Sau 2 năm thực thi, EVFTA mang lại những thắng lợi nào cho Việt Nam?

© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Vũ Thành ĐạtTân Cảng Sài Gòn-cảng hiện đại và lớn nhất Việt Nam với thị phần container xuất nhập khẩu chiếm trên 90% khu vực phía Nam và hơn 60% thị phần cả nước
Tân Cảng Sài Gòn-cảng hiện đại và lớn nhất Việt Nam với thị phần container xuất nhập khẩu chiếm trên 90% khu vực phía Nam và hơn 60% thị phần cả nước - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.07.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (gọi tắt là EVFTA) sau 2 năm thực thi (từ ngày 1/8/2020) đã mang lại hiệu ứng tích cực đối với nền kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và các đối tác nước ngoài.

Những con số đầy triển vọng

Theo số liệu của Bộ Công Thương, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-EU năm 2021 đạt 57 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2020. Ước tính 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và EU tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái và ghi nhận mức xuất siêu của Việt Nam sang EU tăng gần 40%.
Theo đánh giá, nông lâm thủy sản là các mặt hàng được hưởng ưu đãi lớn từ Hiệp định EVFTA đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng.
Đơn cử, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam (bao gồm cà phê, hạt điều, cao su, rau quả, hạt tiêu, gạo và chè) sang thị trường EU trong 11 tháng năm 2021 đạt khoảng 2,2 tỷ USD và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Kỹ thuật viên dầu mỏ Iraq đi ngang qua cơ sở sản xuất khí đốt tự nhiên Nahr Bin Omar. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.07.2022
Trung Đông tăng xuất khẩu dầu sang châu Âu lên 90%
Với kết quả này, EU trở thành một trong những thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm 13,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính.
Theo đó, các chuyên gia kinh tế dự báo, trên đà tăng trưởng năm 2021, năm 2022, thị trường xuất khẩu sẽ tiếp tục mở rộng ở nhiều quốc gia. Các ngành sản xuất như nông sản, dệt may, giày dép, gỗ, linh kiện điện tử…. đã đưa ra kế hoạch tăng trưởng hơn 10% so với năm 2021.

Doanh nghiệp Việt đã biết nắm bắt cơ hội

Theo ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại đa biên (Bộ Công Thương), một trong những chỉ số thể hiện tích cực ở việc Việt Nam nắm bắt tốt các cơ hội từ EVFTA là tỷ lệ tận dụng ưu đãi của doanh nghiệp Việt Nam thông qua giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mà doanh nghiệp cấp để tận hưởng ưu đãi khi hàng hóa của chúng ta đi vào EU.
Ước tính trong 6 tháng đầu năm 2022, tỷ lệ này đã có tốc độ lên đến trên 32% và với tỷ lệ này thì khoảng 1/4 hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay sang EU đã được nhận được một số hình thức ưu đãi nhất định theo Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam EU.
Thu hoạch lúa mì trên cánh đồng ở vùng Donetsk - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.07.2022
Nguồn LHQ: Tất cả các vấn đề về xuất khẩu ngũ cốc đã được giải quyết
Với hiệp định này, EU cam kết xóa bỏ khoảng 85,6% số dòng thuế nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường này, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU và gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu hoàn toàn sau 7 năm.
Bộ Công Thương đã chỉ ra 10 ngành hàng cùng các mặt hàng có tiềm năng, còn dư địa phát triển tại thị trường EU và có cơ hội lớn khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, bao gồm: lĩnh vực điện tử; nhóm nông sản thực phẩm, có 6 ngành hàng: Thủy sản, Trái cây tươi, Càphê, hạt Điều, hồ Tiêu, Cao su); Nhóm công nghiệp chế biến có 3 ngành hàng: Dệt may, Da giày, đồ Gỗ…

Việt Nam còn nhiều việc phải làm

Theo chuyên gia nông nghiệp, tiến sỹ Đặng Kim Sơn, Nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trao đổi với Vietnam Plus, nhờ Hiệp định EVFTA Việt Nam đã có được kỷ lục mới-kim ngạch xuất khẩu nông sản vượt 48,6 tỷ USD trong năm 2021 và trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới.
Tuy vậy, vị này cho rằng, Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm để có thể tham gia sâu vào thị trường này,đồng thời áp dụng thêm khoa học công nghệ trong nông nghiệp để nâng cao chất lượng đáp ứng các hàng rào kỹ thuật và yêu cầu khác nhau của các thị trường..
Thanh long loại 1 được thương lái thu mua với giá 7.000 đến 9.000 đồng/kg, thanh long loại 2 và loại 3 hầu như không có ai mua, khiến nhà vườn thua lỗ nặng nề - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.03.2022
Nông sản Việt Nam: Trung Quốc làm khó, đã có Mỹ
Còn theo ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ thương mại đa biên (Bộ Công Thương), EU và Việt Nam là những thị trường mang tính bổ sung cho nhau, không cạnh tranh trực tiếp.
Tuy nhiên, sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam vẫn còn thấp hơn so với nhiều đối thủ về giá, mặc dù đã được hưởng ưu đãi thuế quan (về 0%).
Về phía Bộ Công Thương, các đơn vị chức năng của bộ đã và đang tạo mọi điều kiện thuận lợi để hỗ trợ giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, người dân trong việc tuân thủ các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, tạo đà cho việc thực thi các FTA đạt hiệu quả cao nhất.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала