Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Trung Quốc cung cấp 'dịch vụ công ích' khu vực quần đảo Trường Sa

© AFP 2023 / Ted Aljibe Quần đảo Trường Sa.
Quần đảo Trường Sa. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.07.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Theo thông báo mới nhất của. Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc, nước này đã triển khai lực lượng tìm kiếm và cứu hộ ở khu vực quần đảo Trường Sa nhằm cung cấp “dịch vụ công ích cho khu vực”.
Thông cáo ghi rõ:
“Đội Cứu hộ Hàng không số hai ở Nam Hải” và “Trung tâm Tìm kiếm và Cứu nạn Hàng hải Nam Sa” vừa qua đã được triển khai đến khu vực quần đảo Trường Sa để “hỗ trợ nhiệm vụ cứu hộ và hàng hải khẩn cấp trong khu vực, đồng thời giám sát an toàn giao thông hàng hải và ô nhiễm tàu biển trong khu vực”.
Theo Thanh Niên, đây lại là một bước mới của Trung Quốc nhằm tìm cách kiểm soát trái phép quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản tham gia các cuộc tập trận chung với Hoa Kỳ ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.07.2022
Biển Đông
BNG Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam
Trước đó, Bắc Kinh cũng đã cho mở các Văn phòng phụ trách vấn đề hàng hải ở đá Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn (mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử, Chử Bích và Mỹ Tế tiêu). Đây là các thực thể ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Tuy nhiên, để lấp liếm cho hành vi xâm phạm chủ quyền này, Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc lại tuyên bố rằng những nỗ lực chung này là nỗ lực của Trung Quốc trong việc đảm bảo an toàn hàng hải cũng như các hoạt động sống và làm việc bình thường của người dân sinh sống trong khu vực; cam kết đây là "dịch vụ công" mà Trung Quốc đang cung cấp cho cộng đồng quốc tế; cũng như chủ động thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm quốc tế.
Tập trận hải quân - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.05.2022
Biển Đông
Gạc Ma, Hải chiến Trường Sa 1988 hay cuộc xâm lược của Trung Quốc?
Báo giới Việt Nam đánh giá động thái này có thể giúp Bắc Kinh biến việc triển khai tàu cứu hộ trong khu vực từ việc thực hiện theo yêu cầu thành cơ chế hiện diện thường trực, cho phép Bắc Kinh gia tăng đáng kể sự diện ở các vùng biển tranh chấp, đồng thời giúp cải thiện khả năng giám sát và kiểm soát ở khu vực phía Nam Biển Đông, góp phần phục vụ mưu đồ khống chế vùng biển chiến lược này.
Theo thông báo mới nhất của. Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc, nước này đã triển khai lực lượng tìm kiếm và cứu hộ ở khu vực quần đảo Trường Sa nhằm cung cấp “dịch vụ công ích cho khu vực”. Đồng thời, nước này đang tổ chức nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học ở quần đảo Trường Sa mà thực chất theo nhiều chuyên gia là nhằm phục vụ ý đồ quân sự.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала