Chuyện hài ở Bình Định: Nhà cựu Bí thư Huyện Vĩnh Thạnh có sổ đỏ 115 ha đất rừng

© Ảnh : Báo Dân Tộc Và Phát TriểnKhu vực rừng tại khoảnh 2a, Tiểu khu 208, xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ bị lấn chiếm
Khu vực rừng tại khoảnh 2a, Tiểu khu 208, xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ bị lấn chiếm - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.07.2022
Đăng ký
Sau khi hàng loạt cơ quan báo chí phản ánh, kêu gọi điều tra, tỉnh Bình Định đã vào cuộc làm rõ vụ gia đình cựu Bí thư Huyện ủy Vĩnh Thạnh Nguyễn Đình Kim sở hữu sổ đỏ 115 ha đất rừng, gồm cả lòng hồ Định Bình.
Được biết, ông Nguyễn Đình Kim là đảng viên, từng là Bí thư Huyện ủy Vĩnh Thạnh. Ông Kim nghỉ hưu từ khoảng năm 2018 và có thời gian làm việc tại Chi cục Kiểm lâm Bình Định cũng như từng nắm cương vị Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh.

Nạn chiếm rừng ở Bình Định “rất phức tạp”

Tình hình quản lý đất đai, đất rừng ở Bình Định đang cho thấy nhiều bất cập. Tình trạng người dân lấn chiếm đất rừng trên địa bàn diễn ra phức tạp.
Theo Hạt trưởng Kiểm lâm huyện Vĩnh Thạnh Đặng Bá Quang, toàn huyện có 46.000 ha rừng tự nhiên, tuy nhiên, chỉ tính từ đầu năm 2022 đến giữa tháng 6 vừa qua, cơ quan chức năng đã xử lý đến hơn 30 trường hợp vi phạm luật lâm nghiệp và lấn chiếm đất rừng trái pháp luật.
Cũng tại huyện này, chính quyền cũng phát hiện một hộ dân lấn chiếm đất rừng phòng hộ tại tiểu khu 184b, xã Vĩnh Hảo để xây dựng nhà sàn với diện tích gần 60 m2 từ tháng 5/2021. Sau đó, UBND huyện đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 5 triệu đồng và buộc tháo dỡ công trình vi phạm, tuy nhiên đến nay hộ dân này vẫn không chấp hành yêu cầu của nhà chức trách.
© Ảnh : Báo Dân Tộc Và Phát TriểnNhiều cây gỗ có đường kính 20cm bị cưa hạ
Nhiều cây gỗ có đường kính 20cm bị cưa hạ - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.07.2022
Nhiều cây gỗ có đường kính 20cm bị cưa hạ
Ngoài ra, ngành chức năng địa phương còn phát hiện công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn để người dân chặt phá cây rừng và lấn chiếm 14,86 ha đất rừng trồng tại các tiểu khu thuộc xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh từ năm 2014 đến nay nhưng không báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Ban quản lý rừng phòng hộ Vĩnh Thạnh cũng để xảy ra tình trạng người dân lấn chiếm đất rừng trên diện tích 2,4 ha từ năm 2019 đến nay.
Không chỉ ở Vĩnh Thạnh, tại Phù Mỹ và Phù Cát, tình trạng lấn chiếm đất rừng phòng hộ vẫn hiện hữu. Theo đó, tại khoảnh 2a, tiểu khu 208, xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ, người dân lấn chiếm 11,51 ha đất rừng được quy hoạch chức năng sản xuất, phòng hộ và rừng tự nhiên để trồng keo, bạch đàn.
Trong khi đó, đối với diện tích rừng tự nhiên, qua trưng cầu giám định cho thấy mức độ thiệt hại rừng là 78,2%. Ngành chức năng hai huyện này cũng đang làm có cán bộ địa phương – người nhà đảng viên nào tham gia sở hữu đất rừng hay không.

Nhà cựu Bí thư huyện Vĩnh Thạnh có sổ đỏ 115 ha đất rừng

Thông tin về việc cựu Bí thư Huyện ủy Vĩnh Thạnh, Bình Định Nguyễn Đình Kim sở hữu sổ đỏ đất rừng diện tích lên tới 115 ha ngay lòng hồ Định Bình, vốn là công trình thủy lợi – thủy điện của tỉnh Bình Định) khiến dư luận bức xúc, đề nghị báo chí phản ánh và chính quyền cấp tỉnh, cấp Trung ương vào cuộc làm rõ.
Dân địa phương cũng nghi ngờ về việc cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho diện tích 115 ha đất trồng rừng sản xuất gắn kết với trồng rừng phòng hộ tại khoảnh 6, tiểu khu 176a, xã Vĩnh Hiệp là không đúng quy định pháp luật.
Nguyễn Ngọc Triệu (Thích Đồng Huệ), bị bắt vì liên quan đến vụ giám đốc bệnh viện Q.Thủ Đức - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.07.2022
Cựu Giám đốc Bệnh viện Thủ Đức đút hàng triệu USD cho Công an nhờ chạy án
Thông tin rộng rãi với các cơ quan báo chí, ông Nguyễn Hồng Quang, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hiệp cho biết, bản chất, 115 ha rừng của gia đình ông Nguyễn Đình Kim vốn thuộc đất xã Vĩnh Hòa cũ (huyện Vĩnh Thạnh), được cấp sổ đỏ cho các hộ Nguyễn Thị Thử, Bùi Thị Ngọc Vân, Bùi Văn Sum (cùng xã Vĩnh Hiệp) và ông Nguyễn Đình Sơn (con trai của ông Kim) theo diện “đất trồng rừng sản xuất gắn kết trồng rừng phòng hộ”, thời hạn đến tháng 7/2054, Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất. Tuy nhiên, đến năm 2018, tất cả 115 ha diện tích đất rừng của bà Thử, bà Vân, ông Sum đều được chuyển nhượng lại cho ông Kim.
Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hiệp Nguyễn Hồng Quang cũng nêu, trong 115 ha này, có hơn 30 ha bỏ hoang lâu nay. UBND xã Vĩnh Hiệp cũng có đề xuất nên thu hồi lại 30 ha rừng đã sinh trưởng thành rừng phòng hộ để giao cho đơn vị đủ năng lực, thẩm quyền quản lý bảo vệ. Tuy nhiên, hiện đất và rừng này đã có sổ đỏ nên việc thu hồi rất khó, dễ phát sinh kiện tụng.
Qua kiểm tra, UBND xã Vĩnh Hiệp phát hiện cha con ông Nguyễn Đình Kim và Nguyễn Đình Sơn đã chuyển nhượng, sang tay 115 ha rừng trên cho bà Lâm Thị Vân (32 tuổi, quê tại tỉnh Bình Dương, vừa nhập hộ khẩu vào xã Vĩnh Hiệp) theo hợp đồng viết tay. UBND xã đã yêu cầu ông Kim xuất trình Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền cấp cho bà Lâm Thị Vân thì ông Kim không xuất trình được. Chính quyền cũng báo cáo lên UBND huyện Vĩnh Thạnh, Hạt Kiểm lâm, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xin chỉ đạo hướng giải quyết.

“Không có chuyện bao che”

Trước việc có người nhà đảng viên, nguyên cán bộ lãnh đạo huyện bị nghi ngờ lấn chiếm đất rừng, xây dựng trái phép, ông Bùi Tấn Thành, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh xác nhận, để làm rõ vụ việc nhà ông Kim thì cần phải lục tìm lại tất cả các hồ sơ giao đất, cấp sổ những năm trước đây.
Xét xử phúc thẩm cựu Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung và các bị cáo trong vụ mua chế phẩm sinh học xử lý nước - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.06.2022
Miễn kê biên tài sản, giảm án 3 năm tù đối với cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội
Chủ tịch huyện Vĩnh Thạnh cho hay, hiện UBND huyện đang giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND xã Vĩnh Hiệp làm rõ việc sử dụng đất, cấp đất, sổ đỏ cho các hộ dân. Từ đó, căn cứ theo các quy định để xác định đúng – sai thế nào. Tuy nhiên, theo ông Bùi Tấn Thành, quan điểm của huyện là làm dứt điểm.

“Không có chuyện bao che. Còn việc ông Kim chuyển nhượng, sang tay đất rừng cho bà Vân thì huyện yêu cầu dừng lại, không được tác động vào rừng để chờ làm rõ”, - Chủ tịch huyện Vĩnh Thạnh nêu rõ.

Trung ương nói thẳng

Ngày 13/7, ông Lê Đức Sáu, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Kiểm lâm Bình Định thông tin, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản đề nghị tỉnh Bình Định vào cuộc kiểm tra, xử lý tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật xảy ra trên địa bàn tỉnh thời gian vừa qua.
Tổng cục Lâm nghiệp nêu rõ, trong thời gian qua, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng tại một số địa phương thuộc tỉnh Bình Định có diễn biến phức tạp, nhiều vụ nghiêm trọng, điển hình như vụ phá rừng, lấn chiếm đất rừng trên 11,5 ha tại tiểu khu 208 thuộc xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ; vụ phá rừng, lấn chiếm trên 14,86 ha rừng trồng tại các tiểu khu 144, 145, 110, 123, 124 thuộc xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh.
© Ảnh : Báo Dân Tộc Và Phát TriểnMột diện tích rừng lớn tại xã Mỹ Hiệp bị cạo trọc để trồng keo.
Một diện tích rừng lớn tại xã Mỹ Hiệp bị cạo trọc để trồng keo. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.07.2022
Một diện tích rừng lớn tại xã Mỹ Hiệp bị cạo trọc để trồng keo.

“Tình trạng vi phạm xảy ra trong thời gian dài nhưng chưa được ngăn chặn, xử lý hiệu quả”, - Trung ương nói thẳng.

Do đó, Tổng cục Lâm nghiệp đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo các cơ quan chức năng ở địa phương kiểm tra, xác minh làm rõ tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật trên địa bàn và xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật. Kết quả kiểm tra, xử lý đề nghị thông tin về Tổng cục Lâm nghiệp để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền.
UBND tỉnh Bình Định đã giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện Phù Mỹ, Vĩnh Thạnh kiểm tra, xử lý tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật trong thời gian vừa qua theo đề nghị của Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала