Hội đồng Quốc phòng và An ninh Việt Nam thảo luận về xung đột Nga - Ukraina

© Ảnh : Vũ Minh Đức - TTXVNChủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Phiên họp thứ hai Hội đồng Quốc phòng và An ninh
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Phiên họp thứ hai Hội đồng Quốc phòng và An ninh - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.07.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Ngày 29/7, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh đã chủ trì phiên họp thứ hai Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Tham dự phiên họp có các Ủy viên Bộ Chính trị: Phạm Minh Chính, thủ tướng Chính phủ, phó chủ tịch hội đồng; Vương Đình Huệ, chủ tịch Quốc hội; Đại tướng Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công an; Đại tướng Phan Văn Giang, bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Dự phiên họp còn có Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và các thành viên cơ quan giúp việc hội đồng.
Tại phiên họp, hội đồng đã thảo luận và cho ý kiến về tình hình xung đột Nga - Ukraina, những vấn đề tác động đối với Việt Nam; công tác phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn các âm mưu, hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch, phản động; các giải pháp phòng ngừa, ứng phó với các thách thức an ninh lương thực, an ninh nguồn nước; công tác bảo đảm an ninh tài chính, an ninh tiền tệ trong tình hình hiện nay.
Một chiếc ô tô bị phá hủy gần cây cầu bắc qua sông Dnepr ở vùng lân cận Kherson - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.07.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Lực lượng an ninh Nga phát hiện một nhóm đặc vụ Ukraina chỉ đạo các cuộc tấn công vào Kherson
Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục thúc đẩy chiến lược "diễn biến hòa bình" nhằm lật đổ chế độ, xóa bỏ vai trò của Đảng với nhiều âm mưu, thủ đoạn ngầm, tinh vi và khó nhận diện hơn. Cùng với đó, tiếp tục xâm nhập sâu hơn vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống chính trị - xã hội tác động, hướng lái việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật của nước ta, nhằm thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.
Trước tình hình trên, hội đồng đề nghị lực lượng Công an và các lực lượng liên quan thời gian tới tiếp tục triển khai đồng bộ lực lượng, biện pháp chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh có hiệu quả với âm mưu, hoạt động nhằm chuyển hóa nội bộ, tác động chính sách của các thế lực thù địch, phản động.
Hiện nay, các thách thức an ninh lương thực, an ninh nguồn nước do ảnh hưởng trực tiếp từ biến đổi khí hậu và việc hợp tác quản lý, khai thác sử dụng nguồn nước, nhất là tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng đang tác động không nhỏ tới mục tiêu bảo đảm an ninh quốc gia và phát triển bền vững của Việt Nam.
Facebook - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.02.2022
Kẻ dọa bắn Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi liên quan tổ chức phản động Triều đại Việt?
Trong bối cảnh đó, hội đồng đề nghị các lực lượng liên quan tiếp tục quán triệt và thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, biện pháp phòng ngừa, ứng phó, xử lý trước mắt và lâu dài để bảo đảm an ninh lương thực, an ninh nguồn nước và an ninh năng lượng quốc gia.
Về tình hình an ninh tài chính, tiền tệ, Hội đồng cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là chịu tác động nặng nề từ đại dịch COVID-19, cuộc xung đột Nga - Ukraina, nền kinh tế Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục chịu những tác động từ các yếu tố bên ngoài, tiềm ẩn một số rủi ro, thách thức đối với an ninh tài chính, tiền tệ.
Vì vậy lực lượng Công an và các lực lượng liên quan thời gian tới cấc tiếp tục nghiên cứu, tham mưu với Đảng, Nhà nước các chủ trương, chính sách cũng như triển khai các giải pháp bảo đảm an ninh tài chính, tiền tệ, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала