Chuyện gì đang xảy ra với Công ty Tân Tạo của bà Đặng Thị Hoàng Yến?

CC BY-SA 2.0 / Ms. Sikarin Thanachaiary / Đặng Thị Hoàng YếnBà Đặng Thị Hoàng Yến (Maya Dangelas)
Bà Đặng Thị Hoàng Yến (Maya Dangelas) - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.07.2022
Đăng ký
Thông tin từ TAND thành phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với Công ty Cổ phần Đầu tư Tân Tạo (Công ty Tân Tạo, mã chứng khoán ITA) của bà Đặng Thị Hoàng Yến (Maya Dangelas).
Tuy nhiên, đích thân Chủ tịch Tân Tạo Đặng Thị Hoàng Yến đã có đơn “kêu cứu” gửi Nhà nước Việt Nam, cho rằng, việc ITA bị ép phải phá sản là sự vô lý đến kinh ngạc. Mặc dù vậy, Sàn HoSE không đồng ý tạm hoãn công bố thông tin phá sản của Tân Tạo.

Đủ căn cứ để Tân Tạo của bà Đặng Thị Hoàng Yến phá sản?

Theo Tòa TP.HCM “đã đủ căn cứ chứng minh mất khả năng thanh toán theo quy định Luật Phá sản 2014”. Nhà chức trách Việt Nam cho hay đến nay, hơn 4 năm, Công ty Tân Tạo không công bố quyết định mở thủ tục phá sản.
“Quản tài viên vẫn thực hiện gửi “báo cáo giải quyết phá sản Công ty Tân Tạo” đến TAND TP HCM, với số nợ hơn 214 tỷ đồng của một số chủ nợ”, thông báo cho biết.
Trước đó hôm 15/4, TAND TP. HCM tiếp tục chỉ định thêm quản tài viên Chu Minh Đức thuộc Công ty Hợp danh Quản lý và Thanh lý tài sản Sen Việt (Công ty Sen Việt) làm quản tài viên quản lý, thanh lý tài sản đối Công ty Tân Tạo.
Đồng thời, Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) cũng có văn bản nhắc nhở Công ty Tân Tạo (mã chứng khoán: ITA) công bố công khai thông tin mở thủ tục phá sản.

Đơn “kêu cứu” của Chủ tịch Tân Tạo Đặng Thị Hoàng Yến

Hôm 28/6, bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch HĐQT Công ty Tân Tạo đã lên tiếng phản hồi về vấn đề mở thủ tục phá sản. Tuy nhiên, thông tin phản hồi của bà Đặng Thị Hoàng Yến lại được cung cấp dưới dạng "đơn kêu cứu" tới lãnh đạo Nhà nước Việt Nam.
Trình bày trong “đơn cầu cứu” gửi các cấp lãnh đạo Việt Nam, bà Đặng Thị Hoàng Yến cho biết, vào tháng 5, 6/2022, Sàn Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã gửi nhiều công văn yêu cầu Tân Tạo công bố thông tin tòa án mở thủ tục phá sản đối với ITA. Đồng thời, quyết định mở thủ tục phá sản số 56 ngày 25/1/2018 của TAND TP. HCM căn cứ đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Công ty Quốc Linh.
“Công ty Quốc Linh không đề nghị thi hành án theo Luật Thi hành án dân sự mà yêu cầu mở thủ tục phá sản, nhằm buộc Công ty Tân Tạo phải thanh toán cho Công ty Quốc Linh theo bản án xét xử năm 2017 là hơn 21 tỷ đồng. Bản án phúc thẩm ngày 5/1/2021 của TAND tỉnh Long An là hơn 27 tỷ đồng (tiền lãi 13,54 tỷ đồng)...”, đơn của bà Hoàng Yến nêu.
Tòa nhà Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.05.2022
Sàn HoSE ‘bốc hơi’ gần 25 tỷ USD, Chủ tịch Sunshine Group bám đuổi tỷ phú Phạm Nhật Vượng
Do đó, Công ty Tân Tạo đề nghị xem xét lại bản án phúc thẩm trên và Bản án sơ thẩm ngày 18/9/2020 của TAND huyện Đức Hòa, tỉnh Long An theo thủ tục giám đốc thẩm vì cho rằng bản án sơ thẩm, phúc thẩm có nhiều sai phạm...
“Công ty Tân Tạo không có bất cứ giao dịch kinh tế nào với Công ty Quốc Linh. Công ty Tân Tạo chỉ là người có quyền và nghĩa vụ liên quan”, bà Hoàng Yến nhấn mạnh.
Ngoài ra, Chủ tịch Tân Tạo Đặng Thị Hoàng Yến cho rằng, việc buộc phá sản Công ty Tân Tạo là “dựa trên hồ sơ giả mạo và bất bình thường”, đồng thời, điều này lộ rõ “sự vô lý đến kinh ngạc” trong khi đơn vị có tổng giá trị tài sản là 13.273 tỷ đồng. Bà Yến cũng nhắc lại việc một công ty niêm yết, công ty đầu đàn trong việc phát triển hạ tầng khu công nghiệp của Việt Nam nhưng chỉ vì một khoản giả mạo chiếm chưa tới 0,2% tổng giá trị tài sản mà lại phải công bố phá sản.

Liên quan đến chồng cũ bà Đặng Thị Hoàng Yến?

Thông tin trên báo Thanh Tra (cơ quan ngôn luận của Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra Việt Nam) thì tòa tuyên buộc Công ty Cổ phần Phát triển đô thị Việt Nam (VN Land) và Công ty Tân Tạo liên đới phải trả cho Công ty Quốc Linh khoản nợ hơn 27 tỷ đồng, đã trải qua 4 phiên xử sơ thẩm, phúc thẩm rồi đến thủ tục giám đốc thẩm tại TAND Cấp cao.
Ở phiên sơ thẩm, phúc thẩm lần 2, tòa án vẫn xác định và căn cứ vào những chứng cứ do Công ty Quốc Linh nộp lên là “chính xác, đúng sự thật”. Vậy vì sao Công ty Tân Tạo phải liên đới chịu trách nhiệm cùng VNLand trả nợ cho Công ty Quốc Linh số tiền gốc và lãi hơn 27 tỷ đồng?
Phía Công ty Quốc Linh cho biết, ông Jimmy đại diện VNLand là chồng cũ bà Đặng Thị Hoàng Yến, ký kết hợp đồng kinh tế với Công ty Quốc Linh. Đáng chú ý, ở thời điểm này 2 người chưa ly hôn và mặc dù ông Jimmy sa thải, bỏ trốn sang Mỹ, trên thực tế, tất cả những công trình san lấp của Công ty Quốc Linh, Công ty Tân Tạo vẫn đang sở hữu, sử dụng và hưởng lợi. Vì sao sau những vấn đề Công ty Tân tạo nêu, thì Quyết định mở thủ tục phá sản số 56 năm 2018 của TAND TP HCM đối với Công ty Tân Tạo vẫn có hiệu lực?
Theo quan điểm của luật sư Đỗ Xuân Hiệu, Giám đốc Công ty Luật TNHH SLF Luật, sau khi tòa ban hành quyết định mở thủ tục phá sản (năm 2018) đối với Công ty Tân tạo vì có đơn đề nghị của Công ty Quốc Linh, thì phát sinh các chủ nợ khác (Công ty Tân Tạo cũng đã mất khả năng thanh toán với các chủ nợ này), như ông Dương Văn Sương, Công ty CP XDGT Đức Hạnh, Cục Thuế TP.HCM. Luật sư cho hay, theo quy định, tất cả các chủ nợ đều có quyền, nghĩa vụ như nhau, vì vậy Công ty Tân Tạo có còn nợ Công ty Quốc Linh hay không cũng không ảnh hưởng tới quyền yêu cầu phá sản của các chủ nợ khác. Do đó, quyết định mở thủ tục phá sản (số 56 năm 2018) đối với Công ty Tân tạo vẫn tiếp tục có hiệu lực.
Biểu trưng của Google - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.05.2022
Công ty con của Google ở Nga bắt đầu thủ tục phá sản
Trong khi đó, tại Văn bản số 241 ngày 15/3/2021 của TAND TP.HCM trả lời đơn của ông Dương Văn Sương (một chủ nợ đã nộp đơn đề nghị TAND TP.HCM đình chỉ thủ tục phá sản đối với Công ty Tân Tạo) nêu rõ rằng, hiện tại Công ty Tân Tạo có đang hoạt động hay không? Công ty Quốc Linh có còn là chủ nợ của Công ty Tân Tạo hay không? Không phải là căn cứ để đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản theo quy định tại Điều 86 Luật Phá sản năm 2014 vì không có tài liệu, chứng cứ chứng minh Công ty Tân Tạo đã giải quyết xong các khoản nợ của các chủ nợ khác (trong đó có ông Sương) và Công ty Tân Tạo không còn mất khả năng thanh toán.
Theo luật sư Hiệu, rõ ràng, ngoài Công ty Quốc Linh, Công ty Tân tạo còn mất khả năng thanh toán với các chủ nợ khác, nên không có căn cứ đình chỉ quyết định mở thủ tục phá sản đối với Công ty Tân Tạo?
“Lý do Công ty Tân Tạo đưa ra để từ chối công bố công khai quyết định mở thủ tục phá sản vì liên quan đến khoản nợ với Công ty Quốc Linh là không đúng”, luật sư nêu quan điểm.

HoSE không đồng ý tạm hoãn công bố tin phá sản của Tân Tạo

Ngày 14/7, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã có công văn tiếp theo đề nghị Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (mã chứng khoán: ITA) thực hiện công bố thông tin liên quan đến quyết định mở thủ tục phá sản của tòa án.
HoSE nhắc lại, ngày 7/7, Tân Tạo đã có công văn phúc đáp đến Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đề nghị cho phép doanh nghiệp tạm hoãn công bố thông tin vụ việc cho đến khi có kết luận của cấp có thẩm quyền. Phía Tân Tạo của bà Đặng Thị Hoàng Yến cho rằng việc công bố thông tin mở thủ tục phá sản căn cứ vào bản án có nhiều sai phạm, trái pháp luật sẽ gây bất lợi cho công ty, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chưa kể, Tân Tạo cũng đã có đơn kêu cứu bị ép phá sản gửi các cấp có thẩm quyền của Việt Nam. Hiện các vị lãnh đạo đã có chỉ đạo giải quyết đơn kêu cứu của Tân Tạo.
Tuy nhiên, dưới quan điểm của HoSE, cơ quan này “không có thẩm quyền tạm hoãn” công bố thông tin của tổ chức niêm yết, đồng thời việc chậm công bố thông tin của công ty cũng vi phạm quy định chứng khoán. Đối với các nội dung liên quan đến quyết định của tòa án, HoSE nói Tân Tạo có thể công bố bổ sung các giải trình/giải thích để cổ đông và nhà đầu tư được tiếp cận thông tin đầy đủ.

Về Công ty Tân Tạo của bà Đặng Thị Hoàng Yến

Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo được thành lập năm 1996. Năm 2006, Tân Tạo đã chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và là khu công nghiệp đầu tiên trên cả nước được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.
Lĩnh vực hoạt động chính của Tập đoàn Tân Tạo bao gồm: đầu tư, phát triển, xây dựng, khai thác thương mại các khu công nghiệp, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ trong khu công nghiệp, hệ thống cảng biển và cảng sông, kho hải quan, vận chuyển hàng hóa, xúc tiến thương mại.
Ghi nhận kết thúc phiên giao dịch ngày 14/7, cổ phiếu của Tân Tạo rớt mạnh, giảm gần 5% xuống còn 7.340 đồng/cổ phiếu. ITA mất đến nửa giá trị so với hồi đầu năm sau những lùm xùm liên quan đến việc bị ép phá sản.
Tại ngày 14/7, vốn hóa Công ty Tân Tạo của bà Đặng Thị Hoàng Yến giảm mạnh chỉ còn hơn 6.887 tỷ đồng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала