Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam: Sốc vì ông Shinzo Abe “bị giết hại đê hèn như thế”

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamThủ tướng Nhật Shinzo Abe
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.07.2022
Đăng ký
Như vậy là không có phép màu nào đã xảy ra - cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã qua đời tại bệnh viện ngày 8/7, sau khi bị bắn trước đó vào sáng cùng ngày khi đang tham dự một sự kiện vận động tranh cử ở Nara.
Nhà lãnh đạo 67 tuổi qua đời sau 2 năm từ chức Thủ tướng Nhật Bản, chức vụ mà ông là người có thời gian nắm giữ kỷ lục tại đất nước mặt trời mọc.

Abe Shinzo – nhà lãnh đạo tài ba của Nhật Bản

Ông Abe Shinzo được ghi nhận là Thủ tướng trẻ nhất ở Nhật Bản khi lần đầu nắm giữ cương vị này vào năm 2006 ở tuổi 52. Tại thời điểm nhậm chức, ông được coi là biểu tượng của tuổi trẻ và sự thay đổi.
Tuy nhiên, chỉ 1 năm sau, ông từ chức vì được chẩn đoán viêm loét đại tràng, căn bệnh mà ông cho là sẽ mất nhiều thời gian để điều trị. Dù vậy, ông đã sớm vượt qua với sự hỗ trợ của một loại thuốc mới.
Sau khi hồi phục, Abe bất ngờ trở lại chính trị, vượt qua cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ishiba Shigeru để trở thành Chủ tịch LDP lần thứ hai vào tháng 9 năm 2012.
Tháng 12 năm 2012, sau chiến thắng áp đảo của LDP trong cuộc tổng tuyển cử, ông trở thành Thủ tướng đầu tiên tái nhiệm kể từ thời Thủ tướng Yoshida Shigeru năm 1948. Ông sau đó tiếp tục đắc cử với kết quả áp đảo năm 2014 và 2017.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.07.2022
Cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe qua đời sau khi bị ám sát
Trong bối cảnh Nhật Bản rơi vào tình trạng trì trệ trong suốt 2 thập kỷ, cũng như tác động khốc liệt của trận sóng thần năm 2011, và thảm họa hạt nhân tại Fukushima, Thủ tướng Abe Shinzo đã đề xuất kế hoạch cải cách kinh tế, được biết đến với tên gọi "Abenomics", với "3 mũi tên" chính (lấy cảm hứng từ một giai thoại Nhật Bản).
Trong đó, mũi tên thứ nhất là mở rộng tiền tệ với mục tiêu là lạm phát đạt mức 2%, thứ hai là chính sách tài khóa mềm dẻo đóng vai trò là kích thích kinh tế ngắn hạn để đạt được thặng dư ngân sách, và thứ ba là chiến lược phát triển tập trung vào cải tổ cơ cấu và đầu tư khu vực tư để phát triển dài hạn.
Năm 2014, Thủ tướng Abe Shinzo đã cấp hàng triệu USD cho ngân sách hỗ trợ các chương trình giúp người độc thân ở Nhật tìm bạn đời của mình. Những chương trình với tên gọi "Chương trình hỗ trợ hôn nhân" được khởi xướng với hy vọng tăng tỷ lệ sinh của Nhật Bản, vốn rất thấp và đang giảm dần.
Ông cũng tìm cách biến các công sở trở nên thân thiện hơn với các bậc phụ huynh, đặc biệt là các bà mẹ. Ông thúc đẩy việc tăng thuế tiêu dùng, một chính sách gây tranh cãi, để tài trợ cho nhà trẻ và hệ thống an sinh xã hội của Nhật Bản.
Khi tại vị, Thủ tướng Abe đã cùng liên minh cũng mình nỗ lực mở ra cuộc tranh luận về cải cách hiến pháp, đặc biệt là trong việc sửa đổi Điều 9 của hiến pháp theo chủ nghĩa hòa bình của Nhật Bản.
Về vấn đề đối ngoại, ông Abe có quan điểm cứng rắn với Triều Tiên. Đồng thời, ông cũng tỏ thái độ không khoan nhượng với Hàn Quốc về các tranh chấp kéo dài từ thời chiến.
Thời làm thủ tướng, ông có mối quan hệ cá nhân thân thiết với Tổng thống Mỹ Donald Trump, đóng vai trò trung gian giải quyết căng thẳng giữa Mỹ và Iran, đồng thời cố gắng hàn gắn quan hệ với Nga và Trung Quốc.
Nhật hoàng và hoàng hậu thăm Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.12.2020
Việt Nam và Nhật Bản: Mối quan hệ đối tác chiến lược phát triển năng động và thực chất
Mặc dù vậy, kết quả có vẻ không mấy tích cực: ông Trump vẫn buộc Nhật Bản chi tiền nhiều hơn cho quân đội Mỹ đóng tại nước này, thỏa thuận với Nga về các đảo tranh chấp ở phía Bắc vẫn không đạt được, và kế hoạch mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp nhà nước cũng không thành công.
Ban đầu, Thủ tướng dự định sẽ tiếp tục lãnh đạo nội các Nhật Bản đến cuối năm 2021, để theo dõi sự kiện cuối cùng trong nhiệm kỳ là Thế vận hội Tokyo 2020. Tuy nhiên, đến tháng 8/2020, ông đã quyết định từ chức do chứng viêm loét đại tràng kinh niên cộng với việc ông thừa nhận bản thân không đủ sức để lãnh đạo đất nước trong tình hình khó khăn do dịch Covid-19 và già hóa dân số.
Việc từ chức của ông Abe đã đánh dấu kết thúc 2.799 ngày tại vị Thủ tướng liên tục, lâu nhất trong lịch sử Nhật Bản.

Tình cảm đặc biệt với Việt Nam

Trong thời gian gần 8 năm lãnh đạo nước Nhật, qua 4 nhiệm kỳ Thủ tướng, ông Abe đã có đến 4 lần thăm chính thức Việt Nam, đất nước mà ông có tình cảm rất đặc biệt.
Ngay từ nhiệm kỳ ngắn ngủi đầu tiên vào năm 2006, ông Abe đã nhận thấy tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam. Điều này thể hiện qua việc, hai bên đã nhất trí đưa ra Tuyên bố chung "Hướng tới xây dựng quan hệ đối tác chiến lược" nhân chuyến thăm đến Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Năm 2014, hai nước đã chính thức thiết lập khuôn khổ "Đối tác chiến lược sâu rộng" trong chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Nga Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.07.2022
Tổng thống Putin sẽ gửi điện chia buồn về việc ông Abe từ trần
Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Abe, Nhật Bản đã trở thành một đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Dấu ấn đậm nét của Nhật Bản xuất hiện trong hầu hết các lĩnh vực hợp tác của Việt Nam, cùng những con số hết sức ấn tượng.
Lấy ví dụ, Nhật Bản là nước tài trợ vốn hợp tác phát triển chính thức (ODA) lớn nhất của Việt Nam, là nhà đầu tư có tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đứng thứ hai tại Việt Nam (lũy kế), là đối tác du lịch thứ ba của Việt Nam, và là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam.
Trên trường quốc tế, hai bên đã phối hợp chặt chẽ trong chương trình nghị sự ở nhiều tổ chức, bao gồm Liên Hiệp Quốc, ASEAN, hợp tác sông Mekong…
Về an ninh, Nhật Bản đã dành cho Việt Nam sự hỗ trợ hết sức tích cực và hiệu quả, có thể kể đến như hỗ trợ lực lượng chấp pháp trên biển. Trong số đó, có việc việc xúc tiến dự án giao 6 tàu tuần tra cho Việt Nam.
Đặc biệt, việc Việt Nam được vinh dự tham gia vào các cơ chế quan trọng G20, G7 ở Nhật cũng một phần nhờ sự sắp đặt của Thủ tướng Abe.
Chẳng hạn, năm 2016, Thủ tướng Abe đã mời Việt Nam tham dự Hội nghị G7 mở rộng ở Nagoya. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử 42 năm của G7, Việt Nam được mời tham dự Hội nghị G7 mở rộng.
Khi đó, ông Abe từng chia sẻ rằng, đây chính là sự công nhận đối với "vị thế nâng cao của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế".
Hiếm có lãnh đạo nước ngoài nào "quen" nhiều lãnh đạo Việt Nam như Thủ tướng Abe. Ngoài 4 lần thăm chính thức Việt Nam, ông Abe từng tiếp đón nhiều lãnh đạo cấp cao của Việt Nam sang thăm Nhật, trong đó có chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hồi năm 2015.
Riêng với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, ông Abe trở thành đối tác và là người bạn. Trong chuyến thăm Nhật Bản chiều 5/6/2017, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc (khi đó là Thủ tướng Chính phủ) và Thủ tướng Abe đã cùng tham dự Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam với sự tham dự của 1.600 đại biểu, doanh nghiệp, trong đó có 200 đại biểu doanh nghiệp Việt Nam.
Ít ai biết rằng, chiều hôm đó, Thủ tướng Abe phải tham dự phiên họp không thể vắng mặt tại Thượng viện Nhật Bản. Cả hai bên đã phải nỗ lực tối đa để ông Abe có thể đến và phát biểu tại hội nghị.
© AFP 2023 / Kim Kyung-HoonThủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Hội nghị thượng đỉnh G20 Osaka năm 2019
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Hội nghị thượng đỉnh G20 Osaka năm 2019 - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.07.2022
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Hội nghị thượng đỉnh G20 Osaka năm 2019
Cũng trong năm 2017, bên lề Hội nghị APEC ở Việt Nam, hai nhà lãnh đạo đã cùng nhau đi bộ ở phố cổ Hội An, quê hương của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Cả hai đã cùng khai trương Không gian văn hoá Việt Nam – Nhật Bản.
Với tinh thần nhân văn và chia sẻ, chủ trương linh hoạt và mở cửa, Thủ tướng Abe cũng là người đã đề ra chính sách tăng cường tiếp nhận lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam.
Nhờ chính sách dưới thời ông Abe, rất nhiều người Việt Nam đã có cơ hội làm việc tại Nhật Bản, nhiều gia đình đã thoát nghèo, nhiều địa phương cũng có thêm nguồn lực cho phát triển.
Có thể nói, Nhật Bản và cá nhân Thủ tướng Abe Shinzo đã đóng vai trò quan trọng cho quá trình xây dựng và phát triển của Việt Nam trong gian đoạn 2012-2020.

"Người bạn lớn của Việt Nam"

Chia sẻ xoay quanh việc ông Abe bị ám sát, ông Đào Xuân Hưng, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản giai đoạn 2011-2015, cho biết ông rất sốc và đau buồn khi biết tin ông Abe qua đời.
Theo Đại sứ Hưng, ông Abe là một chính khách lớn của nước Nhật và cả thế giới. Việc ông là Thủ tướng tại vị lâu nhất của Nhật Bản đã cho thấy sự ủng hộ lớn của dân chúng và giới chính trị Nhật Bản dành cho ông Abe.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.07.2022
Chuyên gia Nga nói về vụ ám sát ông Abe: Đây là ngoại lệ cực hãn hữu đối với Nhật Bản
Cựu Thủ tướng Nhật Bản là người có khát vọng lớn lao khôi phục sự thịnh vương, uy tín và vị thế của nước Nhật, và ông thực sự đã làm được khá nhiều việc cho đất nước của ông. Trong khi đó, ông cũng là người bạn lớn của Việt Nam.
Đại sứ Đoàn Xuân Hưng nhấn mạnh, cựu Thủ tướng Abe Shinzo có mối quan hệ tốt và rất đặc biệt với tất cả các vị lãnh đạo Việt Nam từ năm 2006, nhất là từ 2012 đến nay. Đây được xem là nền tảng vững chắc cho mối quan hệ hiện nay của hai nước.

"Người dân, lãnh đạo Việt Nam rất quý trọng ông và đặc biệt sốc về việc ông bị giết hại đê hèn như thế. Xin chia buồn sâu sắc với đất nước và nhân dân Nhật Bản, với gia quyến Ngài cựu Thủ tướng đáng kính, với bà Akie Abe mà chúng tôi rất ngưỡng mộ vì có nhiều dịp gặp gỡ", - Đại sứ Đào Xuân Hưng chia sẻ với Người Lao Động.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала