Sự ủng hộ của Việt Nam đối với Nga là có giới hạn

© Cơ quan báo chí của Bộ Ngoại giao LB Nga / Chuyển đến kho ảnhThủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.07.2022
Đăng ký
Kết quả chuyến thăm Việt Nam của ngoại trưởng Sergei Lavrov nói lên 2 điều chính: Phía Việt Nam sẽ không có những hành động đối ngoại gây bất lợi cho phía Nga; phía Nga hiểu sự ủng hộ của Việt Nam đối với Nga là có giới hạn trong khuôn khổ chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại của Việt Nam.
Chiều ngày 6/7/2022, Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergei Lavrov đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và là việc tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đối tác chiến lược toàn diện của Liên bang Nga. Như Sputnik đã đưa tin, chuyến thăm diễn ra vào thời điểm khi hai nước vừa kỷ niệm 20 năm ngày thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược (2001-2021) và kỷ niệm 10 năm quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện (2012-2022). Chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam lần này của Ngoại trưởng Nga diễn ra vào thời điểm rất nhạy cảm, cho nên đã gây sự chú ý của giới truyền thông.

Thời điểm rất nhạy cảm

Nhà phân tích các vấn đề chính trị và quân sự quốc tế, Đại tá Nguyễn Minh Tâm đã nhấn mạnh yếu tố nhạy cảm của thời điểm chuyến thăm này:
Một là quân đội Nga đang tiến hành Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina, một hoạt động quân sự bắt buộc nhằm tiểu trừ những tổ chức, những phần tử phát xít mới ở Ukrainacũng như vô hiệu hóa những sự uy hiếp tấn công vào Nga mà Ukraina đang chuẩn bị với sự hậu thuẫn của Mỹ và NATO.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.07.2022
Việt Nam là điểm tựa của Nga tại khu vực Đông Nam Á
Hai là thế giới vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi dịch COVID-19 cũng như việc khắc phục hậu quả tệ hại mà nó gây ra còn đang ở những bước phục hồi đầu tiên, các chuỗi cung ứng toàn cầu chưa được khôi phục.
Ba là sự suy yếu có thể nhìn thấy được của các nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ và G7 sau đại dịch kèm theo những bất ổn xã hội ở các quốc gia này do lạm phát tăng cao, sản xuất phục hồi chậm, nguồn cung nhiên liệu và các nguyên liệu chiến lược chưa thể đáp ứng kịp.
Cuối cùng là những mưu đồ và hành động của Washington và Brussels nhằm duy trì và củng cố mô hình thế giới đơn cực do Mỹ đứng đầu đang có nhiều dấu hiệu sụp đổ do sự trỗi dậy của Trung Quốc, Liên bang Nga và một số quốc gia trong khối BRICS.

“Chính vì sự nhạy cảm của thời điểm mà đã xuất hiện nhiều ý kiến và bình luận cho rằng Nga muốn lôi kéo Việt Nam về phía mình. Hơn nữa, còn có thông tin rằng, sắp tới, ngoại trưởng Mỹ cũng sẽ thăm Việt Nam. Theo tôi, Nga không cần phải lôi kéo Việt Nam, và Việt Nam cũng chẳng để ai lôi kéo mình. Nga và Việt Nam có quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện. Quan hệ của Mỹ và Việt Nam chỉ là đối tác toàn diện. Mức độ của quan hệ nói lên rất nhiều điều”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang nói với Sputnik.

© Ảnh : Lê Trí Dũng - TTXVNTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Lavrov
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Lavrov  - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.07.2022
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Lavrov

Việt Nam sẽ không có những hành động đối ngoại gây bất lợi cho phía Nga, nhưng sự ủng hộ của Việt Nam là có giới hạn

Có thể thấy rõ, hệ thống truyền thông của Việt Nam và Liên bang Nga chỉ đăng tải các thông tin vắn tắt về kết quả chuyến thăm và làm việc của ngoại trưởng Nga, trong đó có hai điểm quan trọng. Thứ nhất là phía Việt Nam tiếp tục khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam về các vấn đề quốc tế và khu vực, trong đó có vấn đề Ukraina.

“Điều đó có nghĩa là phía Việt Nam sẽ không có những hành động đối ngoại gây bất lợi cho phía Nga như đã làm tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vừa qua, bao gồm việc bỏ phiếu trắng đối với Nghị quyết lên án Nga về xung đột Nga-Ukraina mà thực chất là xung đột Nga-NATO”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nói với Sputnik.

Cuộc chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tới Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.07.2022
Xoay trục sang hướng Đông cần phải trở thành đường hướng chiến lược của Nga
“Một điều rất quan trọng nữa là phía Nga hiểu sự ủng hộ của Việt Nam đối với Nga là có giới hạn trong khuôn khổ chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại của Việt Nam”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hồng Long đưa ra đánh giá của mình trong trả lời phỏng vấn của phóng viên Sputnik.

“Những phát biểu của Bộ trưởng ngoại giao Bùi Thanh Sơn và các nhà lãnh đạo Việt Nam trong hội đàm và tiếp xúc với ngoại trưởng Sergei Lavrov đã khẳng định mức độ quan trọng đặc biệt của quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga trong chính sách ngoại giao của Việt Nam. Việt Nam không tuyên bố thẳng, nhưng cũng có thể hiểu, Việt Nam khi khẳng định tính chất ưu tiên và mức độ tin cậy chính trị cao trong quan hệ với Nga thì chứng tỏ Việt Nam sẽ là “điểm tựa ổn định” của Nga tại khu vực Đông Nam Á, và rộng hơn, cả khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang phát biểu với Sputnik.

Nga tiếp tục khẳng định và ủng hộ vai trò trung tâm của Việt Nam cũng như của ASEAN trong cấu trúc địa chính trị khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Theo chuyên gia Nguyễn Hồng Long, không thể không chú ý tới việc, trong điều kiện đang bị Mỹ và phương Tây trừng phạt và cấm vận ngặt nghèo, Nga vẫn khẳng định và ủng hộ vai trò trung tâm của Việt Nam cũng như của ASEAN trong cấu trúc địa chính trị khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Ông Sergei Lavrov tin tưởng rằng, Việt Nam sẽ là cầu nối quan trọng giúp Nga tăng cường hơn nữa hợp tác với khu vực, trong đó có thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN-Nga.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.07.2022
Việt Nam khẳng định là “điểm tựa ổn định” của Nga ở khu vực Đông Nam Á
Điểm đáng chú ý tiếp theo là trong cuộc hội kiến Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính, phía Nga đã ghi nhận đề nghị quan trọng của phía Việt Nam đối với các bộ, ngành hai bên, yêu cầu họ sớm tháo gỡ khó khăn trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, vận tải... tiếp tục nỗ lực tận dụng hiệu quả Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU), tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước mở rộng hợp tác; đồng thời, sớm khôi phục hợp tác văn hóa, thể thao, du lịch, giáo dục đào tạo, giao lưu nhân dân... trong bối cảnh dịch COVID-19 được kiểm soát.
“Nếu đề nghị này được thực hiện nghiêm chỉnh thì kết quả thực hiện sẽ là sự đóng góp thêm động lực cho Dự án “Đối tác Đại Á-Âu” mà Nga đang xúc tiến. Trong đó, ASEAN được coi là một cộng đồng kinh tế quan trọng, tương đương với EAEU và Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) nhưng lại đang bị Mỹ ra sức lôi kéo nhằm tách biệt cộng đồng này không chỉ với Trung Quốc mà cả với Nga”, - Chuyên gia Nguyễn Hồng Long bình luận với Sputnik.
© Ảnh : Phạm Trung Kiên - TTXVNBộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.07.2022
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Theo các chuyên gia, việc hai bên đã cam kết tiếp tục thúc đẩy quá trình hiện thực hóa Tuyên bố chung về tầm nhìn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga đến năm 2030 cũng mang ý nghĩa quan trọng, khẳng định tính nhất quán trong chính sách ngoại giao của cả hai nước.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала