Thu nhập của giảng viên đại học Việt Nam tăng lên hơn 300 triệu đồng

© Ảnh : Lê Thanh Tùng - TTXVNHội nghị Tự chủ Đại học năm 2022
Hội nghị Tự chủ Đại học năm 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.08.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Được coi là giải pháp đột phá trong chiến lược nhằm thay đổi chất lượng giáo dục đại học, hệ thống đại học Việt Nam đã có 8 năm thực hiện tự chủ. Hội nghị tự chủ đại học năm 2022 nhằm đánh giá những kết quả đạt được và bài học thực tiễn để tiếp tục giai đoạn mới.
Báo cáo của Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) cho thấy từ 2018 đến 2021, tổng thu của các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) tự chủ đa phần tăng lên; tổng thu ngoài ngân sách nhà nước (NSNN) cấp chi thường xuyên cũng tăng thêm; thu nhập bình quân của giảng viên và cán bộ quản lý tăng mạnh.
Cụ thể, thu nhập bình quân tăng 20,8% đối với giảng viên và 18,7% đối với cán bộ quản lý. Trong đó số giảng viên có thu nhập trên 200 triệu đồng/năm tăng từ 19,4% lên 31,3%; thu nhập trên 300 triệu trở lên tăng từ 0,7% lên 5,9% sau 3 năm thực hiện tự chủ (2018-2021).
Trong tốp 5 trường đại học có tổng thu trên 1 nghìn tỷ/năm có 2 trường ĐH tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP và 3 trường tư thục tự chủ (Trường ĐH FPT, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Văn Lang, Trường ĐH Kinh tế TPHCM, Trường ĐH Công nghệ TPHCM).
Học sinh lớp 12 Trường THPT Trần Văn Lan (huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định) ôn tập chuẩn bị bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.08.2022
Vụ thí sinh ngủ quên bị 0 điểm: Giám thị có thể linh động?
Trong tốp 10 trường tham gia khảo sát có tổng thu cao nhất, có 5 trường ĐH thí điểm tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP23 (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế TP HCM, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Trường ĐH Công nghiệp TP HCM, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM); 1 trường ĐH công lập tự chủ (Trường ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TPHCM) và 4 trường ĐH tư thục.
Có 14 trường trong danh sách các trường thí điểm tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP trong danh sách 30 trường có tổng thu cao nhất năm 2021.
Bên cạnh đó, theo báo cáo của Bộ GD-ĐT đã có 142/232 trường đại học đủ điều kiện tự chủ theo quy định của Luật giáo dục đại học (được sửa đổi, bổ sung năm 2018). Tới nay có 32,7% trường đại học tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; 13,7% trường đảm bảo chi thường xuyên.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu ý kiến.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.07.2022
Vừa hoàn thành lộ trình tăng học phí, Bộ Giáo dục lại đề xuất miễn học phí
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng tự chủ đại học là một cơ chế mới, phức tạp, cần đồng bộ của nhiều yếu tố, nhiều khâu, nhiều hoạt động, vì vậy trong quá trình triển khai thời gian qua vẫn có những vướng mắc, còn bộc lộ những hạn chế, khó khăn, và đó cũng là điều khó tránh khỏi.
Trong đó có những vướng mắc do hệ thống các văn bản pháp luật làm nền tảng cho việc triển khai còn những điểm chồng chéo, thiếu đồng bộ và nhất quán. Vì vậy, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng cần hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan tới tự chủ đại học để khắc phục vấn đề này trong lộ trình tiếp theo
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала