Vì sao Trung Quốc đang thúc đẩy khái niệm chủ quyền không gian mạng trên trường quốc tế

© Fotolia / Alice_photoAn ninh thông tin quốc tế
An ninh thông tin quốc tế - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.07.2022
Đăng ký
Hội nghị Internet Thế giới tại thành phố Wu Zhen, Chiết Giang, Trung Quốc, nâng cấp thành “tổ chức quốc tế”.
Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc, nền tảng quốc tế đang được tạo ra trên cơ sở Hội nghị, cơ chế này sẽ bao gồm đại diện của các cơ quan quản lý, tổ chức và doanh nghiệp từ 20 quốc gia. Cục trưởng Cục Không gian mạng Trung Quốc sẽ là tổng giám đốc của cơ quan này.
Bằng cách này Trung Quốc tiến thêm một bước nữa trong việc thúc đẩy khái niệm quản lý Internet của riêng mình trên trường quốc tế. Trung Quốc đã đề xuất khái niệm về chủ quyền không gian mạng vào năm 2014 tại Hội nghị Internet thế giới đầu tiên ở Wu Zhen. Khi đó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói rằng, chủ quyền không gian mạng là bộ phận quan trọng của chủ quyền quốc gia. Theo khái niệm về không gian mạng có chủ quyền, mỗi quốc gia nên có toàn quyền kiểm soát đối với phân khúc Internet quốc gia. Ngoài ra, nhà nước phải có khả năng bảo vệ phân đoạn Internet của mình khỏi các cuộc tấn công từ bên ngoài. Theo tầm nhìn của Trung Quốc về khái niệm quản lý mạng toàn cầu, tất cả các quốc gia phải có quyền bình đẳng trong việc sử dụng tài nguyên trên mạng Internet. Hơn nữa, các quốc gia khác không nên kiểm soát cơ sở hạ tầng quan trọng của phân đoạn Internet quốc gia, đặc biệt là các máy chủ DNS gốc.
© Ảnh : World Internet ConferenceKhai mạc Hội nghị mạng toàn thế giới tại Ô Trấn, Trung Quốc
Khai mạc Hội nghị mạng toàn thế giới tại Ô Trấn, Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.07.2022
Khai mạc Hội nghị mạng toàn thế giới tại Ô Trấn, Trung Quốc

Khái niệm này ngay lập tức được Nga ủng hộ

Hai năm sau, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ký bản tuyên bố chung nêu rõ cách tiếp cận chiến lược của hai nước đối với các vấn đề đảm bảo an ninh mạng và quản lý Internet là trùng khớp với nhau. Hai nhà lãnh đạo tuyên bố không thể chấp nhận hành vi can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác, kể cả trong không gian mạng. Những ý tưởng này đã gây ra phản ứng tiêu cực mạnh mẽ giữa các nước phương Tây và cộng đồng “thế giới tự do”. Cần phải lưu ý rằng, Internet được tạo ra như một môi trường thông tin độc lập và không bị kiểm soát, cung cấp quyền truy cập tự do vào thông tin trên khắp thế giới. Mong muốn của Nga và Trung Quốc mở rộng các nguyên tắc về chủ quyền quốc gia đối với không gian mạng đã được nhìn nhận và hiểu như là sự kiểm duyệt, ý muốn hạn chế quyền của người dân truy cập thông tin.
Nhưng, khi các nước phương Tây nói về việc duy trì các nguyên tắc của mạng Internet tự do, cởi mở, họ lại im lặng về một chi tiết quan trọng, - chuyên gia Liu Deliang, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Luật An ninh Mạng Châu Á - Thái Bình Dương, nói với Sputnik. Theo ông, Internet tự do theo kiểu Mỹ là tự do cho kẻ mạnh.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thư chúc mừng Hội nghị Internet Thế giới ở Wu Zhen, trong đó viết rằng, việc tạo ra một tổ chức quốc tế là một biện pháp quan trọng để làm sâu sắc hơn việc hợp tác không gian mạng quốc tế. Tổ chức này sẽ thúc đẩy trao đổi quốc tế về kinh nghiệm, công nghệ và kích thích hợp tác trong không gian mạng. Không những Trung Quốc mà còn một số quốc gia khác cũng đã tích lũy những kinh nghiệm trong việc củng cố chủ quyền trên không gian mạng. Nhờ đó, chúng ta có thể nói về sự phân mảnh của Internet toàn cầu, vì các mô hình do Mỹ và Trung Quốc thúc đẩy không thể so sánh với nhau, chuyên gia Liu Deliang nói.
Các tín đồ Công giáo hát trong Thánh lễ Ngày thứ Năm vĩ đại tại Nhà thờ Đức Mẹ Vô nhiễm ở Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.12.2021
Trung Quốc cấm người nước ngoài phát tán nội dung tôn giáo trên Internet
Tất nhiên, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bảo vệ lập trường của mình, thu hút các đồng minh vào việc này. Vào tháng 4 năm nay, 56 quốc gia đã ký cái gọi là “Tuyên ngôn về Tương lai của Internet” do chính phủ Hoa Kỳ phát động. Tuyên ngôn này là một cam kết chính trị giữa các đối tác nhằm mục đích thúc đẩy tầm nhìn về Internet và công nghệ kỹ thuật số, bảo vệ các giá trị dân chủ, và trên cơ sở các giá trị đó hình thành các quy tắc cho sự phát triển của Internet. Mặt khác, không phải tất cả các đồng minh của Mỹ đều bác bỏ khái niệm Internet có chủ quyền do Trung Quốc đề xuất. Ví dụ, một vài năm trước đây, tại Đại hội đồng LHQ, nhiều nước, kể cả các nước phương Tây, đã ủng hộ nghị quyết của Nga về hành vi có trách nhiệm của các quốc gia trong không gian mạng. Nghị quyết của Nga giả định việc mở rộng chủ quyền quốc gia đối với phân khúc quốc gia của Internet. Nhờ đó, kiến ​​trúc tương lai của World Wide Web có thể sẽ đa diện và các quốc gia sẽ kết hợp cả phương pháp tiếp cận của phương Tây và phương Đông để quản lý không gian mạng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала