Ngành y tế họp khẩn ứng phó với đậu mùa khỉ

© Public DomainBệnh đậu mùa khỉ
Bệnh đậu mùa khỉ - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.07.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Tối 24/7, lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM cùng các đơn vị đã tổ chức họp bàn nhằm chủ động đưa ra các kế hoạch ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ.
"Hiện TP.HCM chưa ghi nhận ca bệnh nhưng cần phải chủ động trong mọi tình huống. Trước mắt cần đẩy mạnh công tác truyền thông cho người dân biết các triệu chứng như phát ban bóng nước/mụn mủ... thì phải đến các cơ sở khám chữa bệnh để thăm khám, xét nghiệm”, ông Tăng Chí Thượng, giám đốc Sở Y tế TP.HCM, khuyến cáo.
Song song đó Sở Y tế xây dựng kế hoạch đáp ứng đậu mùa khỉ (xét nghiệm, chẩn đoán, tập huấn, phối hợp thu dung, điều trị...) trình UBND TP.HCM. Đặc biệt, cần tăng cường giám sát tại các cửa khẩu, cơ sở khám chữa bệnh và cộng đồng.
Trong buổi họp giao ban sáng nay, Phó giáo sư Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết bệnh đậu mùa khỉ khó lây, lây qua tiếp xúc trực tiếp qua giọt bắn lớn và không lây qua không khí. Bên cạnh đó, hiện nay thế giới chưa có thuốc đặc hiệu, vaccin đặc biệt cho bệnh. Việt Nam cũng không còn dự trữ vaccine đậu mùa.
Vì vậy, ngành y tế đang tập trung năng lực tăng cường giám sát và phát hiện bệnh đậu mùa khỉ tại tất cả cửa khẩu và các tỉnh, thành thông qua giám sát bệnh truyền nhiễm, cơ sở y tế và cần xây dựng các kịch bản đối phó.
Về năng lực xét nghiệm, theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương, hiện nay ngành y tế đang chờ hỗ trợ về sinh phẩm xét nghiệm từ WHO, tuy nhiên theo báo cáo của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, có thể dùng sinh phẩm trong phòng thí nghiệm để có thể chẩn đoán bệnh trong trường hợp khẩn cấp.
Phó giáo sư Nguyễn Vũ Trung - Viện trưởng Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ mong muốn WHO, CDC Hoa Kỳ hỗ trợ một số đơn vị ở Việt Nam các hóa chất, sinh phẩm để dùng phát hiện trường hợp nghi ngờ và ca bệnh đầu mùa.
"Chúng tôi mong muốn Bộ Y tế, WHO có khuyến cáo tạm thời dùng một số hóa chất sinh phẩm dùng trong nghiên cứu, phòng xét nghiệm trong tình huống cần khẩn cấp, tạm thời để sàng lọc ca nhiễm," Phó giáo sư Nguyễn Vũ Trung nói.
Virus đậu mùa khỉ dưới kính hiển vi điện tử - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.07.2022
Người đứng đầu WHO cho biết châu Âu có nguy cơ cao bùng phát bệnh đậu mùa khỉ
Bác sỹ Đỗ Hồng Hiên - chuyên gia dịch tễ, Tổ chức WHO tại Việt Nam, cho biết thêm về sinh phẩm xét nghiệm hiện Nhật Bản đã sẵn sàng cung cấp cho Việt Nam một số sinh phẩm nhất định, sẽ được chuyển về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện dịch tễ Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, Thứ trưởng Bộ Y tế cũng đề xuất WHO, CDC Hoa Kỳ hỗ trợ một lượng vaccine nhất định để có thể tiêm cho nhóm nguy cơ cao, đặc biệt là trong trường hợp xuất hiện tại Việt Nam. Về thuốc kháng virus nếu có, Việt Nam cũng mong muốn nhận được hỗ trợ.

Về bệnh đậu mùa khỉ

Đậu mùa khỉ ở người có thời gian ủ bệnh từ 5-21 ngày, lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp gần, lây qua vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn lớn của đường hô hấp và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Sự lây truyền có thể xảy ra ở nhau thai từ mẹ sang thai nhi hoặc khi tiếp xúc gần trong và sau khi sinh.
Thời gian người bệnh có thể lây nhiễm cho người khác là từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên đến khi tất cả các lớp vảy trên các vị trí phát ban bong tróc hết. Các biến chứng có thể gồm nhiễm trùng thứ phát, viêm phế quản phổi, nhiễm trùng huyết, viêm não và nhiễm trùng giác mạc kèm theo mất thị lực. Bệnh có tỉ lệ tử vong dao động 0 - 11%.
Nhân viên y tế kiểm tra hành khách đến từ nước ngoài để tìm triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ tại sân bay quốc tế Kana ở Chennai, Ấn Độ - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.06.2022
Mạng lưới Y tế Thế giới tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ là đại dịch

Triệu chứng của đậu mùa khỉ

Theo Thanh Niên, biểu hiện triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ có thể khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh, nhưng tương tự như bệnh đậu mùa. Cụ thể, các triệu chứng thường thấy là sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban có thể nhìn giống như mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn.
Bệnh đậu mùa khỉ có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tuần; tuy nhiên hay gặp tổn thương da toàn thân và có hạch to kéo dài 2-3 tuần. Bệnh thường nặng ở trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người suy giảm miễn dịch. Bộ Y tế cho rằng hiện chưa xác định tình trạng người nhiễm virus đậu mùa khỉ không triệu chứng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала