Malaysia gọi việc hành quyết bốn nhân vật đối lập ở Myanmar là tội ác chống loài người

© AFP 2023Các binh sĩ của Quân đội Giải phóng Quốc gia Taaung ở thị trấn Tangyan, Myanmar
Các binh sĩ của Quân đội Giải phóng Quốc gia Taaung ở thị trấn Tangyan, Myanmar - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.07.2022
Đăng ký
BANGKOK (Sputnik) - Trong tuyên bố đưa ra hôm thứ Ba, Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Saifuddin Abdullah gọi vụ hành quyết bốn nhân vật đối lập ở Myanmar gần đây là tội ác chống loài người.
Trong các ngày cuối tuần từ 23-24 tháng 7 năm 2022, bốn nhân vật đối lập bị kết án tử hình theo các điều khoản liên quan đến khủng bố đã bị hành quyết tại Myanmar. Án tử hình đối với các nhà hoạt động đối lập được thực hiện ở Myanmar lần đầu tiên kể từ năm 1976.
"Malaysia lên án hành động của chính quyền quân sự đối với bốn nhà hoạt động ở Myanmar. Việc hành quyết bốn nhà hoạt động là tội ác chống loài người", Ngoại trưởng Saifuddin Abdullah cho biết trong một tuyên bố được hãng thông tấn quốc gia Bernama của Malaysia dẫn lại.
Ngoại trưởng Saifuddin Abdullah cũng lấy làm tiếc về tốc độ triển khai chậm chạp Thỏa thuận 5 điểm về Myanmar, được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hồi tháng 4 năm 2021, nhằm khởi động cuộc đàm phán của tất cả các bên trong xung đột chính trị ở Myanmar càng sớm càng tốt với sự trung gian của Đại diện đặc biệt của nước Chủ tịch ASEAN và đưa Myanmar trở lại con đường phát triển dân chủ, hãng tin Bernama cho biết.
Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia cũng ủng hộ ý kiến của ông Noeleen Heizer, Đại diện đặc biệt của Tổng thư ký Liên hợp quốc về Myanmar, cho rằng việc thực hiện Đồng thuận ASEAN về Myanmar đòi hỏi phải tạo ra một cấu trúc phù hợp.
Trước đó, hôm thứ Ba, quốc gia giữ chức Chủ tịch ASEAN năm 2022 là Campuchia cũng ra tuyên bố lên án việc hành quyết các nhà hoạt động Myanmar.

"ASEAN vô cùng lo ngại và vô cùng đau buồn trước việc hành quyết bốn nhà hoạt động đối lập, bất chấp lời kêu gọi cá nhân của Thủ tướng Campuchia Hun Sen với tư cách là Chủ tịch ASEAN, cũng như lời kêu gọi của các nước thành viên ASEAN khác yêu cầu xem xét lại bản án. Đây là vấn đề mà ASEAN có thái độ nghiêm túc" - tuyên bố cho biết.

Bốn người bị hành quyết ở Myanmar là ai?

Trong số những người bị hành quyết có Ko Jimmy (Jo Min Yoo), nhà văn kiêm nhà hoạt động 53 tuổi, đã tham gia vào cuộc nổi dậy của sinh viên năm 1988 chống chính quyền quân sự và đã phải ngồi tù 20 năm dưới thời chính quyền quân sự trước đây, với tội danh chống chính phủ. Sau khi quân đội Myanmar lên nắm quyền trở lại vào tháng 2 năm 2021, ông đã bị bắt vì đăng thông điệp trên mạng xã hội kêu gọi chống chính quyền quân sự.
Cuộc họp của Đại hội đồng LHQ - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.07.2022
LHQ kêu gọi thế giới lên tiếng trước việc hành quyết những người chống đối ở Myanmar
Ông Pyo Zeya To, người đã bước sang tuổi 41 hồi tháng 3, là rapper hàng đầu ở Myanmar và là nghị sĩ Myanmar từ năm 2012 đến năm 2021 thuộc đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) cầm quyền trước đây, đã bị buộc tội khủng bố và tổ chức các nhóm chống chính phủ có vũ trang bất hợp pháp.
Theo truyền thông đối lập của Myanmar, Hla Myo Aung và Aung Thura Zo là hai nhà hoạt động sinh viên, thành viên của một trong những tổ chức chiến binh đối lập, bị kết án tử hình với tội danh giết một người cung cấp thông tin mật cho chính quyền quân sự.
Trước đây, vào năm 1976 có vụ hành quyết nhà hoạt động chính trị diễn ra ở Myanmar (khi đó là Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Miến Điện): thủ lĩnh sinh viên Salai Tin Maung U bị kết án tử hình vì tội tổ chức bạo loạn gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.

Ý kiến của các cơ quan chức năng

Phát ngôn viên chính phủ quân sự Myanmar Zo Min Tun cho biết tại cuộc họp báo ở thủ đô Naypyidaw rằng cả bốn bị án đều được quyền bào chữa trong quá trình xét xử theo thủ tục tư pháp.
Hãng tin Agence France-Presse dẫn lời ông Zo Min Tun, cho biết: “Nếu so sánh bản án của họ với các vụ án tử hình khác, họ đã phạm tội mà lẽ ra họ phải nhận nhiều bản án tử hình”.
Phát ngôn viên của chính phủ quân sự cũng nói rằng những người bị hành quyết đã "làm hại nhiều người vô tội" gây ra cho họ những tổn thất không thể bù đắp được, Agence France-Presse cho biết.

Chính quyền quân sự Myanmar

Quân đội Myanmar lên nắm quyền ngày 1 tháng 2 năm 2021, sử dụng cơ chế hiến pháp để chuyển giao quyền lực trong tình trạng khẩn cấp. Họ cáo buộc đảng NLD cầm quyền trước đây đã gian lận trong cuộc tổng tuyển cử tháng 11 năm 2020 ở Myanmar để có lợi cho họ. Các nhà chức trách dân sự từ chối ghi nhận kết quả điều tra của quân đội về cáo buộc gian lận bầu cử, hoặc tiến hành cuộc điều tra của riêng họ.
Vào ngày đầu tiên sau khi chuyển giao quyền lực, quân đội đã bắt giữ các nhà lãnh đạo dân sự của đất nước, khởi tố một số vụ án hành chính và hình sự chống họ, chặn phiên họp đầu tiên của kỳ họp thứ nhất của Quốc hội mới được bầu trong cuộc bầu cử tháng 11, và sau đó giải tán ủy ban bầu cử quốc gia và thành lập ủy ban mới, tuyên bố rằng chính phủ sẽ chuyển cho chính quyền dân sự sau khi kết thúc tình trạng khẩn cấp, được áp dụng trong hai năm và tổ chức cuộc bầu cử mới.
Các hành động của quân đội đã gây ra phong trào biểu tình quần chúng, sau nhiều tháng đụng độ trên đường phố giữa người biểu tình và cảnh sát, trong đó hơn 1000 người chết, đã biến thành một cuộc đấu tranh vũ trang chống chính quyền quân sự. Phe đối lập đã tạo ra Chính phủ Thống nhất Quốc gia thay thế, bao gồm các cựu nghị sĩ và đương nhiệm của NLD và đại diện các lực lượng chính trị sắc tộc, truyền cảm hứng cho các cuộc biểu tình và đấu tranh vũ trang.
Các nước phương Tây, chủ yếu là Hoa Kỳ và Anh, không công nhận tính hợp pháp của chính quyền quân sự Myanmar và yêu cầu sớm đưa đất nước trở lại chế độ dân sự. Myanmar phải chịu các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала