Mỹ đang phá hủy thị trường chip toàn cầu với sự trợ giúp của các lệnh trừng phạt nhằm vào Trung Quốc

© AFP 2023 / Nicolas AsfouriSơ đồ các thành phần trong chip điện thoại thông minh được công nhân xử lý tại nhà máy Oppo ở Đông Quan, Trung Quốc.
Sơ đồ các thành phần trong chip điện thoại thông minh được công nhân xử lý tại nhà máy Oppo ở Đông Quan, Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.07.2022
Đăng ký
Lệnh cấm tiềm năng của Mỹ đối với việc xuất khẩu thiết bị chế tạo chip cho Trung Quốc sẽ làm gián đoạn chuỗi cung ứng trên thế giới. Peter Wennink, Giám đốc điều hành của Tập đoàn Hà Lan ASML tuyên bố trong buổi báo cáo thu nhập với các nhà đầu tư.
Theo ông, Trung Quốc là người chơi quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn, đặc biệt là trong các nút trưởng thành hơn. Do đó, nếu không có đủ chip ở Trung Quốc, toàn bộ ngành công nghiệp vi điện tử toàn cầu sẽ bị tấn công.
Tình trạng khan hiếm chip trên toàn cầu kéo dài trong hơn một năm, trong khi nhu cầu tiêu thụ chip ngày càng tăng. Các nhà sản xuất ô tô trên thế giới buộc phải cắt giảm mạnh sản lượng vì thiếu các linh kiện điện tử. Theo Boston Consulting Group, năm ngoái, các hãng ô tô trên toàn thế giới không thực hiện được kế hoạch sản xuất 7-9 triệu xe do tình trạng thiếu chip. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng chất bán dẫn, và nguyên nhân chính là do nhu cầu chip trong ngành điện tử tiêu dùng tăng mạnh trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và sự chuyển dịch ồ ạt sang làm việc từ xa. Theo các nhà phân tích, vấn đề này khó có thể được giải quyết trước năm 2024, có nghĩa là nhu cầu về chất bán dẫn vẫn sẽ vượt quá nguồn cung.

Trung Quốc tiêu thụ phần lớn chip bán ra thị trường

Trung Quốc nhập khẩu các mặt hàng chip nhiều hơn cả mặt hàng dầu thô. Đồng thời, một tỷ lệ lớn chất bán dẫn, đặc biệt là chất bán dẫn được sản xuất theo công nghệ "trưởng thành", được sản xuất tại Trung Quốc. Không có gì đáng ngạc nhiên khi Trung Quốc là thị trường tiêu thụ chip lớn nhất thế giới, bởi vì chính Trung Quốc là nơi sản xuất phần lớn sản phẩm điện tử. Bất chấp những hạn chế hiện có, trong hai tháng đầu năm nay, doanh thu của nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc SMIC đã tăng 59,1% so với cùng kỳ năm ngoái, lên tới 1,22 tỷ USD.
Mỹ đang cố gắng hạn chế khả năng của Trung Quốc phát triển công nghệ bán dẫn. Những công nghệ này có thể được sử dụng trong cả lĩnh vực dân sự và quân sự, vì thế, theo quan điểm của Washington, cần phải ngăn chặn, và chắc chắn không được cung cấp sự hỗ trợ cho đối thủ chính trị và quân sự chính của họ. Mỹ sỡ hữu một số công nghệ và tài sản trí tuệ quan trọng trong ngành công nghiệp chip. Ngay cả tập đoàn ASML của Hà Lan - công ty có vị trí độc quyền trong sản xuất các hệ thống in thạch bản cực tím (EUV) - đang sử dụng các công nghệ của Mỹ trong các sản phẩm của mình.
Nhà máy ô tô ở Vũ Hán. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.07.2022
Thị trường ô tô Việt Nam chịu ảnh hưởng do thiếu nguồn cung chip bán dẫn

Mỹ áp đặt luật chơi

Hoa Kỳ vươn bàn tay dài, sử dụng quyền tài phán để áp đặt luật chơi của họ đối với phần còn lại của thế giới. Trước đây, Mỹ đã ép buộc ASML ngừng xuất khẩu máy EUV cho Trung Quốc. Công ty tuân thủ yêu cầu này. Tuy nhiên, sau đó, hóa ra EUV chỉ cần thiết để sản xuất một số lượng nhỏ các chip tiên tiến nhất. Và để sản xuất những con chip khác, ngay cả những con chip được sản xuất bằng quy trình 7 nanomet (nm), có thể sử dụng các hệ thống in thạch bản cực tím sâu DUV, mà việc cung cấp chúng không bị cấm. Tuy nhiên, các hệ thống DUV vẫn có thể được sử dụng để sản xuất chip công nghệ cao đáp ứng mọi yêu cầu của thị trường. Mới đây đã có tin rằng, Washington đang cố gắng thuyết phục chính quyền Hà Lan cấm xuất khẩu các hệ thống in thạch bản cực tím sâu (DUV) sang Trung Quốc.
ASML đang cố gắng đối phó với áp lực. Chứng tỏ về điều đó là phát biểu gần đây của ông Peter Wennink. Trung Quốc vẫn là nước mua thiết bị sản xuất chip lớn nhất trong hai năm liên tiếp. Năm 2021, các đơn đặt hàng thiết bị sản xuất chip từ các nhà cung cấp nước ngoài đã tăng 58% lên đến 29,62 tỷ USD. Hàn Quốc và Đài Loan - hai quốc gia sản xuất chip công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới - đứng ở vị trí thứ hai và thứ ba. Các nhà sản xuất chip lớn nhất của Trung Quốc - SMIC và Hua Hong Semiconductor – chỉ chiếm 10% thị phần trên thị trường chip. Trong khi đó, Mỹ chiếm khoảng 12% thị trường. Nhưng, nhiều nhà thầu từ các quốc gia và khu vực khác, chẳng hạn như Samsung, TSMC và Intel - đều có cơ sở sản xuất tại Trung Quốc, - chuyên gia Từ Xán Hạo (Xu Canhao), Giáo sư tại Đại học Sư phạm Liên hợp Bắc Kinh và Đại học Baptist Hồng Kông, giải thích trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

Washington đang phải đối mặt với một thách thức

Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua Đạo luật CHIPS trị giá 52 tỷ USD. Theo các điều khoản của dự luật, các công ty đầu tư vào sản xuất chất bán dẫn ở Mỹ sẽ giảm thuế, đồng thời nhận được trợ cấp từ Chính phủ. Tuy nhiên, phe diều hâu chống Trung Quốc, chẳng hạn như Thượng nghị sĩ Marco Rubio, lo sợ rằng, số tiền này có thể được sử dụng để phát triển các cơ sở sản xuất tại Trung Quốc. Họ đề xuất bổ sung một điều khoản vào luật: chỉ những nhà sản xuất chip cam kết không đầu tư vào việc mở rộng sản xuất ở Trung Quốc và không sản xuất chip <28 nm ở Trung Quốc mới được trợ cấp theo đạo luật CHIPS. Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành, ví dụ như ông Dylan Patel, nhà phân tích trưởng của SemiAnalysis, coi một yêu cầu như vậy là không thực tế. Texas Instruments, Intel và các nhà sản xuất chip khác của Mỹ đều thực hiện đóng gói và kiểm tra lần cuối tại các cơ sở của Trung Quốc, ông nói. Do đó, nếu giới lập pháp áp đặt lệnh cấm như vậy, các công ty sẽ phải xây dựng lại tất cả các chuỗi sản xuất, mà điều này tốn kém hơn nhiều so với mức trợ cấp dự kiến ​​từ chính phủ Mỹ.
Công an thành phố Hà Nội thực hiện làm thẻ căn cước công dân gắn chíp cho người dân.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.07.2022
3 nguyên nhân dẫn đến việc người dân vẫn chưa nhận được thẻ căn cước gắn chip
Với mong muốn kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc, Washington đang hành động trái với các nguyên tắc thị trường, do đó các biện pháp hạn chế không thể mang lại hiệu quả cao: các doanh nghiệp đang cố gắng tìm ra kẽ hở để vượt qua những hạn chế hiện có. Ví dụ, bất kỳ công nghệ nào của Hoa Kỳ liên quan đến sản xuất chip trong quy trình 10 nanomet trở xuống đều bị cấm chuyển giao cho SMIC - nhà sản xuất chip hàng đầu của Trung Quốc. Các nhà sản xuất đã nhận ra rằng, việc cung cấp các thiết bị để sản xuất chip trong các quy trình khác không bị cấm về mặt pháp lý. Đồng thời, các thiết bị đó có thể được điều chỉnh để thiết lập sản xuất dựa trên tiến trình 7 nm. Trong trường hợp này, mong muốn của các doanh nghiệp “lách” các hạn chế pháp lý là một quá trình tự nhiên trong cuộc đấu tranh vì sự tồn tại. Nếu cuối cùng Mỹ viết lại bộ luật để không còn những kẽ hở, ngành công nghiệp bán dẫn sẽ chết ngạt. Và các khoản trợ cấp sẽ không giúp cho thị trường phát triển ổn định trở lại.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала