Việt Nam giúp Nga xích lại gần ASEAN hơn bao giờ hết

© Dịch vụ báo chí của Bộ Ngoại giao Liên bang Nga / Chuyển đến kho ảnhChuyến thăm của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tới Campuchia
Chuyến thăm của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tới Campuchia - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.08.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Việt Nam là nước đầu tiên làm cầu nối cho Nga tham gia vào Hội nghị Cấp cao Đông Á và Diễn dàn Khu vực của ASEAN. Trong bối cảnh tình hình căng thẳng chính trị ngày càng gia tăng, Việt Nam vẫn phát huy vai trò “trung gian thực tâm” của mình trong việc đưa Nga xích gần hơn với khu vực Đông Nam Á và Châu Á-Thái Bình Dương.
Trải qua 55 năm xây dựng và phát triển, ASEAN ngày nay là một trong những tổ chức khu vực quan trọng, có uy tín, thành công trên thế giới, là ngôi nhà chung gắn bó hơn 650 triệu người dân Đông Nam Á.
Sự ra đời của ASEAN cách đây 55 năm đã phản ánh nguyện vọng chung của nhiều quốc gia trong khu vực về hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển. Vượt qua thăng trầm, thích ứng với những thay đổi của thế giới và khu vực, ASEAN ngày càng phát triển, hoàn thiện về nhiều mặt.
Chia sẻ với Sputnik nhân dịp kỷ niệm 55 năm thành lập ASEAN, Đại sứ Vũ Hồ, Quyền Trưởng SOM ASEAN khẳng định, bất chấp các khó khăn thách thức, trong hơn 5 thập kỷ qua ASEAN đã đạt được những thành tựu quan trọng trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN. Qua đó, khẳng định vai trò và giá trị chiến lược của các cơ chế do ASEAN dẫn dắt trong thúc đẩy đối thoại và hợp tác, tạo diễn đàn để các nước trao đổi quan điểm của nhau, góp phần nâng cao hiểu biết, thu hẹp khác biệt và thúc đẩy lòng tin.
Đặc biệt, việc hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 với ba trụ cột về an ninh-chính trị, kinh tế và văn hóa-xã hội đã nâng tiến trình hợp tác, liên kết khu vực lên tầm cao mới vì hòa bình, hợp tác và cùng phát triển thịnh vượng.
© AFP 2023 / Tang Chhin SothyNgoại trưởng Thái Lan Don Pramudwinai (trái) bắt tay Thủ tướng Campuchia Hun Sen (thứ 2 bên phải) trước Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn (giữa) và Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi (phải) sau lễ khai mạc lần thứ 55 Hiệp hội Đông Nam Á.
Ngoại trưởng Thái Lan Don Pramudwinai (trái) bắt tay Thủ tướng Campuchia Hun Sen (thứ 2 bên phải) trước Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn (giữa) và Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi (phải) sau lễ khai mạc lần thứ 55 Hiệp hội Đông Nam Á. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.08.2022
Ngoại trưởng Thái Lan Don Pramudwinai (trái) bắt tay Thủ tướng Campuchia Hun Sen (thứ 2 bên phải) trước Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn (giữa) và Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi (phải) sau lễ khai mạc lần thứ 55 Hiệp hội Đông Nam Á.

Việt Nam tích cực giúp Chủ tịch ASEAN 2022 vượt qua thách thức trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị

Ngày 5-8 vừa qua, tại Thủ đô Phnom Penh (Vương quốc Campuchia), Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55 (AMM-55) và các hội nghị liên quan đã khép lại với một loạt hoạt động diễn ra. Đây là lần đầu tiên Hội nghị AMM được tổ chức trực tiếp sau hơn 2 năm gián đoạn do dịch bệnh COVID-19. Điều này phản ánh mong muốn của các nước sớm nối lại trao đổi, hợp tác với khu vực, cho thấy vai trò của ASEAN tiếp tục được các nước ủng hộ và coi trọng.
Đây là dịp để các nước đánh giá lại toàn bộ tiến trình hợp tác của ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác trong năm qua, để từ đó cùng nhau đề ra định hướng tương lai sắp tới. Nội dung được trao đổi tại các hội nghị rất đa dạng, từ hợp tác ứng phó dịch bệnh, nâng cao năng lực y tế, thúc đẩy phục hồi, đến thương mại, đầu tư, ổn định chuỗi cung ứng, hợp tác tiểu vùng, kết nối.
Đặc biệt, theo đúng chủ đề “ASEAN Hành động: Cùng ứng phó các thách thức” các nước đã cùng thảo luận tăng cường phối hợp ứng phó với các thách thức đang đặt ra như biến đổi khí hậu, dịch bệnh và cạnh tranh các nước lớn.
Trước thách thức ASEAN phải đối mặt là cạnh tranh các nước lớn, Quyền Trưởng SOM ASEAN nhấn mạnh với Sputnik:

“Việt Nam đã cố gắng và đặc biệt cùng với Chủ tịch tìm cách diễn đạt và điều phối để mối quan hệ cạnh tranh được diễn ra lành mạnh và hướng tới xây dựng cộng đồng ổn định – hòa bình và phát triển, chứ không phải đối đầu và xung đột. Đồng thời, hỗ trợ Chủ tịch luân phiên có thể vượt qua những khác biệt về quan điểm giữa các nước nhằm giải quyết những khó khăn, như vấn đề Myanmar hay câu chuyện về Biển Đông, từ đó tạo ra sự đồng thuận trong ASEAN. Đặc biệt, điều này được thể hiện rõ qua tuyên bố của ASEAN trong những bất ổn tại eo biển Đài Loan”.

Nếu quan sát kỹ, có thể thấy ASEAN đã phản ứng rất nhanh và kịp thời trước diễn biến mới. Tuy nhiên, vẫn duy trì quan điểm cân bằng, trong đó có nhắc tới lợi ích cũng như trách nhiệm của các nước lớn, đó là duy trì ổn định thông qua đối thoại và trao đổi thẳng thắn.
Việt Nam cũng đã và đang tham gia hỗ trợ, hợp tác chặt chẽ với nước Chủ tịch nhằm hiện thực hóa các sáng kiến. Đó là xây dựng những đánh giá hợp tác của ASEAN trong thời gian qua và tầm nhìn của ASEAN trong giai đoạn tiếp theo. Cụ thể, là khôi phục lại kinh tế, hoạt động để cùng nhau phục hồi sau dịch bệnh.
Những đóng góp của Việt Nam tại Hội nghị AMM-55 vừa qua thể hiện qua sự tham gia tích cực, thẳng thắn, chân thành đối với tất cả khó khăn và thách thức, đưa Đông Nam Á trở thành khu vực của sự hợp tác, phát triển và tin cậy sau 55 hình thành và phát triển.
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại Campuchia - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.08.2022
Biển Đông
Việt Nam và ASEAN bàn về Biển Đông, bà Pelosi thăm Đài Loan: Tránh tính toán sai lầm
Trong suốt 27 năm kể từ khi gia nhập ASEAN, đóng góp và dấu ấn của Việt Nam đối với ASEAN là điều thấy rõ trên tất cả các phương diện. Với mục tiêu là xây dựng đoàn kết nội bộ của ASEAN, tạo dựng cho ASEAN một cách tiếp cận thống nhất, ứng xử linh hoạt nhưng cũng rất nhất quán trong quan hệ đối tác bên ngoài, tất cả những đóng góp của Việt Nam trong thời gian qua đều thể hiện bằng hành động chứ không đơn thuần là khẩu hiệu.

"Phương châm tham gia của Việt Nam là chủ động, tích cực và có trách nhiệm vào tất cả tiến trình khu vực. Đó là phương châm đúng đắn, tạo ra cho Việt Nam một hình ảnh vị thế, vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của ASEAN", Đại sứ Vũ Hồ nêu rõ với Sputnik.

Việt Nam giúp Nga xích lại gần ASEAN hơn bao giờ hết

Có thể thấy, ASEAN ngày càng khẳng định được uy tín, vị thế và vai trò trung tâm, quan hệ với các đối tác được mở rộng, thực chất và sâu sắc hơn, tranh thủ được sự ủng hộ sâu rộng, hiệu quả của quốc tế cho thúc đẩy phát triển, liên kết của ASEAN.
Đến nay, ASEAN có quan hệ đối tác đối thoại với 11 quốc gia, tổ chức quốc tế quan trọng (Nga, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, EU…). Nhiều quan điểm và quy định của ASEAN như Hiến chương ASEAN, Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC)… được cộng đồng quốc tế hoan nghênh, ủng hộ, từ đó thúc đẩy hợp tác và nâng tầm quan hệ với ASEAN.
Nói với Sputnik, Quyền Trưởng SOM ASEAN – Đại sứ Vũ Hồ chia sẻ quan điểm nhất thống, rằng dù cho dù đối tác đó có lớn mạnh đến đâu, đông dân đến đâu, quân sự mạnh đến đâu, quan hệ của ASEAN với các đối tác cố gắng xây dựng sự cân bằng trong tất cả các mối quan hệ. Sự cân bằng đó xây dựng trên sự hài hòa về lợi ích và chia sẻ trong trách nhiệm.
Qua đó, một lần nữa khẳng định với các nước đối tác rằng, hợp tác với ASEAN là đến với sự bình đẳng, được thể hiện trong việc tham gia có trách nhiệm, đặc biệt thể hiện qua Hiệp ước Thân thiện và Hơp tác ở các nước Đông Nam Á (TAC). Tất cả những chuẩn mực đó đã được quy định mong muốn các đối tác tuân thủ và tham gia bình đẳng trong tất cả các phương diện.
Logo ASEAN - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.08.2022
Quan hệ Nga - ASEAN là nhân tố quan trọng đảm bảo an ninh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
Trong suốt gần ba thập kỷ qua, Việt Nam với vai trò là một trong số các quốc gia giữ chức Chủ tịch luân phiên ASEAN đã không ngừng nỗ lực mở rộng mối quan hệ của Hiệp hội này đối với nhiều đối tác, đáng chú ý là việc nâng cao vị thế của Nga trong ASEAN. Hiện Moskva đang là Đối tác đối thoại toàn diện của ASEAN và đây là mối quan hệ này là quan hệ Đối tác chiến lược, dựa trên sự đối thoại và tham vấn ở tất cả các cấp, ngành.

“Riêng đối với Nga, có thể thấy rằng mối quan hệ của ASEAN với Nga đã tồn tại ít nhất gần ba thập kỷ nay. Việt Nam chính là nước bắc cầu cho Liên Bang Nga tham gia các hoạt động của ASEAN. Việt Nam chính là nước đầu tiên đề xuất và thúc đẩy Nga tham gia vào Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS). Trước đó vào năm 1994, khi chưa tham gia ASEAN, Việt Nam cũng là nước đầu tiên trong Diễn dàn Khu vực của ASEAN (ARF) đưa ra ý kiến, rằng Nga nên tham gia vào diễn đàn này”, Đại sứ Vũ Hồ khẳng định vai trò quan trọng của Việt Nam đối với quan hệ ASEAN-Liên Bang Nga.

Có thể khẳng định rằng, chính sự phát triển của ASEAN có sự đóng góp rất lớn của Việt Nam, điều đang làm cho vị thế của ASEAN được rộng mở trên thế giới.
Đáng nói, trong mối quan hệ Nga-ASEAN tất cả 10 quốc gia thành viên khối (bao gồm Brunei, Việt Nam, Indonesia, Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Singapore, Thái Lan và Philippines) đều có mối quan hệ hữu nghị với Nga. Đây được xem là điều hiếm có trong bối cảnh tình hình căng thẳng chính trị trên toàn cầu đang ngày một gia tăng.
Cờ các nước ASEAN - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.08.2022
Chuyên gia Campuchia giải thích việc ASEAN không muốn cô lập Nga
Là quốc gia có vị trí địa lý rất đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á cũng như khu vực Châu Á Thái Bình Dương, với tinh thần là phát huy tất cả thế mạnh của mình, từ thế mạnh về địa chính trị, địa kinh tế đến thế mạnh quan hệ của Việt Nam với các đối tác, Quyền Trưởng SOM ASEAN Việt Nam, Đại sứ Vũ Hồ một lần nữa nhấn mạnh, Việt Nam luôn sẵn sàng làm cầu nối đối tác với ASEAN và mong muốn các nước đối tác tin tưởng rằng, Việt Nam luôn dành cho các đối tác những ưu tiên nhất định, phù hợp với lợi ích của từng đối tác.
“Điều mà Việt Nam rất mong đợi và chờ đợi ở phía Nga là sự tham gia tích cực và tích cực hơn nữa trong các diễn đàn của ASEAN, mang tới cho ASEAN nhịp sống và nhiệt độ phù hợp với khu vực. Đồng thời, mong muốn Nga đề cao ý nghĩa, nguyên tắc của Hiệp ước Thân thiện và Hơp tác ở các nước Đông Nam Á (TAC). Đặc biệt, với tư cách là một trong những nước có vũ khí hạt nhân thuộc nhóm P5, chúng tôi mong muốn Nga sẽ cùng ASEAN tham gia và xây dựng khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân, chúng tôi đang chờ phía Nga cùng ASEAN tham vấn về vấn đề này”, vị Đại sứ bày tỏ mong muốn đối với Nga nói riêng.

Tăng cường phát triển văn hóa - du lịch giữa các nước ASEAN với Nga

Trong khuôn khổ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (08/8/1967 - 08/8/2022), ngoài các mục tiêu cốt lõi, Việt Nam vẫn luôn đồng hành cùng các nước ASEAN tạo nên không gian văn hóa tổng thể, hấp dẫn để mỗi người dân ASEAN, bạn bè quốc tế biết đến bản sắc ASEAN.
Đánh giá tiềm năng du lịch sau đại dịch giữa các nước ASEAN và ASEAN với quốc tế nói chung và Nga nói riêng, ông Neermal Shunmugam, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Malaysia tại Việt Nam nói với Spuntik:

“Chúng ta có rất nhiều việc phải làm, đặc biệt là đẩy mạnh hợp tác cũng như các sản phẩm du lịch. Ngoài ra, chúng ta có thể quảng bá thông tin tới người dân Việt Nam về Malaysia và ngược lại để người dân hai nước có thể hiểu thêm về nhau. Đối với du khách đến từ Nga hay các nước phương Tây, tôi chứng kiến sự tăng trưởng số lượng du khách đến Việt Nam nói riêng, cũng như các nước ASEAN nói chung. Đây là tín hiệu tốt đối với ngành du lịch khu vực khi mở cửa trở lại”.

Theo đúng đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng, Việt Nam tiếp tục cùng các nước ASEAN phát huy hơn nữa bản sắc, vai trò trung tâm của ASEAN, giữ vững đà hợp tác và liên kết khu vực, đồng thời định hướng phát triển cho Cộng đồng ASEAN trong giai đoạn mới.
Và với vai trò “trung gian thực tâm” cùng phương châm nhất quán, Việt Nam đã và đang kiên trì, nỗ lực bền bỉ đưa con tàu ASEAN vượt qua sóng gió và thách thức, khắc lên những dấu ấn thành công về xây dựng Cộng đồng ASEAN, đóng góp quan trọng vào hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала