Ai quan tâm đến sự tham gia hội nghị cấp cao NATO của lãnh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc?

© AFP 2023 / Justin TallisВооруженная охрана на крыше во время саммита НАТО в Брюсселе
Вооруженная охрана на крыше во время саммита НАТО в Брюсселе  - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.06.2022
Đăng ký
Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang bắt đầu tại Madrid. Lần đầu tiên trong lịch sử, các quan chức hàng đầu từ các quốc gia châu Á như Hàn Quốc và Nhật Bản đến dự hội nghị thượng đỉnh của tổ chức này, nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik cho biết trong bài viết của mình.

NATO quan tâm đến vấn đề gì?

Hội nghị thượng đỉnh NATO dự kiến sẽ thảo luận nhiều vấn đề, chủ yếu liên quan đến tình hình căng thẳng hiện nay trên lục địa châu Âu. Đó là xung đột ở Ukraina, quan hệ với Nga, việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO và vai trò toàn cầu ngày càng tăng của Trung Quốc.
Xét theo các thông tin đến từ giới thân cận NATO, lần đầu tiên trong các tài liệu của NATO, Liên bang Nga sẽ được gọi là đối thủ (trước đó được coi là đối tác), còn chính sách của Trung Quốc đang gây quan ngại. Phần Lan và Thụy Điển khó có thể được chấp nhận gia nhập liên minh vì Thổ Nhĩ Kỳ phản đối điều này, còn Ukraina sẽ tiếp tục được viện trợ vũ khí.

Tại sao Tokyo và Seoul muốn xích lại gần NATO?

Với chương trình nghị sự như vậy, rõ ràng không có lý do gì để Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Hàn Quốc Yun Suk Yeol đến Madrid. Nhưng họ được mời, và họ không từ chối, ngược lại còn nhiệt tình sang Tây Ban Nha, mặc dù việc hợp tác với khối quân sự NATO là trái với Điều 9 của Hiến pháp Nhật Bản.
Cuộc tập trận NATO ở châu Âu - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.06.2022
Ở Hoa Kỳ nói gì về chiến lược mới của NATO
Cách lý giải của các chuyên gia và các nhà lãnh đạo hai nước Đông Á đều được nhiều người biết đến. Tổng thống Hàn Quốc Yun Suk Yeol muốn thu hút sự chú ý của các thành viên NATO đến chương trình tên lửa hạt nhân của Bắc Triều Tiên, theo ông, chương trình này đe dọa an ninh toàn cầu. Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida sẽ đe dọa người châu Âu nhiều hơn nữa bằng cách so sánh tình hình ở lục địa châu Âu và ở Đông Á.

"Tình hình Ukraina hôm nay sẽ là Đông Á ngày mai", - ông Fumio Kishida nói.

Mặc dù không có khả năng tình hình quần đảo Senkaku hoặc thậm chí tình hình Đài Loan sẽ tương tự như khu vực Donbass và Lugansk. Nhưng đây đó, Hoa Kỳ đổ thêm dầu vào lửa, trong khi Tokyo và Seoul đang hành xử như những đồng minh trung thành của Hoa Kỳ.
Trên thực tế, việc thiết lập quan hệ chặt chẽ với NATO là rất quan trọng đối với Tokyo. Những quan hệ như vậy có thể hỗ trợ về mặt đạo đức và công nghệ cho quá trình quân sự hóa của Nhật Bản. Ngay trong năm nay, ngân sách quân sự của Nhật Bản tăng lên, tổ hợp công nghiệp-quân sự Nhật Bản đang mở rộng hợp tác với các nước NATO trong việc sản xuất vũ khí hiện đại.
Sự hợp tác của các nước thành viên NATO với Nhật Bản đi ngược lại phạm vi trách nhiệm địa lý của khối, như được chỉ ra trong các tài liệu của NATO. Đây là lục địa Châu Âu và Đại Tây Dương. Nhưng tàu chiến của các nước thành viên NATO như Anh, Pháp, Đức xuất hiện ở Biển Đông, ở eo biển Đài Loan, biển Hoa Đông và đi vào các cảng của Nhật Bản. Vì vậy, NATO có khu vực triển khai mới, và Nhật Bản sẽ giúp đỡ khối trong việc này.
Kết quả là, NATO có cơ hội hiện diện ở biên giới phía đông của các đối thủ chính - Nga và Trung Quốc
Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Brussels - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.06.2022
Sự chuyển hướng về phía NATO sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ của Hàn Quốc với Trung Quốc?
Tất cả những điều này biến Tây Thái Bình Dương thành khu vực tiềm ẩn xung đột vũ trang. Và không phải Nga có lỗi trong vấn đề này, mà kẻ phải chịu trách nhiệm chính là các nước NATO do Mỹ dẫn đầu.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала