- Sputnik Việt Nam, 1920
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Sau khi Kiev tăng cường tấn công DNR và LNR, theo yêu cầu của các nước cộng hòa này, Nga đã công nhận nền độc lập của họ. Lực lượng an ninh Ukraina tiếp tục tấn công Donbass. Ngày 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo rằng ông đã quyết định về một chiến dịch quân sự đặc biệt.

Đòn ngoại giao nhằm vào Washington

© AP Photo / Jon Chol JinCư dân Bình Nhưỡng trên đồi Mansu ở Bình Nhưỡng
Cư dân Bình Nhưỡng trên đồi Mansu ở Bình Nhưỡng - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.07.2022
Đăng ký
“Việc công nhận 2 nước cộng hòa vùng Donbass mở ra cho Triều Tiên những cơ hội cho hợp tác quốc tế, trong đó có cả hợp tác quân sự. Điều này rất quan trọng. Nó còn như là “sự mặc cả” với Mỹ”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang nói với Sputnik.
Triều Tiên đã trở thành quốc gia thành viên Liên hợp quốc thứ ba (sau LB Nga và Syria) và là cường quốc hạt nhân thứ hai chính thức công nhận 2 nước cộng hòa vùng Donbass, DNR và LNR. UKraina đã có "phản ứng cứng rắn" và cắt đứt quan hệ ngoại giao với Triều Tiên.
Vì sao Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên lại quyết định công nhận DNR và LNR. Động thái này sẽ mang lại những gì cho nước này?

Công nhận 2 nước cộng hòa DNR và LNR, Triều Tiên không mất gì và sẽ không mất gì

Chúng ta hãy cùng nhớ lại 2 cuộc bỏ phiếu biểu quyết về 2 nghị quyết tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ)trong tháng 3/2022 yêu cầu Nga chấm dứt cuộc chiến tại Ukraina. Triều Tiên là một trong 5 quốc gia (Triều Tiên, Eritrea. Syria, Belarus và Nga) bỏ phiếu chống nghị quyết của LHQ. Ngày 7/4/2022, Triều Tiên cùng với 24 quốc gia khác (trong đó có Việt Nam), bỏ phiếu chống lại Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đình chỉ tư cách thành viên Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc của Nga.
Cuộc gặp của Đại sứ CHND Donetsk tại Nga Olga Makeyeva với Đại sứ CHDCND Triều Tiên tại Nga Sin Hong-chol - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.07.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Bộ Ngoại giao Nhật Bản lên án việc CHDCND Triều Tiên công nhận các nước Cộng hòa vùng Donbass
Và trong gần 5 tháng qua, các phương tiện truyền thông của CHDCND Triều Tiên luôn bày tỏ sự đoàn kết với các mục tiêu Nga tuyên bố liên quan tới Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina.

“Những động thái này cho thấy ngay từ khi Nga khởi động Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina để bảo vệ an ninh cho người Nga, người gốc Nga tại Donbass và bảo đảm an ninh cho chính mình, Triều Tiên đã ủng hộ lập trường của Nga và đứng về phía Nga. Vì vậy, việc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên trở thành quốc gia thứ 3 trên thế giới (sau Nga và Syria) công nhận hai nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk là bước đi tiếp theo thể hiện lập trường nhất quán của họ” – Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng nói với Sputnik.

“Bình Nhưỡng đã hành động như đã từng hành động với vai trò là đối thủ ý thức hệ của Hoa Kỳ. Trong khi đó, LB Nga là một trong số rất ít đối tác mà Triều Tiên duy trì các mối quan hệ chính trị và kinh tế. Hơn nữa, công nhận 2 nước cộng hòa DNR và LNR, Triều Tiên trên thực tế không mất gì và sẽ không mất gì. Đất nước này bao nhiêu năm đã sống trong điều kiện bị cấm vận quốc tế rất ngặt nghèo rồi”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang bình luận với Sputnik.

Tuy nhiên, cũng theo TS Hoàng Giang, sự thù địch với Washington và quan hệ đối tác với Matxcơva không có nghĩa là Triều Tiên hành động không có chủ đích riêng. Trong chính sách đối ngoại của quốc gia này mọi bước đi đều được thực hiện với sự tính toán kỹ càng.

“Triều Tiên thực sự rất muốn có hợp tác quốc tế, để giải quyết những khó khăn liên quan đến nền kinh tế, như vấn đề xăng dầu và lương thực, nhưng vẫn vững vàng trước chính sách của phương Tây, vẫn độc lập, tự cường được. Tôi cho rằng, việc công nhận 2 nước cộng hòa vùng Donbass mở ra con đường cho hợp tác quốc tế mà Triều Tiên đang rất cần”, - TS Hoàng Giang nhấn mạnh với Sputnik.

Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng trong trả lời phỏng vấn cho Sputnik đã lưu ý rằng, Cộng hòa Dân Chủ Nhân dân Triều Tiên có lý do để làm việc này vì theo quan điểm của Đảng Lao động Triều Tiên, sự yểm trợ của Mỹ và sự có mặt của quân đội Mỹ ở Hàn Quốc là bất hợp pháp. Hơn nữa, Triều Tiên cho rằng tiến trình thống nhất hai miền Triều Tiên bị cản trở là do Mỹ. Vì vậy, đây là đòn ngoại giao nhằm vào Washington, đối tượng đối đầu trực tiếp với Bình Nhưỡng, hơn là là nhằm vào Kiev. Bởi cũng như nhiều nước khác, Triều Tiên coi cuộc chiến ở Ukraina là “cuộc chiến ủy nhiệm” do Mỹ sử dụng chính quyền Kiev để “chống Nga đến người Ukraina cuối cùng” hòng làm suy yếu Nga.

Việc công nhận 2 nước cộng hòa vùng Donbass mở ra cho Triều Tiên những cơ hội cho hợp tác quốc tế

“Trước hết, việc Triều Tiên công nhận Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Lugansk có tác dụng hỗ trợ cho Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraina về chính trị cũng như hỗ trợ cho các đòi hỏi của Nga về bảo đảm an ninh của mình. Mặc dù sự hỗ trợ đó là không lớn nhưng nó cũng chứng tỏ rằng nước Nga không thể bị cô lập trong vòng vây cấm vận của Mỹ và phương Tây”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng bình luận với Sputnik.

Chuyên gia Nguyễn Minh Hoàng cũng nhấn mạnh rằng, việc Ukraina cắt đứt quan hệ ngoại giao với Triều Tiên chỉ mang tính hình thức vì Triều Tiên không có phái bộ ngoại giao của mình ở Kiev kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ. Phía Kiev cũng không có phái bộ ngoại giao ở Bình Nhưỡng, chỉ có Đại sứ Ukraina tại Bắc Kinh (Trung Quốc) kiêm nhiệm Triều Tiên. Hơn nữa hai nước cũng hầu như không có quan hệ hợp tác thương mại từ nhiều năm nay bởi Kiev “tuân theo chỉ dẫn” từ Washington, cũng đang cấm vận với Triều Tiên.
“Như tôi đã nói ở trên, việc công nhận 2 nước cộng hòa vùng Donbass mở ra cho Triều Tiên những cơ hội cho hợp tác quốc tế, trong đó có cả hợp tác quân sự. Điều này rất quan trọng. Nó còn như là “sự mặc cả” với Mỹ. Nó có thể tạo điều kiện cho Triều Tiên giải quyết những khó khăn trong nước, trước hết là vấn đề lương thực”, - TS Hoàng Giang nhấn mạnh với Sputnik.

Bình Nhưỡng có tham khảo ý kiến của Bắc Kinh hay không?

Một số chuyên gia quan hệ quốc tế cũng cho rằng, có khả năng là trước khi có động thái ngoại giao này, Bình Nhưỡng có thể đã tham khảo ý kiến của Bắc Kinh về việc họ có làm căng thẳng thêm quan hệ Đông – Tây hay không, có gây bất lợi cho đồng minh hay không.

“Nói gì thì nói, nhưng xét về pháp lý thì với tư cách là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, Triều Tiên có toàn quyền quyết định việc công nhận hay không công nhận các quốc gia, các thực thể chính trị trên thế giới. Tham khảo vẫn chỉ là tham khảo”, - chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng nói với Sputnik.

Chuyên gia Nguyễn Minh Hoàng cũng nhấn mạnh, nếu Chiến dịch quân sự đặc biệt của Quân đội Nga ở Ukraina giành thêm những thắng lợi mới hơn, lớn hơn thì không loại trừ khả năng sẽ có thêm một số quốc gia khác công nhận hai nước cộng hòa Lugansk và Donetsk mà trước hết các các quốc gia đang bị Mỹ hoặc phương Tây, hoặc cả hai áp đặt các lệnh cấm vận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала