Sau Đổi Mới 1986 Việt Nam tiếp tục gây bất ngờ cho thế giới

© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với tổ chức, doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với tổ chức, doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.07.2022
Đăng ký
Đúng như lời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nay chính Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng tự hào mà tuyên bố rằng, sau hơn 35 năm đổi mới (kể từ năm 1986), Việt Nam chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.
Việt Nam là một trong 6 nước thuộc cực tăng trưởng châu Á có mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới đến năm 2030, theo kết quả nghiên cứu từ Phòng Thí nghiệm tăng trưởng Harvard, Hoa Kỳ.
Đối thoại với các doanh nghiệp Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong các doanh nghiệp Hàn tiếp tục an tâm làm ăn lâu dài, mở rộng đầu tư, sớm đưa Việt Nam thành trung tâm chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.

Việt Nam vào top các nước phát triển nhanh nhất thế giới

Theo báo cáo nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) vừa công bố hôm 26/7, Việt Nam là 1 trong 6 nước thuộc cực tăng trưởng châu Á có mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới đến năm 2030.
Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.07.2022
Lãnh đạo Việt Nam và Hàn Quốc đồng thuận gì về mối quan hệ kinh tế đặc biệt?
Nêu trong báo cáo “China, Vietnam, and Indonesia among Fastest-Growing Countries for Coming Decade in New Harvard Growth Lab Projections (Trung Quốc, Việt Nam và Indonesia trong số các quốc gia phát triển nhanh nhất trong thập kỷ sắp tới trong Dự báo mới của Phòng Thí nghiệm tăng trưởng Harvard), giới nghiên cứu Mỹ có vẻ rất chắc chắn với đánh giá của mình.
Các học giả Hoa Kỳ cho rằng, sau khi ảnh hưởng từ “cơn bão” đại dịch COVID-19 qua đi, các nước được nghiên cứu đã thực hiện đa dạng hóa sản xuất sang các lĩnh vực phức tạp hơn.
“Việt Nam và Trung Quốc, là những quốc gia sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong thập kỷ tới”, - kết quả nghiên cứu của Phòng Thí nghiệm tăng trưởng Harvard nêu rõ.
Bảng xếp hạng quốc gia Chỉ số phức tạp kinh tế (Economic Complexity Index-ECI) của Phòng Thí nghiệm tăng trưởng Harvard cho thấy, nếu tính trong giai đoạn 10 năm (2010-2020), chỉ số tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã tăng được 18 bậc (từ 70 lên 52) với điểm ECI bình quân là 0,18 điểm. Cần lưu ý, "Chỉ số phức tạp kinh tế" (ECI) là một thước đo tổng thể về khả năng sản xuất của 1 thành phố, khu vực hoặc quốc gia. Đến 2030, Harvard cũng dự báo ba cực tăng trưởng mới dẫn đầu thế giới đã được xác định gồm châu Á, Đông Phi và Đông Âu.
Trong đó, ở châu Á, phía Mỹ cho rằng, một số nước đã nắm vững chu trình phức tạp phát triển kinh tế cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng nhanh nhất trong thập kỷ tới, dẫn đầu là Trung Quốc, Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ.
Riêng ở Đông Phi là các nước Uganda, Tanzania và Mozambique, còn tại Đông Âu, Georiga, Lithuania, Belarus, Armenia, Latvia, Bosnia, Romania và Albania được đánh giá là những nước có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ những tiến bộ liên tục về kinh tế phức tạp. Bảng xếp hạng ECI 2022 của đơn vị nghiên cứu thuộc Havard cho thấy, Nhật Bản (2,27 điểm), Thụy Sĩ (2,17 điểm), Đức (1,96 điểm), Hàn Quốc (1,95 điểm) và Singapore (1,87 điểm) là 5 nước có mức tăng trưởng kinh tế được dự báo ổn định và nhanh nhất thế giới đến năm 2030.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chứng kiến lễ trao các thỏa thuận hợp tác giữa các doanh nghiệp, địa phương hai nước. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.06.2022
Việt Nam sẽ nằm trong top 30 nền kinh tế lớn nhất thế giới

“Kinh tế Việt Nam phục hồi ấn tượng”

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa đối thoại với doanh nghiệp Hàn Quốc. Cụ thể, ngày 30/7, lãnh đạo Chính phủ Việt Nam có cuộc đối thoại lần 2 với các đại diện doanh nghiệp Hàn Quốc, đối tác FDI lớn nhất tại Việt Nam.
Như Sputnik đề cập, Hàn Quốc hiện đang đầu tư ở 19/21 ngành kinh tế và 59/63 tỉnh, thành phố với 9.383 dự án đang hoạt động, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 79,8 tỷ USD vào Việt Nam. Tại cuộc đối thoại lần thứ hai này (lần đầu được tổ chức hồi tháng 9 năm 2021), Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam và các doanh nghiệp tiếp tục nêu 33 kiến nghị gửi Thủ tướng, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các nhà chức trách Việt Nam về ưu đãi thuế; quy hoạch điện, cơ chế thí điểm mua bán điện trực tiếp; khuyến khích đầu tư lĩnh vực năng lượng tái tạo và chiến lược, giải pháp để xây dựng, phát triển xe điện…
© TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với tổ chức, doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với tổ chức, doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.07.2022
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với tổ chức, doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam
Các doanh nghiệp Hàn Quốc đặc biệt quan tâm đến thủ tục hành chính liên quan giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng, nhập khẩu thiết bị sản xuất chất bán dẫn đã qua sử dụng, việc phân phối bán các bản ghi âm, ghi hình tại Việt Nam và các hạn chế về đầu tư nước ngoài với ngành công nghiệp văn hóa. Đại sứ Hàn Quốc Park Noh-wan đánh giá cao việc lãnh đạo Chính phủ “tiếp thêm sức mạnh” cho các doanh nghiệp gặp khó khăn bằng những sự hỗ trợ thiết thực. Phía Hàn Quốc cũng đặc biệt ấn tượng với quá trình “bật dậy” hậu Covid-19 của Việt Nam, với nền kinh tế đang phục hồi nhanh chóng, các chuyên gia kinh tế đánh giá Việt Nam sẽ dễ dàng đạt mức tăng trưởng 6% trong năm nay, đồng thời đủ khả năng giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và tỷ giá, thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu, ngay cả khi kinh tế thế giới bất ổn, chuỗi cung ứng toàn cầu bị ảnh hưởng. Việt Nam và Hàn Quốc đang kỳ vọng kim ngạch thương mại hai chiều có thể đạt 100 tỷ USD vào năm nay, sớm hơn mốc thời gian đã đặt ra là năm 2023.

“Việt Nam chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày nay”

Phát biểu tại cuộc đối thoại, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan chức năng, địa phương tiếp thu, sớm đưa ra biện pháp xử lý cụ thể những vấn đề mà doanh nghiệp Hàn Quốc đề cập. Thủ tướng nhắc lại, Việt Nam là một dân tộc yêu chuộng hòa bình, có lịch sử hào hùng đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước, có nền văn hóa lâu đời, phong phú, đa dạng, có nhiều nét tương đồng với nền văn hóa Hàn Quốc.
“Con người Việt Nam cần cù, bản lĩnh, sáng tạo, thân thiện và mến khách, càng khó khăn, thách thức lại càng nỗ lực vươn lên, vượt qua, khẳng định và trưởng thành”, - ông Phạm Minh Chính khẳng định.
Việt Nam tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tức đầu tư, kinh doanh theo quy luật thị trường, theo quy luật cung-cầu nhưng có sự can thiệp của Nhà nước khi cần thiết, và quan điểm xuyên suốt là lấy con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, động lực, nguồn lực cho sự phát triển.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ công bố khởi động thảo luận Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương  - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.06.2022
IPEF có giúp Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn thứ 20 thế giới?
“Việt Nam phát huy tối đa trí tuệ, tài năng, phẩm chất, đạo đức của con người Việt Nam, không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, an sinh xã hội, môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần”, - người đứng đầu Chính phủ tuyên bố.
Thủ tướng Chính cũng nêu rõ, Việt Nam quyết tâm xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao, đủ sức chống chịu với những biến động bên ngoài, gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả, lấy nội lực là cơ bản, chiến lược, quyết định, lâu dài, ngoại lực là quan trọng, đột phá, tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược về thể chế, nhân lực và hạ tầng.
“Sau hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”, - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh và dẫn chứng, quy mô nền kinh tế Việt Nam năm 2021 đạt khoảng 370 tỷ USD, là nền kinh tế lớn thứ 4 Đông Nam Á; thu nhập bình quân đầu người hơn 3.700 USD; quy mô thương mại đạt 670 tỷ USD, thuộc nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.
Thủ tướng đánh giá cao sự ủng hộ, đoàn kết, đồng hành của Hàn Quốc, các doanh nghiệp và cho biết, Việt Nam xác định khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi và thời cơ.
“Nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên số 1 hiện nay là tiếp tục kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, chống suy thoái, thúc đẩy phục hồi, tăng trưởng kinh tế, ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân”, - ông Chính bày tỏ.

Thủ tướng: Sớm đưa Việt Nam thành trung tâm trong chuỗi giá trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Hàn Quốc đã tiến hành đầu tư tại Việt Nam như: Samsung, LG, Hyosung, Hanwha, Hyundai, Tập đoàn CJ, Lotte... Riêng Tổ hợp Samsung điện tử Việt Nam có tổng vốn đầu tư khoảng 20 tỷ USD, thu hút trên 125 nghìn lao động, chiếm 0,8% tổng lao động làm việc trong DN cả nước. Trong năm 2021, Samsung điện tử Việt Nam tạo ra 1,7 triệu tỷ đồng doanh thu; chiếm tỷ trọng 13,6% trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp.
Lãnh đạo Chính phủ cho biết, Hàn Quốc là nền kinh tế lớn, có ảnh hưởng quan trọng ở châu Á, là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên hầu hết các lĩnh vực. Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển nhanh, năng động, với gần 100 triệu dân, có vai trò quan trọng trong khu vực ASEAN và Đông Á; đầu tư vào Việt Nam cũng là tiếp cận với thị trường ASEAN rộng lớn với hơn 600 triệu dân. Hai nước đang trong quá trình phê chuẩn Hiệp định RCEP và cùng hướng tới mục tiêu đạt kim ngạch thương mại hai chiều ở mức 100 tỷ USD vào năm 2023 và 150 tỷ USD vào năm 2030.
Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Ba Vì nỗ lực ổn định sản xuất, khắc phục khó khăn do giá nhiên liệu tăng cao và dịch COVID-19. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.07.2022
Tương lai xán lạn của nền kinh tế Việt Nam
“Chúng tôi luôn coi Hàn Quốc là đối tác chiến lược quan trọng hàng đầu và lâu dài; mong muốn cùng Hàn Quốc làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hai nước với trụ cột và động lực quan trọng là hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư”, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết và coi đây là động lực hướng đến nâng tầm quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc lên tầm “đối tác chiến lược toàn diện”.
Thủ tướng cam kết Việt Nam tạo mọi điều kiện để có môi trường thuận lợi, an toàn, minh bạch cho các doanh nghiệp Hàn Quốc, cũng như các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư lâu dài tại Việt Nam với tinh thần bình đẳng, cùng phát triển, cùng có lợi, cùng có trách nhiệm với xã hội, người lao động, bảo vệ môi trường. Đồng thời, Việt Nam mong muốn sẽ có thêm nhiều dự án hợp tác, đầu tư của Hàn Quốc thuộc lĩnh vực công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển (như công nghệ số, điện tử, năng lượng tái tạo, phát triển cơ sở hạ tầng...). Trong đó, ông Chính lưu ý đến các dự án có sự lan tỏa, cam kết hợp tác, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị (tăng nhanh hơn nữa tỉ lệ nội địa hóa và nâng cao phần giá trị gia tăng của Việt Nam, bảo đảm hài hòa hơn nữa lợi ích của hai bên trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam), thúc đẩy kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của Việt Nam.
“Chúng tôi kỳ vọng các doanh nghiệp Hàn Quốc tăng cường sự liên kết, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng sản xuất, góp phần đưa Việt Nam sớm trở thành một trung tâm trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu”, - Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ.
Việt Nam là đối tác kinh tế lớn nhất của Hàn Quốc tại ASEAN, 30% đầu tư Hàn Quốc vào ASEAN hướng vào Việt Nam; kim ngạch thương mại Việt Nam - Hàn Quốc tương đương 50% tổng kim ngạch thương mại giữa Hàn Quốc và ASEAN. Giai đoạn vừa qua, hai nền kinh tế đã bổ trợ rất tốt cho nhau.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала