https://sputniknews.vn/20220705/chinh-quyen-an-do-kham-xet-cac-van-phong-cua-tap-doan-trung-quoc-vivo-16116997.html
Chính quyền Ấn Độ khám xét các văn phòng của tập đoàn Trung Quốc Vivo
Chính quyền Ấn Độ khám xét các văn phòng của tập đoàn Trung Quốc Vivo
Lực lượng của Cơ quan Thuế và Tài chính Ấn Độ đã đồng loạt đột kích khám xét 44 văn phòng đại diện và cơ sở kinh doanh trên khắp đất nước của tập đoàn công... 05.07.2022, Sputnik Việt Nam
2022-07-05T18:37+0700
2022-07-05T18:37+0700
2022-07-05T18:54+0700
thế giới
ấn độ
trung quốc
xiaomi
an ninh mạng
đe dọa
điện thoại thông minh
báo chí thế giới
/html/head/meta[@name='og:title']/@content
/html/head/meta[@name='og:description']/@content
https://cdn1.img.sputniknews.vn/img/07e6/07/05/16117819_0:185:2272:1464_1920x0_80_0_0_b5a556bdaaa6e669e029e8ecd18f87d9.jpg
Theo thông báo của tờ «Hindustan Times» hôm thứ Ba, các cuộc khám xét được tiến hành "trên cơ sở sự chú ý ngày càng tăng của chính quyền Ấn Độ với hoạt động của các công ty, doanh nghiệp và tổ chức Trung Quốc trên lãnh thổ nước Cộng hòa này, cũng như nghi vấn về những vi phạm có thể về tài chính của Vivo».Các công ty con của tập đoàn Trung Quốc Xiaomi hoạt động tại Ấn Độ cũng bị cơ quan điều tra của nước chủ nhà nghi ngờ về những vi phạm báo cáo tài chính.Điều tra chống các công ty Trung QuốcCuộc điều tra về các công ty Trung Quốc này được tiến hành ở Ấn Độ kể từ tháng 5, trong bối cảnh bảo lưu căng thẳng giữa New Delhi và Bắc Kinh sau cuộc xung đột vũ trang hồi mùa xuân năm 2020 trên biên giới Ấn- Trung ở Đông Ladakh. Kể từ đó đến nay, Bộ Thông tin và Truyền thông Ấn Độ đã phong toả 224 ứng dụng di động do Trung Quốc phát triển, mà nhà chức trách sở tại cho rằng hàm chứa mối đe dọa đối với an ninh quốc gia và quyền riêng tư của người dùng. Hàng loạt ứng dụng trong số đó thuộc về các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc như Tencent, Alibaba và NetEase. Trong số các ứng dụng bị cấm còn có TikTok, SHAREit, WeChat, UC Browser và những ứng dụng khác.Để chặn các tài khoản trong mạng xã hội, lần đầu tiên các nhà chức trách Ấn Độ sử dụng đặc quyền về tình huống bất thường khẩn cấp, được dành cho họ theo đạo luật thông qua năm 2021 gắn với lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông kỹ thuật số. Đạo luật dự trù các quy chuẩn đạo đức dành cho các phương tiện truyền thông như vậy và các hướng dẫn nguyên tắc để phát sóng tin thời sự và các tài liệu thông tin khác.
https://sputniknews.vn/20220705/xiaomi-bat-dau-san-xuat-tai-viet-nam-16113577.html
ấn độ
trung quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rosiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rosiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rosiya Segodnya“
https://cdn1.img.sputniknews.vn/img/07e6/07/05/16117819_0:0:2272:1704_1920x0_80_0_0_f91a74fd2c25640b13ec3658bb89a8b9.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rosiya Segodnya“
thế giới, ấn độ, trung quốc, xiaomi, an ninh mạng, đe dọa, điện thoại thông minh, báo chí thế giới
thế giới, ấn độ, trung quốc, xiaomi, an ninh mạng, đe dọa, điện thoại thông minh, báo chí thế giới
Chính quyền Ấn Độ khám xét các văn phòng của tập đoàn Trung Quốc Vivo
18:37 05.07.2022 (Đã cập nhật: 18:54 05.07.2022) Lực lượng của Cơ quan Thuế và Tài chính Ấn Độ đã đồng loạt đột kích khám xét 44 văn phòng đại diện và cơ sở kinh doanh trên khắp đất nước của tập đoàn công nghệ Trung Quốc Vivo Mobile Communications, một trong những nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới.
Theo thông báo của tờ «Hindustan Times» hôm thứ Ba, các cuộc khám xét được tiến hành "trên cơ sở
sự chú ý ngày càng tăng của chính quyền Ấn Độ với hoạt động của các công ty, doanh nghiệp và tổ chức Trung Quốc trên lãnh thổ nước Cộng hòa này, cũng như nghi vấn về những vi phạm có thể về tài chính của Vivo».
Các công ty con của tập đoàn Trung Quốc Xiaomi hoạt động tại Ấn Độ cũng bị cơ quan điều tra của nước chủ nhà nghi ngờ về những vi phạm báo cáo tài chính.
Điều tra chống các công ty Trung Quốc
Cuộc điều tra về các công ty Trung Quốc này được tiến hành ở Ấn Độ kể từ tháng 5, trong bối cảnh bảo lưu căng thẳng giữa New Delhi và Bắc Kinh sau cuộc xung đột vũ trang hồi mùa xuân năm 2020 trên biên giới Ấn- Trung ở Đông Ladakh. Kể từ đó đến nay, Bộ Thông tin và Truyền thông Ấn Độ đã phong toả 224 ứng dụng di động do Trung Quốc phát triển, mà nhà chức trách sở tại cho rằng hàm chứa
mối đe dọa đối với an ninh quốc gia và quyền riêng tư của người dùng. Hàng loạt ứng dụng trong số đó thuộc về các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc như Tencent, Alibaba và NetEase. Trong số các ứng dụng bị cấm còn có TikTok, SHAREit, WeChat, UC Browser và những ứng dụng khác.
Để chặn các tài khoản trong mạng xã hội, lần đầu tiên các nhà chức trách Ấn Độ sử dụng đặc quyền về tình huống bất thường khẩn cấp, được dành cho họ theo đạo luật thông qua năm 2021 gắn với lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông kỹ thuật số. Đạo luật dự trù các quy chuẩn đạo đức dành cho các phương tiện truyền thông như vậy và các hướng dẫn nguyên tắc để phát sóng tin thời sự và các tài liệu thông tin khác.