ở Việt Nam, tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật”, - người phát ngôn nhắc lại.

Hà Nội nêu rõ, mọi hành vi vi phạm pháp luật, bởi bất cứ ai và vì bất cứ lý do gì, đều phải bị xét xử nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và bảo đảm sự thụ hưởng đầy đủ các quyền và tự do của mỗi người dân trong một xã hội an toàn, trật tự và công bằng.

“Không ai bị bắt giữ, xét xử vì thực hiện các quyền con người một cách chính đáng”, - người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định.

Việt Nam nói báo cáo của EP “thiếu công bằng”

Thời gian qua, trong lĩnh vực thực hiện chính sách với tù nhân, rất nhiều thế lực thù địch, nhiều tổ chức châu Âu cũng như Hoa Kỳ liên tục nhằm vào Hà Nội và cho rằng, Việt Nam chưa đảm bảo quyền con người. Có thể nói, đây là một trong những điểm nóng, một mối quan tâm thường xuyên và thậm chí là một “mảnh đất” màu mỡ của các thế lực thù địch nhằm vào để can thiệp, vu cáo Nhà nước Việt Nam.
Thông qua cơ chế của Liên hiệp quốc, qua nghị viện một số nước hoặc tổ chức phi chính phủ hoạt động về lĩnh vực này, số tổ chức, cá nhân phản động lưu vong cung cấp những thông tin sai lệch, xuyên tạc, mang tính quy chụp, dựng chuyện gửi các “kiến nghị”, “thư ngỏ” lên các tổ chức quốc tế thiếu thiện chí với Việt Nam để chống phá, đồng thời, cố tình đánh tráo bản chất, gieo rắc tâm lý bất an, gây hiểu nhầm, hiểu sai trong dư luận.
Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc và tiền giấy của Liên minh Châu Âu - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.06.2022
Trung Quốc bị đe dọa mất danh hiệu công xưởng thế giới vào tay Việt Nam
Việt Nam, tù nhân là những cá nhân vi phạm pháp luật Việt Nam, phải chấp hành các chế tài theo luật định. Trong số các tù nhân này có người lợi dụng nhân quyền để chống phá lại chế độ, nhà nước Việt Nam.

“Chúng tôi lấy làm tiếc vì báo cáo của Nghị viện châu Âu (EP) có những thông tin, nhận định thiếu khách quan, công bằng, dựa trên một số thông tin sai lệch, không có cơ sở, không phản ánh đúng tình hình thực tế tại Việt Nam”, - người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng bày tỏ.

Bộ Ngoại giao khẳng định, Việt Nam coi trọng quan hệ Đối tác Hợp tác Toàn diện với Liên minh châu Âu (EU) và sẵn sàng trao đổi với EU và Nghị viện châu Âu (EP) về quyền con người, tuy nhiên, theo đại diện chính quyền Hà Nội, tất cả phải dựa trên tinh thần “xây dựng” nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, hai bên (Việt Nam và EU) cũng đã có cơ chế Đối thoại nhân quyền thường niên để trao đổi về các vấn đề cùng quan tâm.
Bộ đội Việt Nam trở về Việt Nam sau khi rời Campuchia, 1989 - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.06.2022
Hun Sen "chịu ơn" Việt Nam nhưng Hà Nội không cần đất của Campuchia

“Việc tăng cường trao đổi, đối thoại thông qua các cơ chế hiện có sẽ giúp Nghị viện châu Âu có đầy đủ thông tin khách quan và hiểu đúng hơn tình hình thực tế về thúc đẩy và bảo đảm quyền con người ở Việt Nam, qua đó cùng thúc đẩy quan hệ song phương, đặc biệt là việc triển khai Hiệp định EVFTA, đang diễn ra tốt đẹp”, - bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Uy tín của Việt Nam ngày càng tăng

Xin nhắc lại rằng, Việt Nam là một trong 6 quốc gia thành viên Liên hợp quốc đã hoàn thành phần lớn các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ trước thời hạn năm 2015 và được xem là tấm gương điển hình của cộng đồng quốc tế trong thực hiện mục tiêu phát triển bao trùm, không ai bị bỏ lại phía sau của Liên hợp quốc.
Theo Báo cáo “Phát triển con người năm 2019” được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) công bố ngày 9/12/2019, với chỉ số HDI là 0,63, Việt Nam xếp thứ 118 trong tổng số 189 nước.
Với những thành tựu trong việc tôn trọng, bảo đảm về quyền của con người, Việt Nam được tín nhiệm là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2014 - 2016).
Tàu Trung Quốc ở Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.06.2022
Biển Đông
Việt Nam phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa
Tại khóa họp lần thứ 73, tại trụ sở Liên hợp quốc vào ngày 7/6/2019, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 với số phiếu gần như tuyệt đối (192/193 phiếu).
Vừa qua, Việt Nam đã thực hiện tốt vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với nhiều dấu ấn, đóng góp sáng tạo, thiết thực, trong đó có vấn đề bảo đảm quyền con người trước những thách thức do đại dịch COVID-19 gây ra, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao và làm cho vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng tăng trên trường quốc tế.
Cuối tháng ba vừa qua, Bộ Ngoại giao cũng đã chủ trì công bố Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị Việt Nam chấp thuận theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ) và thông tin về ứng cử của Việt Nam vào HĐNQ LHQ nhiệm kỳ 2023-2025.
Báo cáo cũng đã thể hiện trách nhiệm quốc gia thành viên, sự minh bạch và nghiêm túc của Việt Nam đối với Cơ chế UPR nói riêng và trong việc thực hiện các cam kết quốc tế về bảo đảm quyền con người nói chung.

Việt Nam xử nhà hoạt động môi trường Ngụy Thị Khanh là đúng?

Như Sputnik đã thông tin, ngày 23/6 vừa qua, Bộ Ngoại giao cũng thẳng thắn trả lời câu hỏi của báo chí phương Tây về phiên tòa và mức án phạt với bà Ngụy Thị Khanh (sinh năm 1976, là người sáng lập kiêm giám đốc điều hành Trung tâm phát triển sáng tạo xanh - GreenID).
Cụ thể, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, quá trình điều tra, xét xử được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.

“Phiên tòa được diễn ra công khai, bị cáo được bảo đảm đầy đủ các quyền theo quy định của pháp luật”, - bà Hằng nhắc lại.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Việt Nam kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm thượng tôn pháp luật và mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
Sau Phạm Thị Đoan Trang, nhiều nước phương Tây phản ứng về quyết định phạt tù với bà Ngụy Thị Khanh, người được trao Giải thưởng Môi trường Goldman và là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên nhận được giải thưởng này.
Những người đang đi xe máy qua trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở trung tâm thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.06.2022
Trung Quốc chính là nguyên nhân khiến giá xe máy ở Việt Nam tăng phi lý?
Việt Nam nêu rõ, bà Ngụy Thị Khanh bị điều tra, truy tố về tội danh kinh tế, cụ thể là vi phạm quy định của pháp luật về quản lý thuế và đã thừa nhận hành vi này.

“Một số ý kiến suy diễn cho rằng Ngụy Thị Khanh bị xử lý hình sự vì những hoạt động và ý kiến liên quan đến biến đổi khí hậu là không có cơ sở và không đúng với bản chất của vụ việc”, - người phát ngôn Bộ Ngoại giao nêu rõ.

Bà Lê Thị Thu Hằng tái khẳng định Việt Nam luôn cam kết nghiêm túc và mạnh mẽ trong bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển xanh và bền vững cũng như vấn đề đảm bảo quyền con người.
Điều này đã được nêu rõ trong nhiều văn bản pháp luật, chủ trương và chính sách của Việt Nam, gần đây nhất là cam kết của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại COP26 về phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, tham gia Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang điện sạch và Tuyên bố các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất.

“Chính phủ Việt Nam tiến hành thường xuyên và rộng rãi việc tham vấn, lấy ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các tổ chức phi chính phủ và các đối tác quốc tế trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu”, - phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng khẳng định.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала