Liên minh Việt-Lào có bền chặt keo sơn?

© Ảnh : Tim WangViêng Chăn, Lào.
Viêng Chăn, Lào. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.07.2022
Đăng ký
Lại một tuần lễ qua đi với nhiều bài viết và thông tin thú vị về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông Nga và các nước khác.
Chính sách đối ngoại và đối nội, kinh tế và du lịch – đó là những chủ đề chính mà chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn đọc trong bài tổng quan truyền thống «Việt Nam trên báo chí nước ngoài».

Việt Nam - dẻo dai và kiên cường như tre xanh

Tờ báo The Diplomat đăng tải bài viết dài về mối liên hệ Việt - Lào. Năm nay hai nước kỷ niệm mốc 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 45 năm ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác. Gắn bó với nhau bằng quan hệ đặc biệt, hai quốc gia này là những đồng minh quân sự. Tuy nhiên, hiện nay Lào đang trải qua một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất sau nhiều năm, Nhà nước ở bên bờ vực phá sản, không có khả năng thanh toán các khoản nợ nước ngoài. Một nửa số nợ này là từ Trung Quốc, nguồn cấp kinh phí rót vốn vào các dự án cơ sở hạ tầng ở Lào. Hà Nội đang cố gắng giảm bớt phần nào gánh nặng kinh tế của nước bạn láng giềng, nhưng trên bình diện kinh tế thì rõ ràng Việt Nam không thể đua tranh cùng Trung Quốc và thế là đang mất dần ảnh hưởng đối với Viêng Chăn.
Cựu Thủ tướng Lào (hiện nay là Chủ tịch, TBT Đảng NDCM Lào) Thongloun Sisoulith với đồng nghiệp Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội, năm 2020 - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.07.2022
Tại sao Việt Nam nên lo lắng về khủng hoảng kinh tế của Lào
Kết cục của cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ cho thấy liệu Lào có thể duy trì sự cân bằng quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, hay là sẽ quyết định rằng phải đặt yêu cầu sống còn về kinh tế lên trên hết, quan trọng hơn cả an ninh. Mà trong triển vọng lâu dài, Trung Quốc có thể đảm nhận vai trò người bảo đảm chính cho cả kinh tế và an ninh của Lào, như vậy sẽ đặt dấu chấm hết cho liên minh quân sự Lào-Việt, - bài báo nhận xét.
Còn ấn phẩm phân tích Fulcrum của Singapore có bài kể về phong cách «ngoại giao cây tre» của Hà Nội. Đối với Việt Nam, điển hình về sự sống dẻo dai và kiên cường của tre xanh đồng nghĩa với cố gắng liên tục duy trì tính độc lập và vị thế bình đẳng trong quan hệ với tất cả các cường quốc, tối đa hóa lợi ích quốc gia và sẵn sàng tự bảo vệ trước những bất trắc chiến lược dù không dự liệu được.
Từ đầu thời kỳ Đổi Mới, Việt Nam đã chuyển từ chính sách đối ngoại dựa trên cơ sở ý thức hệ sang chính sách dựa chủ yếu trước hết trên nền tảng lợi ích quốc gia và các nguyên tắc độc lập, tự lực tự cường, đa phương hóa và đa dạng hóa. Điều đó cho phép đất nước xây dựng được mạng lưới quan hệ toàn diện đa dạng và đối tác chiến lược để hỗ trợ duy trì trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở mức cao, giành được uy tín ở cấp khu vực và quốc tế, - các tác giả của bài báo Singapore lưu ý.
Một số ấn phẩm của Nga đăng tải thông tin Việt Nam phản đối Trung Quốc tập trận gần quần đảo Hoàng Sa, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, trái ngược với tinh thần của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông.
Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản tham gia các cuộc tập trận chung với Hoa Kỳ ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.07.2022
Biển Đông
BNG Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam

Các nước Đông Nam Á đối mặt với lệnh trừng phạt vì tệ buôn người

Trong Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tệ buôn bán người năm 2022, 5 trong số 11 quốc gia Đông Nam Á nhận thứ hạng uy tín thấp nhất, trong đó có cả Việt Nam, - tờ The Diplomat cho biết. Quy chế thứ 3 đe dọa các nước hứng chịu khả năng trừng phạt và phạt tiền, mặc dù Washington thường huỷ bỏ biện pháp trừng phạt trong quan hệ với các đối tác gần gũi và các nước hứa hẹn nhanh chóng thực thi động thái khắc phục để sửa chữa tình thế. Trên thực tế, cơ sở của những chỉ số khủng khiếp này ở Đông Nam Á hiển nhiên hàm chứa trong nạn tham nhũng, - tờ báo lưu ý.
Nhưng hãng thông tấn Tân Hoa Xã dẫn lời vị đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Việt Nam, tuyên bố rằng báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về nạn buôn người chứa những thông tin sai lệch không đúng sự thật về Việt Nam.

Những nhà máy công xưởng thông minh ở Hoa Kỳ và các ứng dụng di động xã hội

Tin thời sự kinh tế về Việt Nam đầy lạc quan tươi sáng. Tờ Prensa Latina dẫn dữ liệu cho biết rằng Ngân hàng Phát triển Á châu xác nhận dự báo phát triển của nền kinh tế Việt Nam ở mức 6,5% trong năm nay và 6,7% năm tới.
Fibre2Fashion viết rằng, theo dữ liệu từ công ty TFG của Anh, đối với các nhà đầu tư thì Việt Nam hấp dẫn hơn so với Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Philippines. Điểm ưu việt lợi thế của Việt Nam là mức giá công lao động thấp hơn, cung ứng dễ dàng đơn giản hơn do có biên giới chung với Trung Quốc, khả năng tiếp cận thương mại tự do tốt hơn và là xã hội có ổn định chính trị.
Trong khi đó, bài viết trên The Statesman kể về dự án nhà máy thông minh của Samsung tại Việt Nam, còn Wraltechwire mời chào tham gia chuyến tham quan xưởng sản xuất xe địa hình VinFast tại Việt Nam để có hình dung tương đối về nhà máy mà VinFast sắp khởi công xây dựng trên đất Mỹ.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.07.2022
Mỹ thêm Việt Nam vào danh sách đen buôn người là không có cơ sở
Trong một bài viết thú vị, Global Voices đi sâu phân tích ưu và nhược điểm của ứng dụng Zalo Connect dành cho thiết bị di động, cho phép người dùng yêu cầu trợ giúp và tìm ra nhà tài trợ sẵn sàng cung cấp đồ ăn và những thứ nhu yếu phẩm khác.
Còn Reuters thông báo rằng tập đoàn Mitsubishi Corp. đã mua lô dầu của Việt Nam để chuyển hàng vào tháng 9 dành cho các công ty tiện ích của Nhật Bản theo mức giá cao kỷ lục với mác dầu này.

Người nước ngoài sống rất ổn ở Việt Nam

Từ khi Việt Nam mở cửa trở lại sau đại dịch, không một tổng quan báo chí nào của chúng tôi có thể thiếu tin tức về du lịch. Tổng quan tuần này cũng không ngoại lệ.
Hotel Designs kể chi tiết thỏa thuận của Marriott International với Vinpearl về tân trang hoành tráng và phát triển mới 2.200 phòng tại 8 khách sạn ở Việt Nam, như vậy mở rộng đáng kể danh mục khách sạn và khu nghỉ dưỡng đẳng cấp thế giới thuộc sở hữu của «gã khổng lồ» dẫn đầu ngành du lịch trong nước.
Truyền hình Pháp Télévision française đăng câu chuyện hấp dẫn về Cầu Rồng đặc sắc đầy ấn tượng của Việt Nam ở thành phố biển Đà Nẵng.
Còn The Quint giới thiệu lễ hội Namaste Việt Nam («Xin chào Việt Nam») do Ấn Độ tổ chức lần đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh và Nha Trang từ ngày 12 đến ngày 21 tháng 8 nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Độc lập của Cộng hoà Ấn Độ.
TTG Asia thông báo rằng chùa Tây Phương, ngôi chùa cổ thứ hai của Việt Nam, xây dựng từ thế kỷ thứ VIII, được công bố là thắng cảnh du lịch quốc gia và đang chuẩn bị xúc tiến kế hoạch trùng tu quy mô.
Cùng lúc này Zee News đưa tin hãng hàng không Vietjet mở thêm 11 đường bay mới từ Việt Nam đến Ấn Độ.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh thăm chính thức Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.07.2022
Việt Nam sẽ tiếp tục ký thỏa thuận hỗ trợ hậu cần quân sự với các quốc gia khác?
Cũng trong mạch giao thông đường không quốc tế, hãng tin PrimaMedia cho biết là ngay trong năm nay có thể nối lại đường bay thường kỳ từng bị gián đoạn do đại dịch, từ phi trường Vladivostok ở vùng Viễn Đông thuộc LB Nga sang Việt Nam, Trung Quốc và Hàn Quốc, còn trong triển vọng - sẽ mở đường bay với Nhật Bản và Thái Lan.
Breaking Travel News thông báo rằng năm 2022, Việt Nam đứng thứ 7 trong số 52 điểm đáng sống hàng đầu dành cho người nước ngoài. 84% người đến từ các nước khắp thế giới tham gia cuộc khảo sát hàng năm của Expat Insider đều cho xác nhận hài lòng về cuộc sống của họ ở đất nước nhiệt đới này. Sự tiếp đón nồng nhiệt, thái độ thân thiện chân thành của cư dân địa phương là những yếu tố đặc biệt khiến người nước ngoài sống tại Việt Nam đều cảm thấy thoải mái như đang ở nhà mình.
Và chúng tôi cũng hoàn toàn đồng ý với nhận xét này!
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала