G7 tập trung vào Trung Quốc và Nga

© AFP 2023 / Brendan Smialowski/PoolCác nhà lãnh đạo G7 tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Đức
Các nhà lãnh đạo G7 tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Đức - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.06.2022
Đăng ký
Các nước G7 đã ra tuyên bố chung, trong đó tập trung chỉ trích Trung Quốc, chỉ trịch mối quan hệ của Bắc Kinh với Matxcơva, chỉ trích về vụ việc vi phạm nhân quyền và thực tiễn kinh tế. Trung Quốc được đề cập đến 14 lần trong bản tuyên bố chung của G7.
Các nước phương Tây kêu gọi Bắc Kinh vận dụng ảnh hưởng của mình với Nga về tình hình ở Ukraina, cảnh báo Trung Quốc không leo thang tình hình căng thẳng ở eo biển Đài Loan và Biển Đông, đồng thời nêu rõ sự cần thiết phải đa dạng hóa chuỗi cung ứng để đạt được độc lập khỏi Trung Quốc.

Tiếng tăm ngày càng nổi bật của Trung Quốc

Có thể nói rằng: tiếng tăm của Trung Quốc trong giới lãnh đạo G7 đã tăng lên rõ rệt so với năm ngoái. Một năm trước, Trung Quốc chỉ được đề cập bốn lần trong bản tuyên bố chung. Tuy nhiên, trên thực tế, lập trường của G7 đã có rất ít thay đổi. Các nhà lãnh đạo G7 nhắc lại những lời chê trách, vẫn cáo buộc Trung Quốc vi phạm nhân quyền. Họ vẫn kêu gọi Tring Quốc thực thi Tuyên bố chung Trung-Anh và Luật cơ bản của Đặc khu hành chính Hồng Kông. Họ nói về các mối đe dọa trên Biển Đông, và nhấn mạnh rằng, nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng là không thể chấp nhận được. Cường độ chơi quân bài Đài Loan đã tăng lên. Trung Quốc được cảnh báo không nên cố gắng giải quyết vấn đề Đài Loan bằng vũ lực.
Tuy nhiên, có những thay đổi trong cách đánh giá hoạt động kinh tế của Trung Quốc. Trước đây, Washington đã nhiều lần cố gắng để bản tuyên bố chung tỏ ra cứng rắn với các hoạt động thương mại của Trung Quốc, thúc giục Trung Quốc minh bạch hơn trong bối cảnh các quy định về thương mại của Bắc Kinh chưa rõ ràng, phản đối sự phụ thuộc quá mức vào khu liên hợp công nghiệp Trung Quốc và nhấn mạnh nhu cầu tạo ra các chuỗi cung ứng thay thế, an toàn không có sự tham gia của Trung Quốc. Trước đây, những nỗ lực của Mỹ đã không mang lại kết quả mong muốn vì đối với một số nước thành viên EU, chẳng hạn như Đức hay Ý, Trung Quốc vẫn là đối tác kinh tế và thương mại quan trọng nhất. Rõ ràng lần này Washington đã thành công trong việc gây áp lực lên các đối tác của mình – năm nay, bản tuyên bố chung G7 bao gồm tất cả các yêu sách lâu nay của Mỹ đối với Trung Quốc về các vấn đề thương mại.
Đài Bắc, Đài Loan - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.06.2022
Bắc Kinh kêu gọi các nước G7 ngừng can thiệp vào vấn đề Đài Loan
Tất nhiên, G7 công nhận vai trò to lớn của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu. Họ chỉ ra điều này trong bản tuyên bố chung, đồng thời lưu ý rằng, họ sẽ làm việc để thảo ra các phương pháp tiếp cận chung ngay cả bên ngoài G7 để cùng nhau chống lại các hành vi thương mại không công bằng. Về mặt tích cực, họ chỉ có cam kết tiếp tục làm việc với Trung Quốc để chống lại các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, cũng như trong việc bảo tồn đa dạng sinh học.
Nói chung, lần này bản tuyên bố chung của G7 tập trung vào việc chỉ trích Trung Quốc, mặc dù Nga thậm chí còn được nhắc đến nhiều gấp đôi trong văn kiện này. Điều đáng ngạc nhiên hơn là, sau khi đưa ra một gói yêu sách với Bắc Kinh, khối G7 vẫn kêu gọi Trung Quốc gây áp lực lên Nga về vấn đề Ukraina. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova gọi lời kêu gọi của G7 hướng tới Bắc Kinh nên “gây áp lực” lên Matxcơva là "sự đầu hàng của chủ nghĩa tự do". Xét cho cùng, như thực tiễn cho thấy, ngay cả một mặt trận trừng phạt thống nhất, trong đó phương Tây tấn công Nga, cũng không thể thay đổi cách tiếp cận của Nga trong việc giải quyết các nhiệm vụ chiến lược của mình.

Đã từ lâu phương Tây thực hiện các cuộc tấn công vào Nga và Trung Quốc

Các nước G7 vẫn kiên trì nói về Hiệp ước Nga-Trung theo kiều khối Hiệp ước Entente, mặc dù cả Matxcơva và Bắc Kinh đã nhiều lần nhấn mạnh bản chất phi khối của quan hệ đối tác song phương. Washington đang bị thúc đẩy bởi động cơ bá quyền, do đó họ sẽ tiếp tục duy trì sức ép đối với cả hai nước này, - chuyên gia Jiang Zhenjun từ Trung tâm Nghiên cứu Hợp tác Chiến lược Trung-Nga tại Đại học Hắc Long Giang, cho biết trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
Kể từ khi bắt đầu cuộc đối đầu thương mại và công nghệ với Trung Quốc, Mỹ cố gắng thu hẹp quan hệ giữa Matxcơva và Bắc Kinh, bởi vì họ nhận thức rõ rằng, Washington không thể chống chọi với hai đối thủ chiến lược. Đồng thời, khi gặp những khó khăn và thất bại, các chính trị gia Mỹ cố gắng đổ lỗi cho Nga hoặc Trung Quốc. Phe Dân chủ thua cay đắng trong cuộc bầu cử năm 2016 - đó là lỗi của Nga. Nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng chậm lại, người dân mất việc làm – nguyên nhân chính là các hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc. Bây giờ, khi lạm phát tăng tốc do chính sách của Fed, khi giá xăng tại Mỹ vượt mốc 5 USD/gallon, Biden nói với người Mỹ: sự tăng giá liên quan đến Tổng thống Nga Vladimir Putin - ông chịu trách nhiệm về việc giá dầu thế giới đã tăng vọt. Nhưng, vì một số lý do nào đó, Tổng thống Biden không nói gì về việc chính Hoa Kỳ đã kêu gọi tất cả các nước từ chối mua dầu từ Nga - nhà cung cấp nguyên liệu thô lớn nhất thế giới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tham gia hội nghị thượng đỉnh BRICS - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.06.2022
Chuyên gia: Trung Quốc đang xúc tiến ý tưởng về nhóm G7 mới gồm các nước BRICS

Bước lùi lịch sử

Lần này bản tuyên bố chung của khối G7 là một bước lùi lịch sử. Cần phải hiểu rằng, không chỉ Trung Quốc và Nga chịu trách nhiệm về việc bảo đảm duy trì hòa bình và ổn định toàn cầu, chuyên gia Jiang Zhenjun nhận xét.
Các chuyên gia dự báo, theo kết quả hội nghị thượng đỉnh NATO đang diễn ra, Trung Quốc sẽ lần đầu tiên được đưa vào khái niệm chiến lược quyết định hướng phát triển của Liên minh Bắc Đại Tây Dương trong 10 năm tới. Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Zhang Jun kêu gọi NATO không sử dụng các sự kiện ở Ukraina như một lý do để phát động một "cuộc chiến tranh lạnh mới" và gây ra sự đối đầu giữa các nước. Cả Trung Quốc và Nga đã nhiều lần kêu gọi phương Tây từ bỏ luận điệu về trò chơi có tổng bằng không (Zero-Sum Game), kêu gọi tôn trọng nguyên tắc an ninh là bất khả phân chia. Hoa Kỳ tuân thủ chính sách đối đầu giữa các khối càng lâu, thì càng có nhiều điều kiện tiên quyết cho việc thành lập các khối thay thế, mà chính Washington cảnh báo cộng đồng thế giới về nguy cơ này, ít nhất là trên lời nói.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала