Ngân hàng Nhà nước tỏ thái độ cứng rắn trước việc nới 'room' tín dụng

© Ảnh : Dương Văn Giang - TTXVNThủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc lấy ý kiến hoàn thiện Đề án ổn định kinh tế vĩ mô
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc lấy ý kiến hoàn thiện Đề án ổn định kinh tế vĩ mô - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.08.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Theo thông báo mới nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc điều hành chính sách tín dụng trong thời gian vừa qua, NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2022 khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.
Theo cơ quan quản lý, tỷ lệ 14% này được đưa ra dựa trên tăng trưởng thực tế năm 2021 ở mức 13,61% và năm 2020 là 12,17%. Bên cạnh đó, chỉ tiêu này còn được xây dựng dựa trên mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6-6,5%; lạm phát khoảng 4% và dự toán ngân sách Quốc hội giao.
Trong quá trình điều hành, NHNN luôn cập nhật và bám sát diễn biến lạm phát, tăng trưởng GDP, tình hình kinh tế trong, ngoài nước, tiến độ xây dựng, thực hiện đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội…
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.05.2022
Ngân hàng Nhà nước: Siết tín dụng để hạn chế đầu cơ
Theo định hướng này, NHNN đã phân bổ chỉ tiêu tín dụng cho từng tổ chức tín dụng. Trong đó, điều kiện phân loại hạn mức với từng tổ chức được đưa ra dựa trên kết quả xếp hạng theo các tiêu chí và chấm điểm tại Thông tư 52/2018. Các tiêu chí này bao gồm vốn; chất lượng tài sản; quản trị điều hành; kết quả hoạt động kinh doanh; khả năng thanh khoản và mức độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường.
Theo số liệu đến cuối tháng 6, dư nợ tín dụng trong lĩnh vực bất động sản của toàn ngành ngân hàng đã đạt trên 2,36 triệu tỷ đồng, tăng 14,07% so với cuối năm 2021 và cao hơn nhiều so với mức tăng chung toàn ngành.
Trong đó, tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 8,19%, chiếm 33%; tín dụng bất động sản phục vụ mục đích tự sử dụng tăng 17,2%, chiếm 67% dư nợ lĩnh vực bất động sản.
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.07.2022
Nước cờ khôn ngoan của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Dựa vào số liệu này, NHNN cho biết do các tổ chức tín dụng tăng tín dụng quá nhanh trong 6 tháng đầu năm. Việc từ chối cho vay đối với khách hàng không hẳn là do hết room mà còn có thể do phải đảm bảo các tỷ lệ an toàn, hoặc một số ngân hàng xếp hạng thấp không được tăng trưởng tín dụng cao...
“Với bản chất hoạt động ngân hàng chủ yếu tập trung cho vay ngắn hạn, cho vay bổ sung vốn lưu động thì thường xuyên có nguồn thu nợ, cho vay. Tuy nhiên, một số tổ chức tín dụng chủ yếu cho vay trung dài hạn, tập trung vào lĩnh vực bất động sản thì thời gian quay vòng vốn chậm, không thu hồi được nợ nhanh, nên dẫn đến hết dư địa tăng trưởng tín dụng”, NHNN lý giải.
Do đó, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, NHNN đã triển khai đồng bộ các giải pháp, chính sách nhằm kiểm soát chặt chẽ tín dụng chảy vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro thời gian qua, thông qua việc thường xuyên rà soát, hoàn thiện văn bản về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là tín dụng bất động sản.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала