Chuyên gia: Hội nghị thượng đỉnh ở Iran làm nổi bật sự chia rẽ trong NATO

© Sputnik / Sergei Savostyanov/Pool / Chuyển đến kho ảnhTổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại cuộc gặp ở Tehran
Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại cuộc gặp ở Tehran - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.07.2022
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Cuộc họp ba bên của những người đứng đầu các quốc gia bảo lãnh cho "tiến trình Astana" ở Iran một lần nữa nhấn mạnh sự chia rẽ trong NATO, Sharbatullo Sodikov, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Phân tích MGIMO thuộc Bộ Ngoại giao Nga và là một chuyên gia của Hội đồng Nga về các vấn đề quốc tế, cho biết.
Ông lưu ý các nước phương Tây đã không chấp thuận hội nghị thượng đỉnh được tổ chức tại Tehran. Sự hiện diện của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại cuộc họp đã gây ra sự bất mãn đặc biệt trong các chính trị gia phương Tây.
"Tất nhiên, các nước NATO không đặc biệt vui mừng với sự hiện diện của Erdogan, nhưng ông ấy thể hiện mình là một nhà lãnh đạo độc lập, tự chủ. chống lại Nga trên lãnh thổ Ukraina, nói về sự chia rẽ trong khối. Thổ Nhĩ Kỳ là một taychơi khá lớn. Những người tham gia hội nghị thượng đỉnh nói về hợp tác kinh tế, và cũng có một chương trình nghị sự quân sự-chính trị", Sodikov nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn với FAN.
Ông nói thêm Tehran cũng đã thể hiện sự độc lập trong tình hình chính trị thế giới. Iran là quốc gia duy nhất ở Trung Đông hỗ trợ hoạt động đặc biệt của Nga, nhà phân tích lưu ý.
"Iran không có gì phải sợ phương Tây. Do đó, một số thỏa thuận đã đạt được", ông giải thích.
John Kirby - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.07.2022
Hoa Kỳ tuyên bố Nga bị "cô lập" sau chuyến đi của ông Putin tới hội nghị thượng đỉnh ở Iran
Ngoài ra, cuộc gặp ba bên tại Tehran đã chứng minh Nga, trong bối cảnh các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm cô lập nước này, đã không đánh mất các đối tác của mình.

"Điều đó cũng cho thấy Nga không phải là 'kẻ bất hảo', họ muốn hợp tác với Nga, bao gồm cả các quốc gia thuộc Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Tức là Nga có sự hỗ trợ quân sự - kỹ thuật, sự hỗ trợ về mặt tinh thần cho người dân chúng ta và cộng đồng thế giới", Sodikov đã kết luận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала