Việt Nam là nhà đàm phán đáng kinh ngạc, Mỹ hy vọng Hà Nội ‘chơi hết mình’ với IPEF

© Ảnh : The Asia Group Chuyên gia ngoại giao Hoa Kỳ Jim Loi
Chuyên gia ngoại giao Hoa Kỳ Jim Loi - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.08.2022
Đăng ký
Theo chuyên gia ngoại giao Hoa Kỳ Jim Loi, Việt Nam là nhà đàm phán với nhiều kinh nghiệm tinh tế, chuyện thương thảo gia nhập Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF) theo sáng kiến của Tổng thống Joe Biden không phải điều gì quá khó khăn.
Ông Jim Loi cũng cho biết, Mỹ kỳ vọng Việt Nam sẽ tham gia vào cả 4 trụ cột của Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Doanh nghiệp Mỹ và thế giới có niềm tin sâu sắc ở Việt Nam

Trao đổi với báo chí về khả năng Việt Nam tham gia vào Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cũng như trở thành sợi dây gắn kết chặt chẽ giữa Hoa Kỳ với các nước trong khu vực, chuyên gia Jim Loi của Tập đoàn châu Á, nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã chia sẻ nhiều vấn đề đáng quan tâm.
Cả Việt Nam cũng như khối ASEAN đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ, do đó, theo ông Jim Loi, ông có niềm tin rất sâu sắc với Việt Nam, nhất là vào vị thế, uy tín, tiếng nói ngày càng tăng của đất nước này.
Theo lãnh đạo tập đoàn châu Á, thực tế, Việt Nam cũng là một trong những nước nhận được nhiều nguồn đầu tư nhất từ Mỹ.
“Chúng ta thường hay nhắc đến trao đổi thương mại giữa hai nước, nhưng bạn biết đấy, thương mại thì thay đổi rất nhanh. Khi có một nhà cung cấp khác tốt hơn, rẻ hơn thì khách hàng sẽ không tiếp tục hợp tác với chúng ta nữa. Tuy nhiên, đầu tư thì khác, một khi đã quyết định đầu tư vào đâu thì bạn không thể nhanh chóng thay đổi suy nghĩ được”, - chuyên gia lý giải sự lựa chọn đầu tư vào Việt Nam của Chính phủ và các doanh nghiệp Hoa Kỳ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ công bố khởi động thảo luận Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương  - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.06.2022
IPEF có giúp Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn thứ 20 thế giới?
Chuyên gia ngoại giao Mỹ trong cuộc trao đổi với báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) cũng đánh giá cao việc hiện Chính phủ Việt Nam đang có cách tiếp cận rất chiến lược để thu hút các công ty của Mỹ và các nước khác để đến đầu tư và thực sự đạt được nhiều thành công tại đây.
“Chúng ta có thể thấy không chỉ có doanh nghiệp Mỹ ở thị trường này mà còn có nhiều doanh nghiệp từ các nước khác như Hàn Quốc, Nhật Bản”, - Jim Loi nhấn mạnh.
Ngoài ra, theo nhà ngoại giao Hoa Kỳ, vì thâm hụt thương mại, Việt Nam hiện đang xuất siêu sang Mỹ, nên các doanh nghiệp cũng mong muốn thời gian tới có thể đẩy mạnh xuất khẩu thêm nhiều hàng hoá sang Việt Nam.
Ở đây, cũng cần nhấn mạnh đến vai trò của lĩnh vực kinh tế tư nhân, làm sao để thúc đẩy sự hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Mỹ kỳ vọng Việt Nam tham gia đủ 4 trụ cột của IPEF

Ý tưởng về IPEF lần đầu tiên được Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đưa ra tại Hội nghị cấp cao Đông Á hồi tháng 10 năm 2021.
Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF), này không chỉ là một sáng kiến kinh tế do chính quyền Biden – Harris dẫn đầu, tập trung vào các vấn đề mà những Hiệp định thương mại truyền thống chưa giải quyết được mà còn đóng vai trò then chốt trong chiến lược của Mỹ nhằm gắn kết với Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Xét về góc độ kinh tế, IPEF, theo các chuyên gia, sẽ tạo ra không gian tự do, rộng mở, phát triển bền vững và tạo điều kiện cơ hội cho tất cả các nước cùng hợp tác – điều này, theo cựu Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh, là “mẫu số chung nhất cho hòa bình và thịnh vượng”.
Trả lời cho câu hỏi Mỹ kỳ vọng gì khi Việt Nam tham gia vào khuôn khổ hợp tác IPEF, ông Jim Loi nhận định, mong muốn của Mỹ là Việt Nam sẽ tham gia hết sức mình vào IPEF.
Cờ của Trung Quốc và Hoa Kỳ tại lễ khai mạc Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ-Trung tại Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.06.2022
Trung Quốc thắng Mỹ tại IPEF
Theo nhà ngoại giao Hoa Kỳ, tới thời điểm này, các thành viên đều chưa công bố là họ sẽ tham gia các trụ cột nào trong IPEF, nên điều đầu tiên mà Mỹ kỳ vọng sẽ là Việt Nam tham gia vào cả 4 trụ cột trong IPEF.
Trong đó, 4 lĩnh vực cực kỳ quan trọng được nói đến là việc thiết lập các quy tắc mới cho thương mại và nền kinh tế kỹ thuật số, thúc đẩy hợp tác trên chuỗi cung ứng, thiết lập các cam kết mới về biến đổi khí hậu và nỗ lực ngăn chặn rửa tiền, hối lộ.
“Tôi tin Việt Nam có vai trò then chốt và có thể đóng góp rất tốt cho cả 4 trụ cột này”, - ông Jim Loi nói.
Chuyên gia này dẫn chứng, chẳng hạn như về trụ cột kinh tế số, Việt Nam hiện có kinh tế số rất phát triển. Trên thực tế, Việt Nam có rất nhiều sản phẩm số đã được xuất khẩu sang các thị trường khác.
Hay với trụ cột về chuỗi cung ứng, Việt Nam cũng được hưởng lợi từ xu hướng các doanh nghiệp chuyển dịch chuỗi cung ứng từ Trung quốc sang Việt Nam.
“Do đó, các bạn có khả năng đóng góp vào các cuộc bàn luận để xây dựng chuỗi cung ứng với sức chống chịu cao”, - Giám đốc Tập đoàn châu Á nêu quan điểm.
Liên quan đến lĩnh vực năng lượng sạch, Việt Nam cũng đang trong quá trình chuyển đổi và cân nhắc lựa chọn các loại hình năng lượng xanh phù hợp.
“Khi bàn về năng lượng gió, mặt trời hay khí đốt, tôi tin Việt Nam có thể là một tiếng nói rất quan trọng”, - chuyên gia kỳ vọng.
Trong khi đó, các thành viên IPEF khác như Ấn Độ, Fiji, Malaysia hay Indonesia đều gặp vấn đề về chuyển đổi năng lượng thì Việt Nam với kinh nghiệm của mình hoàn toàn có thể đóng góp chia sẻ ý kiến với các nước tham gia IPEF.

Việt Nam là nhà đàm phán có nhiều kinh nghiệm tinh tế

Đánh giá về việc Việt Nam hiện vẫn đang trong quá trình thảo luận để chuẩn bị cho đàm phán chính thức Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF), những thuận lợi, khó khăn hay thách thức nào đang chờ đợi, ông Jim Loi cho rằng, triển vọng hiện nay là rất lớn.
Theo nhà ngoại giao Mỹ, ông không thấy Việt Nam có bất kỳ điểm yếu hay bất lợi nào trên bàn đàm phán IPEF.
Chưa kể, không nên quên rằng, Việt Nam có rất nhiều kinh nghiệm về đàm phán tham gia các Hiệp định thương mại tự do như CPTPP, các Hiệp định thương mại tự do ASEAN, hay Hiệp định thương mại tự do với châu Âu.
“Việt Nam là nhà đàm phán với nhiều kinh nghiệm tinh tế”, - ông Jim Loi khẳng định và cho rằng, điểm bất lợi nhất sẽ chỉ là nếu Hà Nội từ chối không tham gia bàn đàm phán mà thôi.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao bà Lê Thị Thu Hằng - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.05.2022
Quan điểm của Việt Nam về IPEF
IPEF được nhiều người gợi nhớ đến TPP mà Mỹ đã rút khỏi cách đây 5 năm. Tuy nhiên, trên thực tế, chính quyền Hoa Kỳ nêu sáng kiến này nhằm củng cố mối quan hệ với các nước, kêu gọi các bên tham gia vào các vấn đề kinh tế và thương mại quan trọng mà khu vực cùng quan tâm, nhất là việc xây dựng bền chắc chuỗi cung ứng toàn cầu có khả năng chống chọi với các thách thức cú sốc tương tự như Covid-19.
Cần lưu ý rằng, Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF) không phải là một hiệp định thương mại tự do. Không có cơ hội tiếp cận thị trường hoặc ưu đãi cắt giảm thuế quan nào được đưa ra, mặc dù các chuyên gia kinh tế cho rằng IPEF có thể mở đường cho các giao dịch thương mại. Bên cạnh đó, đây cũng không phải là một hiệp ước an ninh. Do đó, các nước không cần phải quá quan trọng hóa vấn đề “được – mất” khi tham gia IPEF, theo chính quyền Hoa Kỳ.
Trước mắt, theo sáng kiến IPEF, Hoa Kỳ sẽ hợp tác với 12 quốc gia ban đầu gồm các thành viên của Bộ tứ Quad là Australia, Ấn Độ và Nhật Bản. Khuôn khổ cũng bao gồm nhiều nước khác như 7 quốc gia ASEAN gồm Việt Nam, Brunei, Fiji, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, cũng như Hàn Quốc và New Zealand.
Tổng thống Joe Biden khi nói về IPEF đã ví von rằng, tương lại ền kinh tế thế giới thế kỷ 21 này sẽ được viết nên bởi phần lớn các nước Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (trong đó có Việt Nam) và Mỹ chỉ đang nỗ lực tăng cường quan hệ với các đồng minh, đối tác vì mục tiêu tăng cường thịnh vượng chung.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала