Đài Loan sẽ tiết lộ bí mật quốc phòng của mình cho các chuyên gia Mỹ?

CC0 / Pixabay / Đài Loan
Đài Loan - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.07.2022
Đăng ký
Chuyến thăm Đài Loan của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ càng làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ Trung - Mỹ. Hội đồng Đại Tây Dương của Hoa Kỳ đang kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của Đài Loan và sự tham gia của Đài Loan trong các liên minh công nghệ do Hoa Kỳ tài trợ.
Hôm thứ Hai, đoàn đại biểu Hội đồng Đại Tây Dương (the Atlantic Council) của Mỹ do cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper dẫn đầu, đã đến Đài Loan trong chuyến thăm 4 ngày. Tính cách của một thành viên khác trong đoàn cũng thu hút sự chú ý - đó là ông Stefano Stefanini - cựu Đại sứ Ý tại NATO. Trong nhiều năm liền ông tham gia giải quyết các vấn đề về an ninh quốc tế, năng lực công nghiệp quốc phòng và mối quan hệ của châu Âu với Nga.
Cơ quan ngoại giao của chính quyền Đài Loan đã vạch ra các nội dung sẽ được thảo luận với các chuyên gia phương Tây. Đó là các vấn đề an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và mối quan hệ của Đài Loan với Hoa Kỳ và châu Âu.
Ngay trước khi phái đoàn Hoa Kỳ đến Đài Loan, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt gói hỗ trợ kỹ thuật quân sự thứ tư cho Đài Loan trong năm nay. Đây là đề xuất bán vũ khí thứ 5 dưới thời Tổng thống Mỹ Joe Biden. Gói hỗ trợ trị giá 108 triệu USD nhằm cung cấp cho Đài Loan phụ tùng thay thế cho các phương tiện chiến đấu quân sự cũng như cung cấp hỗ trợ hậu cần.
Hoa Kỳ và Đài Loan - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.04.2022
Chính trị dưới vỏ bọc kinh tế: Tại sao Mỹ muốn đưa Đài Loan vào IPEF?

Ý kiến ​​chuyên gia

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Alexander Lomanov, phó giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế (IMEMO) nhận xét rằng, chắc là phái đoàn của Hội đồng Đại Tây Dương tới Đài Loan sẽ quan tâm đến các hình thức và phương pháp hỗ trợ chính trị và quân sự mới mà Hoa Kỳ có thể cung cấp cho hòn đảo này trong trường hợp xảy ra “xung đột nóng” với Trung Quốc đại lục.

“Để làm được điều này, các chuyên gia phải đánh giá nhu cầu về vũ khí của hòn đảo đang thay đổi như thế nào. Tức là, làm thế nào để chuyển từ việc cung cấp cho Đài Loan những lô vũ khí nhỏ bao gồm vũ khí công nghệ cao hiện đại dành cho các lực lượng vũ trang được đào tạo chuyên nghiệp sang việc giao hàng trực tiếp hoặc ký kết thỏa thuận cấp phép sản xuất hàng loạt vũ khí công nghệ cao. Các loại vũ khí đó có thể được triển khai trên khắp hòn đảo và sẽ tạo ra thêm nhiều vấn đề cho Trung Quốc đại lục trong trường hợp xảy ra xung đột”, - chuyên gia Alexander Lomanov nói.

Chuyên gia cho rằng, trong các cuộc đàm phán với đoàn đại biểu Mỹ, phía Đài Loan sẽ đưa ra những bằng chứng đầy thuyết phục về sự tồn tại của các vấn đề an ninh lớn trên đảo để Hoa Kỳ hỗ trợ tài chính lớn hơn cho các hợp đồng quân sự.

“Đồng thời, như mọi khi, giới tinh hoa Đài Loan sẽ rất khó tìm được sự cân bằng giữa yêu cầu tăng chi tiêu vũ khí và những phàn nàn về sự yếu kém và tụt hậu so với kẻ thù tiềm tàng. Vì ở đây nói về sự hỗ trợ từ bên ngoài, không nên đi quá xa với việc thể hiện điểm yếu, đồng thời cũng cần thể hiện sự quyết tâm của mọi người. Ý chí quyết tâm sẽ giúp thuyết phục nhà tài trợ vũ khí tiềm năng rằng tất cả những lô vũ khí này sẽ được sử dụng để gây ra thiệt hại tối đa trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc đại lục, đối thủ chiến lược chính của Hoa Kỳ”, - Alexander Lomanov nói.

Các quân nhân Đài Loan trong cuộc tập trận - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.07.2022
Trung Quốc: Mỹ muốn vũ trang cho Đài Loan để kiềm chế Bắc Kinh

Liên minh Chip 4

Hoa Kỳ đang cố gắng thành lập Liên minh Chip 4 với sự tham gia của Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc. Dự án “Bộ tứ siêu chip” đang gặp vấn đề vợi sự tham gia của Hàn Quốc. Chính phủ Mỹ đã yêu cầu các quan chức Seoul đáp lại lời mời tham gia liên minh chip vào cuối tháng 8. Tình hình không chắc chắn làm tăng khả năng Hoa Kỳ sẽ thảo luận về vai trò của Đài Loan trong các liên minh công nghệ khu vực. Một mặt, Mỹ sẽ cố gắng tích hợp Đài Loan vào chuỗi sản xuất mà họ giám sát. Mặt khác, Mỹ sẽ cố gắng cắt Đài Loan khỏi chuỗi cung ứng các sản phẩm công nghệ cao cho Trung Quốc đại lục và nếu có thể, khỏi tất cả các chuỗi khác mà Mỹ cho là không có lợi cho mình.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала