Việt Nam sẽ phải ‘trả giá đắt’ nếu không hành động ngay?

© Ảnh : Dương Giang/TTXVNThủ tướng Phạm Minh Trình tại phiên họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo quốc gia thực hiện các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP-26
Thủ tướng Phạm Minh Trình tại phiên họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo quốc gia thực hiện các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP-26 - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.07.2022
Đăng ký
Theo báo cáo Quốc gia về khí hậu và phát triển cho Việt Nam được Ngân hàng Thế giới công bố, Việt Nam cần chi đến 368 tỷ đô la, tương đương khoảng 6,8% GDP đến 2040 để hạn chế ảnh hưởng do biến đổi khí hậu gây nên.

“Từ vị thế là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới vươn lên thành một thị trường mới nổi năng động, Việt Nam đang phải đối mặt với những rủi ro ngày một nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu, đe dọa mục tiêu trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045”, - Ngân hàng Thế giới lưu ý.

“Trả giá đắt”

Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những tác động đáng kể nếu không bắt đầu chi tiêu để giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Cụ thể, báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho biết, Việt Nam cần chi 368 tỷ USD cho đến năm 2040 để giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời thúc đẩy các mục tiêu phát triển của mình.
Với dân số khoảng 100 triệu người, Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới trước các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và mực nước biển dâng cao.
Theo WB, mặc dù không đóng góp nhiều vào khí nhà kính toàn cầu với tỷ trọng chỉ 0,8% lượng phát thải của thế giới, nhưng chỉ trong 2 thập kỷ qua, Việt Nam đã nổi lên là một trong những quốc gia có lượng phát thải khí nhà kính bình quân đầu người tăng nhanh nhất trên thế giới.
Riêng trong giai đoạn 2000-2015, khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người tăng từ 390 USD lên 2.000 USD, thì lượng khí thải carbon dioxide (CO2) cũng tăng gần gấp 4 lần. Trong đó, phát thải khí nhà kính của Việt Nam gắn liền với tình trạng ô nhiễm không khí có hại cho sức khỏe con người và năng suất lao động tại nhiều thành phố, đặc biệt là Hà Nội.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị và người đồng cấp Viengsavath Siphandone ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Bộ Xây dựng cùng Bộ Công chính và Vận tải Lào - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.07.2022
Lào ngưỡng mộ trình độ xây dựng của Việt Nam
Cũng theo WB, với hơn 3.200 km bờ đường biển trải dài từ Bắc vào Nam, nhiều thành phố có địa hình trũng thấp và các vùng đồng bằng ven sông, Việt Nam vẫn đang là một trong các quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới trước biến đổi khí hậu.
Các tác động của biến đổi khí hậu - chủ yếu là nhiệt độ và mực nước biển dâng cao hơn và biến động lớn hơn. Thực tế này đã và đang làm gián đoạn hoạt động kinh tế và suy yếu tăng trưởng. Các tính toán ban đầu cho thấy Việt Nam mất 10 tỷ USD vào năm 2020, tương đương 3,2% GDP do tác động của biến đổi khí hậu.
Nếu không thực hiện các biện pháp thích ứng và giảm thiểu phù hợp, bao gồm đầu tư khoảng 6,8% tổng sản phẩm quốc nội hàng năm, biến đổi khí hậu có thể khiến Việt Nam thiệt hại tới 14,5% GDP vào năm 2050, theo phân tích được công bố hôm thứ Năm.

“Việt Nam nên áp dụng một mô hình phát triển mới dựa trên hai nền tảng - thích ứng với biến đổi khí hậu và xây dựng khả năng chống chịu, cũng như giảm thiểu biến đổi khí hậu bằng cách khử cacbon trong quá trình tăng trưởng và định hướng nền kinh tế khỏi năng lượng sử dụng nhiều carbon”, - báo cáo nêu.

Nếu đi theo con đường đó, Việt Nam có thể đạt được các mục tiêu về khí hậu trong khi GDP bình quân đầu người vẫn tăng hơn 5% một năm, báo cáo cho biết. Các khoản đầu tư công và tư cần thiết cũng cần đi kèm với cải cách cơ cấu và chính sách, bao gồm cơ chế định giá carbon và các cải cách khác.

Việt Nam tiên phong và nghiêm túc thực hiện cam kết COP26

Trong một động thái cho thấy sự nỗ lực của Chính phủ, sáng nay 14/7/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp toàn thể lần 3 của Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26.
Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Ba Vì nỗ lực ổn định sản xuất, khắc phục khó khăn do giá nhiên liệu tăng cao và dịch COVID-19. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.07.2022
Tương lai xán lạn của nền kinh tế Việt Nam
Tại buổi làm việc, Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam là nước đang phát triển, từng trải qua nhiều năm chiến tranh, dù còn rất nhiều khó khăn nhưng đã đưa ra các cam kết về ứng phó biến đổi khí hậu như các nước phát triển.
Điều đó cho thấy Việt Nam sẵn sàng đi tiên phong trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Để làm được điều này, Việt Nam cần có bước đi, lộ trình phù hợp và sự hỗ trợ, giúp đỡ của các nước phát triển, các đối tác về nguồn vốn, đào tạo nhân lực, xây dựng thể chế, công nghệ, quản trị.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Hội nghị đối thoại hợp tác tiết kiệm thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” và chuyển đổi năng lượng của Ban Chỉ đạo đối với các tổ chức quốc tế là hội nghị quan trọng để tăng cường nhận thức, thống nhất hành động, đặc biệt là với các đối tác quốc tế.
Hội nghị sẽ giúp xây dựng nhận thức tổng thể, khách quan liên quan thực hiện chương trình công tác, đặc biệt thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu vạch ra kế hoạch trước mắt, hằng quý, hằng tháng, và kế hoạch dài hạn 5 năm, bởi ứng phó biến đổi khí hậu không phải chỉ làm trong vài năm mà phải có chiến lược đến năm 2050. Do đó, trong từng năm, trong 5 năm phải đưa ra các mục tiêu cụ thể và yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ...
Ngoài ra, các bộ, ngành cần đổi mới cách thức lãnh đạo, chỉ đạo, từ đó từng bộ, ngành, từng cấp theo chức năng, quyền hạn tổ chức thực hiện thành công; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi thực tiễn xuất hiện; kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền; kịp thời đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện.
© Ảnh : Dương Giang/TTXVNThủ tướng Phạm Minh Trình tại phiên họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo quốc gia thực hiện các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP-26
Thủ tướng Phạm Minh Trình tại phiên họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo quốc gia thực hiện các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP-26 - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.07.2022
Thủ tướng Phạm Minh Trình tại phiên họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo quốc gia thực hiện các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP-26
Theo Thủ tướng, sau Hội nghị COP26, Việt Nam đã có nhiều hoạt động triển khai thực hiện các cam kết tại sự kiện trên. Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp tổng thể, toàn diện trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh, tuần hoàn.
Đặc biệt là việc thành lập ngay Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26; ban hành Quyết định số 2201/QĐ-TTg ngày 26/12/2021 về quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26...
Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường ghi nhận, thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp lần thứ 2 diễn ra vào tháng 2/2022, các thành viên Ban Chỉ đạo rất chủ động thực hiện công việc được phân công.
Các bộ, ngành và địa phương đã đạt được một số kết quả quan trọng, bao gồm việc rà soát, hoàn thiện các quy hoạch, kế hoạch cũng như xây dựng các chương trình hành động.
Trong đó, đáng chú ý là việc hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; xây dựng Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị COP26; Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050; Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí methan của ngành Giao thông vận tải; Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê tan đến năm 2030.
Công ty chuyển phát nhanh Ninja Van Logistics - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.07.2022
Mua hàng online: Việt Nam đang dẫn đầu Đông Nam Á
Một số bộ, ngành đã bắt tay xây dựng Kế hoạch hành động của ngành trong việc triển khai cam kết của Việt Nam tại COP26, hướng tới mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng "0".

“Một mũi tên trúng hai đích”

Trước đó, trong báo cáo của mình, WB khuyến nghị, Việt Nam cần có lộ trình xây dựng khả năng thích ứng phù hợp để bảo vệ tài sản, cơ sở hạ tầng và con người của đất nước. Các biện pháp thích ứng cần tập trung vào những lĩnh vực và địa điểm dễ bị tổn thương nhất của đất nước, đặc biệt là nông nghiệp, giao thông, thương mại và công nghiệp, các vùng ven biển và Đồng bằng sông Cửu Long.
Tiếp đó, Việt Nam có thể áp dụng các cải cách chính sách bổ trợ trong lĩnh vực tài khóa và tài chính có thể kích thích đầu tư từ cả khu vực công và khu vực tư nhân với tổng nhu cầu tài chính khoảng 254 tỷ USD từ năm 2022 đến năm 2040.

“Việt Nam cần có lộ trình “khử” carbon, tiến tới mục tiêu phát thải khí nhà kính ròng bằng “0” vào năm 2050”, - WB nhấn mạnh và lưu ý nhiệm vụ trọng tâm là Việt Nam cần kết hợp chuyển đổi mạnh mẽ hơn sang năng lượng tái tạo với các giải pháp trong lĩnh vực giao thông, nông nghiệp và công nghiệp; cải thiện hệ thống giao thông công cộng và áp dụng khắt khe đối với các phương tiện xe cơ giới.

Trong khi đó, tại cuộc họp hôm nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng cho rằng, nhiệm vụ trước mắt quan trọng là tập trung phát triển nền công nghiệp về chuyển đổi năng lượng, nghiên cứu công nghệ chuyển đổi năng lượng, thúc đẩy sản xuất các thiết bị trong nước…
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh phát biểu tại Hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.07.2022
Phó Thủ tướng Việt Nam sang thăm Trung Quốc trong bối cảnh đặc biệt

“Đây là "một mũi tên trúng hai đích", khi vừa thực hiện được các cam kết quốc tế, vừa phát triển được năng lực, công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp có thị trường rất lớn trong và ngoài nước này”, - Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.

Người đứng đầu Chính phủ nêu rõ, phải kết hợp sức mạnh dân tộc, sức mạnh của nền kinh tế Việt Nam với xu thế phát triển của thời đại, của công nghệ…

“Cần quyết tâm cao hơn nữa, coi đây là cơ hội cho Việt Nam phát triển công nghệ và công nghiệp năng lượng mới, có một chiến lược cho việc này”, - Thủ tướng nhấn mạnh và yêu cầu tính toán lợi ích tổng thể của từng ngành, giữa các ngành và của quốc gia, dân tộc, chống lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm, tiêu cực, tham nhũng và tránh những hạn chế, bất cập trong các công việc trước đây đã làm, bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала