Tại Hoa Kỳ nói về cơn ác mộng thực sự sắp tới của Châu Âu

© Sputnik / Maxim Bogodvid / Chuyển đến kho ảnhMáy bơm dầu ở Tatarstan
Máy bơm dầu ở Tatarstan - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.07.2022
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Châu Âu không thể đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng, lục địa bị đe dọa thiếu khí đốt vào thời điểm cần thiết nhất, như Christina Lu viết cho Foreign Policy.

"Mùa đông của sự bất mãn" đang đến. Việc cắt giảm và đóng cửa nhà máy có thể là thực tế mới", - ấn phẩm cho biết.

Thông thường, các quốc gia châu Âu lấp đầy kho khí đốt của họ trong những tháng mùa hè, nhưng hiện nay, triển vọng cung cấp khí đốt cho châu lục này không chắc chắn, bài báo lưu ý.
Lu nhắc lại: sự bất mãn đã hình thành ở châu Âu. Ví dụ, làn sóng đình công đã tràn khắp lục địa khi các gia đình phải vật lộn để đối phó với gánh nặng chi phí sinh hoạt cao và áp lực lạm phát.
Nhân dân tệ trên bản đồ Đông Nam Á và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.07.2022
Mỹ đang thúc đẩy châu Á rơi vào tình trạng “đói năng lượng” theo gương châu Âu
Nhà báo tin rằng cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng nặng nề nhất đến Đức, nước này buộc phải đưa ra nhiều biện pháp tiết kiệm năng lượng, bao gồm định phần nước nóng và đóng cửa các bể bơi.

"Châu Âu rất khó loại bỏ sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Lục địa sẽ có thể làm điều này không sớm hơn 3 đến 5 năm. Các dự án khí đốt không thể triển khai nhanh chóng đến như vậy", - chuyên gia năng lượng James Henderson cho biết.

Các nhà lãnh đạo châu Âu tiếp tục tìm kiếm các nguồn năng lượng, cố gắng đảm bảo đủ nguồn cung cấp, nhưng họ chỉ có thể hy vọng vào một mùa đông ôn hòa, bài báo viết.
Sản xuất dầu - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.06.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Tại sao gia tăng các cuộc tấn công nhằm vào chủ thể dầu khí của Nga

“Kịch bản tồi tệ nhất là khi mọi người phải đối mặt với sự lựa chọn vào mùa đông — thức ăn hoặc sưởi ấm trong nhà”, - bài báo kết luận.

Giống như các nước phương Tây khác, Đức đang phải đối mặt với giá năng lượng tăng cao và lạm phát gia tăng do áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Mosva và chính sách từ bỏ nhiên liệu của Nga. Do giá nhiên liệu tăng, chủ yếu là khí đốt, ngành công nghiệp ở Đức đã mất đi phần lớn lợi thế cạnh tranh, điều này cũng ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác của nền kinh tế Đức, nền kinh tế mạnh nhất Liên minh châu Âu.

Các biện pháp trừng phạt chống Nga

Sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraina, phương Tây đã tăng cường áp lực trừng phạt đối với Moskva.
Các nước thuộc Liên minh Châu Âu xem xét phương án từ bỏ dầu mỏ và khí đốt của Nga. Nhiều quốc gia tuyên bố đóng băng tài sản của Nga và kêu gọi từ bỏ năng lượng Nga. Tất cả những điều này đã trở thành vấn đề đối với Mỹ và châu Âu, khiến giá nhiên liệu và lương thực tăng mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала